Khác với kết thúc trong các bộ phim có cùng thể loại, Hạnh Phúc Máu nhận được sự quan tâm của khán giả khi không theo lối mòn cũ trong kết thúc phim, mà sử dụng những chất liệu hoàn toàn mới mẻ trong phim ảnh. Thậm chí, đây còn được đánh giá là một trong số những bộ phim hiếm hoi có kết thúc ngược nhưng lại rất thỏa mãn phần cảm xúc của người xem.
Đoạn kết phim “chuyển mình” khác biệt so với nhiều tác phẩm
Gia tộc Vương Đình mang trong mình thế giới niềm tin mù quáng về “Ơn trên” và áp đặt lên các thành viên, để rồi đến cuối cùng khi mọi thứ được làm sáng tỏ, khán giả lại bất ngờ với nguồn cơn của các tội ác. Và khi nhận thức được điều này, người xem lại lần nữa ngỡ ngàng khi đó không phải toàn bộ sự thật. Ẩn sau những gương mặt thánh thiện và yêu thương gia đình chính là hàng loạt những sự tính toán, mưu mô được che đậy một cách hoàn hảo.
Liên tục “lật mặt” đưa người xem đi từ sự bất ngờ này đến những ám ảnh khác, sau cùng thứ đọng lại không đơn thuần là sự bất lực của bà Hà Phương (NSND Kim Xuân), nụ cười điên dại của Thái Phong (Hữu Tài) hay gương mặt hiền lành của Vĩnh An (Dược sĩ Tiến), mà chính là việc sẽ không thể biết được phía trước sẽ còn những gì và ai mới là người đứng sau tất cả.
Nếu trước đó, trong nhiều tác phẩm thì việc lên án những điều tiêu cực và đề cao những giá trị nhân văn luôn là ưu tiên hàng đầu thì Hạnh Phúc Máu đã không đặt vấn đề này lên trên. Điều này đã mang đến cho người xem cảm giác mới lạ, đầy thú vị, đặc biệt là có thể tạo nên được hiệu ứng bàn luận về tính đúng sai trong câu chuyện.
Kết thúc phim cũng hoàn toàn không đi theo lối mòn cũ trong việc xây dựng cốt truyện. Cũng là sự méo mó về nhân cách nhưng lại xem đây là chất liệu để lý giải. Vẫn là một vụ án liên hoàn; tuy nhiên lại kết thúc bằng hành trình khám phá sự giằng xé nội tâm con người. Hạnh Phúc Máu khiến khán giả thỏa mãn trong việc lựa chọn kịch bản đi theo một hướng mới, thể hiện được “cái tôi” rất điện ảnh hiếm có của người làm phim.
Không có chi tiết ảo, càng không khắc họa rõ nét tình tiết phi lý sau mỗi câu chuyện, Hạnh Phúc Máu tạo dựng mọi thứ trên nền những chi tiết tâm linh hư cấu để từ đó giải quyết từng nút thắt cụ thể. Sử dụng cách kể khác để xoáy sâu vào “đức tin” về một thế giới hư ảo, những nghi thức cúng bài, sự hy vọng vào một cõi hư vô của con người nhưng cuối cùng lại uyển chuyển xem chúng như một chất liệu nói về lòng người.
Xóa bỏ ranh giới thiện – ác để viết nên đoạn kết cho Hạnh Phúc Máu
Xây dựng bầu không khí kinh dị nhưng lại đưa khán giả đến với loạt chi tiết tâm lý “nặng đô”, Hạnh Phúc Máu gây được hiệu ứng lớn trong việc tạo nên một kịch bản phim với tư duy hoàn toàn mới mẻ. Đặc biệt, phim khiến người xem không khỏi bất ngờ khi “chuyển mình” đi theo một con đường khác – Nơi ranh giới giữa thiện và ác không còn là quy định để xử lý kết thúc của bộ phim.
Hạnh Phúc Máu đã mang khán giả đến loạt tình tiết đầy bất ngờ, tưởng chừng là dễ đoán nhưng tất cả lại chỉ là sự “thao túng tâm lý” được tính toán từ trước. Đâu đó trong phần kịch bản phim cũng đã phản ánh rất rõ nét trong con người mỗi nhân vật, khán giả chỉ nhìn thấy những thứ họ thể hiện bên ngoài nhưng thế giới nội tâm vẫn mãi là ẩn số.
Phim không đi rõ trong việc phân tích nguyên nhân hay lý do tại sao các nhân vật trong trong phim lại có hành động tàn nhẫn và quyết liệt như vậy, mà tập trung vào quá trình thay đổi trong nhân cách của nhân vật. Sự sùng bái mù quáng của bà Phương, sự ích kỷ của Vĩnh An hay tư tưởng đầy tiêu cực của thế hệ trước đã vô tình dẫn đến sự méo mó trong tâm lý cho từng thành viên.
Ranh giới thiện và ác đều đã không tồn tại trong Hạnh Phúc Máu khi loạt chi tiết phim được khéo léo lý giải. Không thể phân định được hành động của bà Phương là đúng hay sai, cũng như khẳng định “trùm cuối” là đáng sợ bởi lẽ mỗi hành động bộc phát ra của từng nhân vật đều đến từ rất nhiều những nguyên nhân khác nhau. “Cái chết ngũ hành” với sự ra đi lần lượt của các thành viên trong gia đình đều có một động cơ riêng, thậm chí được xem như “món nợ” nhân quả mà họ phải trả sau những sai lầm của mình.
Việc xây dựng nên vô số chi tiết kinh dị với những ý nghĩa được cài cắm đầy tinh tế kết hợp với việc đi tìm sự thật, cũng như lý giải cho những cái chết liên hoàn đã mang đến bầu không khí kịch tính, đầy ma mị. Tuy nhiên, kết thúc phim lại không phải là một sự thật hay một vụ án tìm ra hung thủ, mà chính là một dấu chấm hỏi lớn cho một thứ đáng sợ hơn cả – Nội tâm con người.
“Người ta thường tin vào những lời bịa đặt hơn là sự thật” – Câu thoại kết thúc cho toàn bộ hạnh phúc “máu” của gia tộc Vương Đình, nơi mà sự giả dối đến cuối cùng vẫn tồn tại và sự thật mãi ngủ yên. Cảnh quay bà Phương giằng xé nội tâm của mình một cách đầy đau đớn khi biết tất cả sự thật nhưng lại bất lực trong chính bóng tối mà mình đã gây ra khiến khán giả không khỏi “dựng tóc gáy”.
Nỗi đau đó không đơn thuần có thể đo lường bằng sự trả giá cho tội ác, mà chính là sống trong những suy nghĩ và giằng xé về những điều bản thân đã làm. Điều này càng làm rõ hơn ranh giới giữa cái thiện và cái ác, không chỉ là việc bị cái ác bị trừng trị, đôi khi chính lòng trắc ẩn sâu bên trong lòng mỗi người mới thật sự là thứ hành hạ nội tâm của họ.