Hàn Quốc: Con đường trở thành đất nước thịnh vượng

Thời kì đói nghèo

Sau chiến tranh Triều Tiên 1950-1943, Hàn Quốc là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Họ vẫn là một nước nông nghiệp, thường xuyên phải đối mặt với tình trạng đói kém do điều kiện thời tiết quá khắc nghiệt. Vì vậy chính phủ Hàn Quốc đã cho sản xuất mì gói để giúp người dân thoát đói. Những năm 1960 ở Hàn Quốc với nạn lạm phát gia tăng, giá gạo đội lên 60% còn dầu tăng 23% chỉ trong vòng bốn tháng, từ tháng 12 năm 1960 đến tháng 4 năm 1961, số người thất nghiệp lên đến khoảng hai triệu rưỡi và tỷ lệ tội phạm tăng gấp đôi. Trước tình hình này, tổng thống lúc bấy giờ của Hàn Quốc, ông Park Chung Hee đã đưa ra một loạt các chính sách nhằm thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển.

Hình ảnh Hàn Quốc những năm 1960 (Ảnh: Sưu tầm)

Sự chuyển mình kì diệu dưới tư tưởng của nhà lãnh đạo tài ba

Năm 1961, tổng thống Park Chung Hee đã từng nói với hàng nghìn sinh viên tại Đại học Seoul rằng: “Toàn dân Hàn Quốc phải thắt lưng buộc bụng trong vòng 5 năm, phải cắn rang vào mà làm việc nếu muốn được sống còn. Làm cách nào trong vòng 10 năm, chúng ta tạo được nển kinh tế đứng đầu ở Đông Á, và sau 20 năm, chúng ta sẽ trở thành cường quốc kinh tế trên thế giới. Chúng ta sẽ bắt thế giới phải ngưỡng mộ chúng ta. Hôm nay, có thể một số đồng bào bất đồng ý kiến với tôi. Nhưng xin đồng bào ấy hiểu cho rằng tổ quốc quan trọng hơn quyền lợi cá nhân. Tôi không muốn mị dân. Tôi sẽ cương quyết ban hành một chính sách khắc khổ. Tôi sẽ đem bắt bất cứ kẻ nào ăn cắp của công dù chỉ một đồng. Tôi sẵn lòng chết vì lý tưởng đã đề ra”.

Tổng thống Park Chung Hee (Ảnh: Sưu tầm)

Cụ thể, ông đã thực hiện chính sách toàn quốc thắt lưng buộc bụng, từ chính quyền đến dân chúng. Ông yêu cầu mỗi người làm việc nhiều, nhưng sống giản dị, hàng tuần phải nhịn ăn một bữa, không hút thuốc ngoại quốc, không uống cà phê. Đến cuối những năm1970, người dân Hàn Quốc tiếp tục dùng TV đen trắng dù đã sản xuất hàng loạt máy truyền hình màu để xuất cảng.

Năm 1963, Park Chung Hee tập trung xây dựng các tập đoàn kinh tế lớn (hay còn được gọi là chaebol) và các chính sách xuất khẩu. Đây là đòn bẩy giúp nền kinh tế cũng như nên công nghiệp Hàn Quốc trở nên thịnh vượng hơn bao giờ hết.

Tham Khảo Thêm:  Chi Phí Du Học Hàn Quốc Một Năm: Cần Chuẩn Bị Bao Nhiêu Tiền?

Khác với nhà cầm quyền tiền nhiệm, Park Chung Hee đã tái lập quan hệ bình thường với Nhật Bản, đất nước đã gây nhiều đau thương cho nhân dân Hàn Quốc. Việc làm này tuy đi ngược lại với mong muốn của đại đa số người dân nhưng đã đem lại nhiều lợi ích khi đã giải quyết được vấn đề trước mắt là xung đột giữa hai quốc gia và mở đường cho việc phát triển mậu dịch. Nhật Bản sau đó đã trở thành khách hàng lớn thứ nhì của Hàn Quốc, chỉ sau Hoa Kì.

Như vậy, sau gần 20 năm lãnh đạo đất nước, Park Chung Hee đã đưa Hàn Quốc thoát khỏi đói nghèo. Đây có thể coi là bước đầu tiên tiến tới sự phát triển của quốc gia này.

Hàn Quốc ngày nay

Hình ảnh Hàn Quốc ngày nay (Ảnh: Trường Sơn)

Trong lĩnh vực kinh tế, Hàn Quốc hiện đang là nền kinh tế lớn thứ ba Châu Á và thứ 13 trên thế giới. Ngoài ra, đất nước này đứng thứ 6 thế giới về dự trữ ngoại hối, và đứng thứ hai về ngành công nghiệp đóng tàu với hai nhà sản xuất bán dẫn hàng đầu là Samsung Electronics và Hynix chiếm gần 50% thị trường toàn cầu.

Về lĩnh vực văn hóa – xã hội, Hàn Quốc là một trong top 10 nước xuất khẩu văn hóa hàng đầu thế giới. Các bộ phim truyền hình và nền âm nhạc Hàn Quốc đã gặt hái được nhiều thành công khi được đón nhận nồng nhiệt tại nhiều quốc gia. Các ca sĩ, diễn viên, nhóm nhạc Hàn Quốc không chỉ là thần tượng của giới trẻ Việt Nam mà còn được yêu mến bởi giới trẻ toàn cầu. Ngoài ra, ẩm thực là một nét đẹp không thể không nhắc đến của Hàn Quốc. Những món ăn nổi tiếng như kimchi, kimbab, tteokbokki,…đã trở thành món ăn yêu thích của biết bao nhiều người dân trên toàn thế giới. Như vậy đủ thấy, văn hóa Hàn Quốc đã có bước phát triển xuyên biên giới.

Về lĩnh vực thể thao, Hàn Quốc đã có vị trí đáng nể trên bảng xếp hạng châu Á nói riêng và thế giới nói chung. Đội tuyển Hàn Quốc đã mang về nhiều thành tích to lớn cho đất nước. Hàn Quốc cũng đã đang cai tổ chức nhiều sự kiện thể thao lớn như Giải vô địch bóng đã thế giới 2002, Đại hộ thể thao Mùa đông Châu Á 1999,…

Về lĩnh vực quân sự, theo Global Fire Power, Quân đội Hàn Quốc có quân số thường trực khoảng 625.000 người. Trong đó lục quân có quân số 560.000 người, hải quân 70.000 người, không quân 65.000 người. Lực lượng dự bị khoảng hơn 3 triệu người. Trong bảng xếp hạng các quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh nhất thế giới, Hàn Quốc cũng lọt top 10 với vị trí thứ 7 toàn cầu và xếp vị trí thứ 3 châu Á.

Tham Khảo Thêm:  Nước Thụy Điển tiếng anh là gì? Sweden hay Swedish

Hàn Quốc xếp hạng trong những nước dẫn đầu về hệ thống giáo dục với chất lượng đào tạo tốt nhất ở tầm quy mô thế giới. Theo số liệu thống kê chính thức, năm 2010 Hàn Quốc có 3,2 triệu sinh viên đại học và 316 ngàn sinh viên sau đại học. Các đại học Hàn Quốc đã bắt đầu có được uy tín trên trường quốc tế. Đại học Quốc gia Seoul được xem là một trong những đại học hàng đầu của Á châu (đứng hạng 13) và trên thế giới (hạng 124, theo bảng xếp hạng của THES). Nhiều đại học khác như Hankuk, Chungnam, Chonbuk, Chonnam, Pusan, Sogang, Inha, v.v. cũng đã trở thành những trường đại học danh giá trên thế giới, thu hút nhiều sinh viên ngoại quốc đến theo học.

Đại học Korea

Truyền thông Hàn Quốc là một trong những ngành phát triển nhất và đóng vai trò rất lớn cho sự phát triển kinh tế quốc gia. Hiện nay Hàn Quốc có 399 tờ báo in, 301 kênh truyền thông, 68 kênh truyền hình, 233 kênh phát thanh, 34 bản tin thời sự truyền hình, 13 kênh phát thanh, 6 kênh truyền hình tổng hợp, trong đó có 2 kênh thời sự phát 24 giờ, 2.604 tờ báo mạng điện tử đang hoạt động. Hẳn không ai trong chúng ta còn xa lạ với những đài truyền hình lớn của Hàn Quốc như KBS, MBC, SBS, EBS,…

Đến và cảm nhận

Chuyến đi kiến tập tại Hàn Quốc của khoa Quan hệ quốc tế đã đem tới cho sinh viên cơ hội hiểu hơn về con đường “thay da đổi thịt” của quốc gia này. Tôi trầm trồ trước sự phát triển của đất nước họ, tôi yêu cách cư xử của con người họ đối với một người ngoại quốc, tôi say đắm bầu không khí trong lành, tôi thích thú được thấy các phương tiện giao thông di chuyển nghiêm chỉnh trên từng làn đường, tôi mê mẩn đi lại trên những con phố sạch bóng và tôi bị mê hoặc bởi những món ăn trên những quầy hàng tại chợ Myeongdong. Nhưng hơn hết, tôi ngưỡng mộ cách họ giữ gìn và phát triển từng nét đẹp của đất nước mình. Tôi thấy biết ơn biết bao khi được có cơ hội trải nghiệm một môi trường vô cùng văn minh như vậy trong nguyên một tuần lễ.

Trong chuyến đi này, chúng tôi được đến thăm đài truyền hình MBS, trường đại học Hankuk, làng cổ Hanok Bukchon, cung điện Kyung-bok, bảo tàng dân gian quốc gia Hàn Quốc, cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc – KOICA, núi Namsan và đảo Nami. Chúng tôi được học làm kimchi – món ăn không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người Hàn Quốc và được mặc thử trang phục truyền thống của họ – Hanbok. Điều đặc biệt là ở mỗi nơi chúng tôi dừng chân, tôi học được một điều mới.

Tham Khảo Thêm:  Đi du học Úc tốn bao nhiêu tiền? Tổng học phí và chí phí sinh hoạt

Cung điện Kyung-bok (Ảnh: Ánh Nguyệt)

Qua video giới thiệu về đài truyền hình MBS và lời chia sẻ từ người đại diện của họ, tôi hiểu được rằng chú trọng đầu tư về nội dung có tầm quan trọng vô cùng lớn đối với sự phát triển của ngành truyền hình và tại sao đất nước Hàn Quốc lại được biết đến rộng rãi đến vậy. Tới đại học Hankuk tôi thấy được chính phủ Hàn Quốc đề cao nền giáo dục ra sao khi họ dường như trang bị mọi thiết bị cần thiết để khơi dậy niềm yêu thích học tập cho sinh viên. Khi đi dạo dọc mọi con đường dốc ở làng cổ Hanok Bukchon, tôi thích thú vô cùng khi được cảm nhận sự thanh bình, mộc mạc của những ngôi nhà xưa ngay giữa lòng thủ đô nhộn nhịp Seoul. Thăm quan cung điện Kyung-bok và bảo tàng dân gian quốc gia Hàn Quốc tôi nhận thấy người dân xứ sở này có tình yêu dân tộc vô cùng lớn thông qua việc họ không ngừng thu thập, phục giữ và bảo tồn các giá trị dân gian truyền thống. Còn khi đến núi Namsan và đảo Nami tôi thán phục cách Hàn Quốc phát triển ngành du lịch của họ. Các địa điểm du lich của Hàn Quốc đều được quảng bá rất nhiều thông qua các phim điện ảnh, phim truyền hình hay các chương trình âm nhạc, giải trí giúp kích thích sự tò mò và háo hức từ du khách.

Một ngôi nhà tại làng cổ Hanok Bukchon

Hàn Quốc đã phải trải qua một giai đoạn khó khăn vươn lên từ một đất nước nghèo khó để đạt đến sự lớn mạnh như ngày hôm nay. Sự thành công của Hàn Quốc không chỉ đến từ những chính sách của nhà nước mà nó cần xuất phát từ một tinh thần dân tộc lớn lao, từ một niềm tin mạnh mẽ vào tương lai tươi sáng và sự quyết tâm, đồng lòng. Sự phát triển của Hàn Quốc là một bài học không chỉ cho Việt Nam mà cho tất cả các quốc gia đang phát triển trên toàn thế giới.

Khánh Chi

Thông tin đối ngoại 36

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP