“Ra dẻ” là một từ không còn xa lạ đối với người Việt Nam. Thế nhưng gần đây nó mới nóng rần rần thông qua các tập phát sóng của chương trình truyền hình thực tế 2 Ngày 1 Đêm (viết tắt là 2N1Đ). Cụ thể trong những tập phát sóng gần đây, diễn viên hài Lê Dương Bảo Lâm luôn có câu cửa miệng là “Sao hay ra dẻ quá”.
Câu nói được thốt lên kết hợp cùng với biểu cảm duyên dáng của anh chàng khi có thành viên trong nhóm “tự tin quá mức cho phép” trong lúc thực hiện trò chơi nhưng kết quả là thua thảm hại. Là một chương trình thú vị, vui nhộn nên 2N1Đ nhanh chóng được nhiều bạn trẻ đón nhận và câu nói trên của nam diễn viên cũng được gen Z học theo và sử dụng thường xuyên trên facebook, tiktok.
Xem thêm:
Trend “Bất ngờ chưa bà già”, “Hé lô bà già” khuấy đảo tiktok Nguồn gốc cụm từ “Nghệ cả củ” trên facebook và tiktok “Ủa gì dợ” bắt nguồn từ đâu mà xuất hiện ở nhiều bình luận trên facebook và tiktok
3. Cách dùng cụm từ “Sao hay ra dẻ quá” của gen Z
Nếu thời gian trước từ “ra vẻ” hay được sử dụng với mục đích mỉa mai tiêu cực thì hiện tại “sao hay ra dẻ quá” được gen Z sử dụng với nghĩa “chê” nhưng tích cực, vui nhộn. Ví dụ khi bạn thấy một ai đó cố tình làm những chuyện ngờ nghệch như đi dáng người mẫu siêu điệu nghệ sau đó vấp phải vỏ chuối rồi vấp ngã lăn ra đất thì bạn có thể để lại bình luận là “Sao hay ra dẻ quá”. Một số từ khác cũng được đi kèm theo với “ra dẻ” để thể hiện mức độ pha trò của nội dung như, “sao hay da dẻ quá”, “ra dẻ ít thôi”, “ra dẻ lắm”, “hay ra dẻ quá à” cũng được sử dụng.
4. Ảnh hưởng của cụm từ “Sao hay ra dẻ quá” trên facebook và tiktok
Từ khi được phát hiện và trở nên phổ biến, cụm từ “sao hay ra dẻ quá” đã được cộng đồng mạng thích thú bởi câu nói hết sức buồn cười và thú vị. Chính vì vậy khi nội dung mới có phần “làm màu” được đăng tải trên mạng xã hội, các từ như “da dẻ”, “hay ra dẻ quá trời”, “lại da dẻ”…lại xuất hiện.
Không dừng lại ở đó câu nói “sao hay ra dẻ quá” còn trở nên phổ biến hơn khi chính chủ của nó – diễn viên Lê Dương Bảo Lâm còn tung hẳn một MV mang tên “Sao hay ra dẻ quá” để hưởng ứng trend này cùng các bạn trẻ. Từ đó, đoạn remix của bản nhạc cũng được sử dụng rộng rãi trong các video “Tóp tóp”.
Xem thêm:
Nguồn gốc và ý nghĩa của cụm từ “Mận vải”, “Mãi mận” Ý nghĩa và nguồn gốc trend “Hảo hán” trên facebook, tiktok Dảk, Bủh, Lmao là gì? Trend “Dảk dảk bủh bủh lmao” có nghĩa là gì?
Một phiên bản cover “Sao hay ra dẻ quá” do ca nhạc sĩ Nguyễn Đình Vũ thể hiện
5. Có nên sử dụng cụm từ “Sao hay ra dẻ quá ” không?
Dạo một vòng tiktok hay facebook, bạn sẽ dễ dàng gặp cụm từ “Sao hay ra dẻ quá”. Tuy nhiên có nên sử dụng câu này hay không?
Cụm từ “Ra dẻ” ban đầu mang hàm ý tiêu cực chính vì thế bạn nên căn cứ vào nội dung, đề tài trước khi sử dụng. Gợi ý là bạn có thể dùng cụm từ này khi thấy bài viết hoặc video có nội dung pha trò, tấu hài.
Bạn cũng có thể sử dụng với hội bạn thân, em út trong nhà để cuộc nói chuyện trở nên “mặn” hơn. Nhưng với những người lớn tuổi hay người có tính cách nghiêm túc bạn không nên sử dụng chúng để tránh làm họ hiểu theo nghĩa tiêu cực.
Qua bài viết chúng tôi đã giải thích cho bạn nghĩa của cụm từ “Sao hay ra dẻ quá”. Hy vọng nó có thể giúp bạn hiểu thêm về thuật ngữ thú vị này và hãy nhớ cẩn trọng trước cách dùng từ nhé!
(Hình ảnh: internet)