Hậu quả của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống – những vấn đề đặt ra

Tảo hôn để lại hậu quả rất nguy hiểm. Trẻ em gái độ tuổi 15 có nguy tử vong do mang thai và sinh đẻ cao hơn so với phụ nữ trên 20 tuổi. Những đứa trẻ có mẹ dưới 18 tuổi thường còi, thấp, nhẹ cân, thiểu năng trí tuệ, dễ bị chết non, khuyết tật tạo ra gánh nặng cho xã hội. Phần lớn các cặp vợ chồng tảo hôn phải nghỉ học dẫn đến tình trạng thiếu kiến thức xã hội, ảnh hưởng đến trí tuệ và thể chất. Đồng thời tảo hôn làm mất cơ hội tìm việc làm, năng suất lao động, sản xuất thấp, kinh tế gặp khó khăn dẫn đến đói nghèo, nảy sinh mâu thuẫn trong gia đình; nhiều cặp vợ chồng phải chia tay sớm nên ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của trẻ em. Tảo hôn gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dân số.

Hôn nhân cận huyết thống gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Trước hết, hôn nhân cận huyết thống là trái với quy định của pháp luật. Do đó, các cặp hôn nhân không được pháp luật thừa nhận luôn có tâm lý mặc cảm, thiếu tự tin trong cuộc sống. Đứa trẻ sinh ra do hôn nhân cận huyết thống thường mắc các bệnh di truyền như: Bệnh tim mạch, mù màu, down (đao), bạch tạng, da vảy nến, đặc biệt là bệnh tan máu bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ; còi cọc, kém phát triển về chiều cao và cân nặng, giảm tuổi thọ,… Những đứa trẻ này gây tăng chi phí xã hội cho việc chăm sóc, điều trị các bệnh di truyền. Hôn nhân cận huyết thống ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng dân số, nguồn nhân lực, suy thoái nòi giống.

Tham Khảo Thêm:  Dàn diễn viên ‘Bên nhau trọn đời’ sau 8 năm

Cán bộ cấp xã tuyên truyền tác hại, hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Như vậy, hôn nhân cận huyết thống và tảo hôn gây ra hậu quả rất nghiêm trọng và tạo ra gánh nặng cho gia đình, xã hội, những người làm cha, làm mẹ và đặc biệt là những đứa trẻ được sinh ra. Sự tồn tại khó khăn, vất vả, không có tương lai của những đứa trẻ được sinh ra từ hôn nhân cận huyết thống, tảo hôn là do chính cha mẹ những đứa trẻ đó tạo nên. Do thiếu hiểu biết về pháp luật, về kiến thức khoa học nên những người tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tạo ra gánh nặng cho chính bản thân họ, gia đình và xã hội.

Để giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tiến tới không còn tảo hôn, hôn nhận cận huyết thống rất cần sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị – xã hội. Trong đó trách nhiệm của người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền các cấp nhất là cấp xã rất quan trọng. Trước hết, cấp uỷ đảng, chính quyền, đặc biệt là cấp xã cần xây dựng kế hoạch tuyên truyền phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho giai đoạn 2022-2025 và hằng năm; phấn đấu đến năm 2030 không còn tình trạng tảo hôn trên địa bàn. Thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống các cấp cần nâng cao trách nhiệm, hiệu quả hoạt động; chỉ đạo thành lập phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố.

Tham Khảo Thêm:  Chưng ra hay Trưng ra đâu là từ viết đúng chính tả?

Các cấp ủy, tổ chức đảng lãnh đạo, chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội, các cơ quan, đơn vị tại địa phương để nắm chắc tình hình, tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của các tầng lớp Nhân dân trong việc thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình. Cán bộ, công chức, viên chức cần đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ, tư vấn sức khỏe, trợ giúp pháp lý tại cộng đồng; từng bước nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, ngăn chặn và đẩy lùi tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội còn gặp nhiều khó khăn cần nắm chắc, dự báo tình hình; xây dựng mô hình gia đình, dòng họ, câu lạc bộ không tảo hôn, không hôn nhân cận huyết thống.

Các cơ quan chức năng đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền; xây dựng các thông điệp tuyên truyền ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ về phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Phát huy vai trò của các chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản, người uy tín trong cộng đồng, người có ảnh hưởng đến công chúng tham gia tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của các tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là thiếu niên về hậu quả, tác hại của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; lồng ghép nội dung chống tảo hôn vào sinh hoạt cộng đồng, lễ hội văn hóa, hương ước, quy ước và thiết chế văn hóa của cộng đồng, tiêu chuẩn thôn, bản, gia đình văn hóa.

Phối hợp xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình; làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu khi để xảy ra tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại địa phương; tăng cường xét xử lưu động các vụ liên quan đến tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân. Phát huy vai trò của đội ngũ công an xã trong việc bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở gắn với đấu tranh, ngăn chặn phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; kịp thời biểu dương, khen thưởng những cơ quan, đơn vị, cá nhân có những cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả trong công tác phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và phụ huynh trong việc quản lý, giáo dục học sinh. Phát huy vai trò đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín, thầy mo, thầy cúng trong công tác tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức rõ tác hại của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững. Trong đó quán triệt thực hiện tốt Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030” từ đó từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, dân trí cho Nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tham Khảo Thêm:  Cacbohidrat là gì? Định nghĩa, Tính chất, Ứng dụng và Cách điều chế

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP