H2so4 ra so2 Phản ứng hóa học S + H2SO4 → SO2+ H2O

H2so4 ra so2 Phản ứng hóa học S + H2SO4 → SO2+ H2O

S + H2SO4 → SO2 + H2O là phản ứng hóa học thể hiện tính khử của huỳnh với axit sunfuric. Phương trình H2so4 ra so2 này sẽ xuất hiện nhiều trong nội dung Hóa học 10, cũng như các dạng bài tập. Mời các bạn cùng tham khảo nhé.

Mục lục ẩn
3 6. Bài tập vận dụng minh họa H2so4 ra so2

Lý thuyết phương trình H2so4 ra so2

1. Phương trình phản ứng H2SO4 ra SO2

2. Điều kiện để H2so4 ra so2

Nhiệt độ

Tham Khảo Thêm:  Cấu trúc looking forward và những lưu ý quan trọng

3. Cách tiến hành để H2so4 ra so2

Nhỏ từ từ H2SO4 đặc vào ống nghiệm đựng sẵn bột lưu huỳnh

4. Hiện tượng khi tiến hành để H2so4 ra so2

Chất rắn màu vàng Lưu huỳnh (S) tan dần và xuất hiện khí mùi hắc Lưu huỳnh dioxit (SO2) làm sủi bọt khí, các bạn học sinh phải hết lưu ý SO2 là một khí độc do đó trong quá trình làm thí nghiệm cần dùng bông tẩm kiềm tránh khí SO2 thoát ra ngoài.

5. Tính chất hóa học của lưu huỳnh

Nguyên tử S có 6e lớp ngoài cùng, trong đó có 2e độc thân.

– Khi tham gia phản ứng hóa học, số oxi hóa của lưu huỳnh có thể giảm hoặc tăng: −2; 0; +4; +6.

⟹ Lưu huỳnh có tính oxi hóa và tính khử.

a. Tính oxi hóa

Khi lưu huỳnh tác dụng với kim loại hoặc hiđro, số oxi hóa của lưu huỳnh từ 0 giảm xuống −2

S0 + 2e → S-2

S thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với kim loại và hidro.

  • Tác dụng với hiđro:

H2 + S → H2S (350oC)

Lưu huỳnh tác dụng với khí hiđro tạo thành khí hiđro sunfua.

  • Tác dụng với kim loại (có to, tạo sản phẩm có số oxh thấp của kim loại).

Fe + S overset{t^{o} }{rightarrow}FeS

Zn + S overset{t^{o} }{rightarrow}ZnS

Hg + S → HgS

(Thủy phân sunfua, phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường nên thường dùng S khử độc Hg)

Chú ý: Một số muối sunfua có màu đặc trưng: CuS, PbS, Ag2S (màu đen); MnS (màu hồng); CdS (màu vàng) → thường được dùng để nhận biết gốc sunfua.

– Muối sunfua được chia thành 3 loại:

+ Loại 1. Tan trong nước gồm Na2S, K2S, CaS và BaS, (NH4)2S.

+ Loại 2. Không tan trong nước nhưng tan trong axit mạnh gồm FeS, ZnS, …

+ Loại 3. Không tan trong nước và không tan trong axit gồm CuS, PbS, HgS, Ag2S, …

b. Tính khử

Khi lưu huỳnh phản ứng với phi kim hoạt động mạnh hơn, số oxi hóa của lưu huỳnh từ 0 tăng lên +4 hoặc +6.

S → S+4 + 4e

S → S+6 + 6e

  • Tác dụng với phi kim

S thể hiện tính khử khi tác dụng với 1 số phi kim và 1 số hợp chất có tính oxi hóa.

Tác dụng với oxi:

S + O2 overset{t^{o} }{rightarrow}SO2

S + F2 overset{t^{o} }{rightarrow}SF6

  • Tác dụng với các chất có tính oxi hóa mạnh (H2SO4, HNO3,…)

S + H2SO4 đặc overset{t^{o} }{rightarrow} 3SO2 + 2H2O

S + 4HNO3 đặc overset{t^{o} }{rightarrow} 2H2O + 4NO2 + SO2

Nội dung mở rộng H2so4 ra so2

Khí SO2 là gì?

Khí SO2 là sản phẩm chính khi đốt cháy lưu huỳnh. Đây là một hợp chất có tên gọi khác là lưu huỳnh đioxit. SO2 chất khí vô cơ không màu, nặng hơn không khí. Đây là một loại oxit axit, có điểm nóng chảy là -72,4 độ C và điểm sôi là – 10 độ C. Ngoài ra, khí này còn có khả năng làm vẩn đục nước vôi trong và làm mất màu dung dịch brôm và màu cánh hoa hồng.

Nguồn phát sinh khí SO2?

SO2 phát sinh khi đốt mọi thứ nguyên liệu hàng ngày (than đá, khí, gỗ và các chất hữu cơ khác như phân khô, rơm rác…). Khi nồng độ SO2 đạt đến 5 phần triệu thì các hội chứng bệnh lý ở người tiếp xúc bắt đầu xuất hiện.

Tham Khảo Thêm:  Chất Khí Nào Khi Ra Ngoài Bị Hóa Nâu Trong Không Khí

Tác hại của khí SO2?

Khí SO2 bị xem là một mối nguy hại đáng kể đối với môi trường. Có mặt trong khói thuốc lá, khí thải của các nhà máy, hệ thống lò sửơi, phương tiện giao thông… khí này gây ô nhiễm bầu không khí và là một trong những chất gây ra mưa axit làm ăn mòn công trình, phá hoại cây cối… Loại khí này gây khó thở, nóng rát trong mũi và cổ họng… là nguyên nhân của bệnh viêm phổi, viêm đường hô hấp, viêm mắt.

SO2 có thể kết hợp với các hạt nước nhỏ để tạo thành các hạt axít H2SO4 nhỏ li ti, xâm nhập qua phổi vào hệ thống bạch huyết. Trong máu, SO2 tham gia nhiều phản ứng hoá học để làm giảm dự trữ kiềm trong máu gây rối loạn chuyển hoá đường và protêin, gây thiếu vitamin B và C, tạo ra methemoglobine để chuyển Fe2+ (hoà tan) thành Fe3+(kết tủa) gây tắc nghẽn mạch máu cũng như làm giảm khả năng vận chuyển ôxy của hồng cầu.

Phòng tránh khí SO2 như thế nào?

Khu vực đun nấu cần thông thoáng và cải tiến bếp đun để có thể cháy triệt để nhiên liệu. Đặc biệt lưu ý đến nơi cư trú thuộc khu vực chịu ảnh hưởng của khói các nhà máy nhiệt điện dùng than đá hoặc dầu, khí, các lò gạch, lò gốm thủ công. Những vùng chịu tác động của khói lò các cơ sở sản xuất này là những nơi cư trú nguy hiểm.

Ngoài ra, hãy sử dụng máy lọc không khí BONECO để bảo vệ sức khỏe gia đình bạn khỏi những “gã khủng” gây ô nhiễm như SO2.

Máy lọc không khí BONECO P700 nâng niu sức khỏe gia đình bạn

6. Bài tập vận dụng minh họa H2so4 ra so2

Câu 1. Hơi thủy ngân rất độc, do đó nếu khi ta vô tình đánh rơi vỡ nhiệt kế thì chất bột được dùng để rắc lên thủy ngân rồi gom lại là:

A. Bột lưu huỳnh

B. Cát

C. Muối ăn

D. Vôi bột

Câu 2. Trong các phương trình dưới đây, phương trình nào S vừa đóng vai trò là chất khử vừa đóng vai trò là chất oxi hóa?

A. 4S + 6NaOH (đặc) 2Na2S + Na2S2O3 +3H2O

B. S + 3F2 SF6

C. S + 6HNO3 (đặc) H2SO4 + 6NO2 + 2H2O

D. S + 2Na Na2S

Câu 3. Lưu huỳnh có thể tồn tại ở những trạng thái số oxi hoá nào?

A. -2; +4; +5; +6

B. -3; +2; +4; +6.

C. -2; 0; +4; +6

D. +1 ; 0; +4; +6

Câu 4. Chất nào dưới đây được dùng để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm là

A. Na2SO3 và HCl

B. FeS2 và O2

C. S và O2

D. ZnS và O2

Câu 5. Kim loại nào dưới đây không phản ứng với H2SO4 đặc nguội?

A. Al

B. Cu

C. Zn

D. Ag

Câu 6. Số hiệu nguyên tử của lưu huỳnh là 16. Cho biết vị trí của lưu huỳnh trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?

A. Chu kì 3, nhóm VIA.

B. Chu kì 5, nhóm VIA.

C. chu kì 5, nhóm IVA.

D. chu kì 3, nhóm IVA.

Câu 7. Chúng ta đều biết hơi thủy ngân rất độc, vậy trong trường hợp ta làm vỡ nhiệt kế thủy ngân, chúng ta dùng chất gì rắc lên thủy ngân và gom lại?

A. Bột than.

Tham Khảo Thêm:  Lai phân tích là gì

B. Cát mịn.

C. muối hạt.

D. Lưu huỳnh.

Câu 8. Tính chất vật lí nào sau đây không phải là tính chất vật lí đặc trưng của lưu huỳnh?

A. chất rắn màu vàng.

B. không tan trong nước.

C. có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ sôi của nước.

D. tan nhiều trong benzen.

Câu 9. Dãy chất nào trong các dãy sau đây gồm các chất đều thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với SO2?

A. H2S, O2, nước brom

B. O2, nước brom, dung dịch KMnO4

C. Dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4

D. Dung dịch BaCl2, CaO, nước brom

Câu 10. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Ở nhiệt độ thường, H2S là chất khí không màu, có mùi trứng thối, rất độc.

B. Ở nhiệt độ thường, SO2 là chất khí không màu, mùi hắc, tan nhiều trong nước.

C. Ở nhiệt độ thường, SO3 là chất khí không màu, tan vô hạn trong nước.

D. Trong công nghiệp, SO3 là chất khí không màu, tan vô hạn trong nước.

Câu 11. Đun nóng 20 gam một hỗn hợp X gồm Fe và S trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp rắn A. Hòa tan hỗn hợp rắn A vào dung dịch HCl thu được 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí Y. Thành phần phần trăm khối lượng Fe trong X là

A. 28%

B. 56%

C. 42%

D. 84%

Câu 12. Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng O2 vừa đủ, thu được khí X. Hấp thị hết X vào 2 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch Y và 21,7 gam kết tủa. Cho Y vào dung dịch NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là

A. 23,2

B. 12,6

C. 18,0

D. 24,0

Câu 13. Khi nhỏ từ từ H2SO4 đậm đặc vào đường chứa trong cốc hiện tượng quan sát được là:

A. Sủi bọt khí, đường không tan.

B. Màu trắng của đường mất dần, không sủi bọt.

C. Màu đen xuất hiện và có bọt khí sinh ra.

D. Màu đen xuất hiện, không có bọt khí sinh ra.

Câu 14. Nung nóng 13,1 gam một hỗn hợp gồm Mg, Zn, Al trong không khí đến phản ứng hoàn toàn thu được 20,3 gam hỗn hợp gồm MgO, ZnO, Al2O3 Hoà tan 20,3 gam hỗn hợp oxit trên cần dùng V lít dung dịch HCl 0,4M. Tính khối lượng muối clorua tạo ra.

A. 45,05g

B. 46,5g

C. 43,36g

D. 45,85g

Câu 15. Cho m gam FeO tác dụng hết với H2SO4 đặc nóng (dư), thoát ra 0,112 lít (ở đktc) khí SO2 (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là

A. 7,2 g

B. 3,6 g

C. 0,72 g

D. 0,36 g

……………………..

Trên Toppy đã gửi tới bạn phương trình hóa học H2so4 ra so2. Với phương trình này, các em cần lưu ý viết và cân bằng phương trình một cách nhanh và chính xác nhất.

Mời các bạn tham khảo một số tài liệu liên quan:

  • so3 ra h2so4 | Cân bằng phản ứng SO3 + H2O → H2SO4
  • fe + h2so4 đặc nóng I Fe + H2SO4 → Fe2(SO4)3+ SO2 + H2O
  • So2 ra S | Cân bằng phản ứng SO2 + H2S → S + H2O
  • So2 ra So3 | Phản ứng hóa học SO2 + O2 → SO3

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP