Trong những bản tin thời tiết, đã không ít lần bạn nghe người dẫn chương trình nói đến “gió mùa Đông Bắc tràn về”, mang theo một khối không khí lạnh tràn xuống nước ta… Vậy, thuật ngữ “gió mùa Đông Bắc” mang ý nghĩa gì? Loại gió này có tính chất như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1. Gió mùa Đông Bắc là gì? Tại sao gọi là gió mùa Đông Bắc?
Trước hết, bạn cần tìm hiểu về thuật ngữ “Gió mùa” là gì? Theo đó, Gió mùa tên tiếng Anh là Monsoon có nguồn gốc từ thuật ngữ Ả Rập “Mawsim”, nghĩa là “gió mùa”.
Gió mùa là loại gió thổi theo mùa (theo thời gian nhất định) trong một khu vực. Theo Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA), gió mùa phát sinh từ sự chênh lệch nhiệt độ giữa đất liền và đại dương liền kề. Gồm có hai loại gió mùa, bao gồm: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hè.
Gió mùa mùa hè sẽ thổi từ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương tới đất liền và gây mưa lớn, không khí trong lành, mát mẻ. Trong khi đó, gió mùa mùa đông thổi từ đất liền châu Á ra biển, mang theo nguồn không khí lạnh và có thể gây mưa.
Gió mùa Tây Nam là khối không khí được thổi từ biển vào đất liền và gió có nguồn gốc từ áp cao Nam Ấn Độ Dương. Gió mang tính chất nóng ẩm, dễ gây mưa, gió hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm.
Gió mùa Đông Bắc được các nhà khí tượng gọi với nhiều tên gọi khác nhau như gió mùa mùa Đông, gió Đông Bắc. Phạm vi gió mùa Đông Bắc (chỉ tính riêng tại Việt Nam) là miền Bắc và Bắc Trung Bộ ở nước ta.
Ngoài ra, gió mùa Đông Bắc còn có tên gọi là “gió chướng”, đây là tên gọi địa phương của bà con nông dân ở Nam Bộ đối với gió mùa Đông Bắc và gió tín phong.
Đọc thêm: Gió là gì? Có mấy loại gió? Nguyên nhân nào sinh ra gió?
2. Nguồn gốc gió mùa Đông Bắc và tên gọi
Vào mùa đông, nhiệt độ trên biển cao hơn nhiệt độ ở trên đất liền, trong khi đó không khí luôn chuyển động từ vùng không khí lạnh sang vùng không khí nóng. Vậy nên gió mùa mùa đông có nguồn gốc từ trung tâm áp cao Xibia thổi xuống vào nước ta từ hướng Đông Bắc nên được gọi là gió mùa Đông Bắc.
Hiểu một cách đơn giản, gió mùa mùa đông có nguồn gốc từ trung tâm áp cao Xibia thổi xuống vào nước ta theo hướng Đông Bắc nên được gọi là gió mùa Đông Bắc.
Tính chất của gió mùa Đông Bắc: Gió mùa Đông Bắc mang theo những khối không khí lạnh thổi theo từng đợt, mỗi đợt gió mùa về sẽ gây lạnh từ 3 đến 7 ngày.
Thời gian hoạt động: Gió mùa Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Gió có tính chất lạnh khô từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau và lạnh ẩm từ tháng 2 đến tháng 3.
Hệ quả của gió mùa Đông Bắc: Gió mùa Đông Bắc là một hiện tượng thời tiết nguy hiểm, không chỉ gây mưa, gió mạnh, lạnh/rét, gió mùa còn tác động trực tiếp lên sức khỏe con người. Vào những tháng chính đông, trời rét đậm rét hại cũng ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng, vật nuôi cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
3. Hiện nay có bao nhiêu loại tin dự báo về không khí lạnh?
Theo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, tuỳ vào tình hình cụ thể của từng đợt không khí lạnh, có hoặc không kèm theo front lạnh thì phát tin dự báo sẽ có các tiêu đề như sau:
3.1. Tin gió mùa Đông Bắc được phát ra khi nào?
Không khí lạnh với khả năng xâm nhập xuống nước ta sẽ làm thay đổi căn bản hệ thống gió đã tồn tại từ trước thành gió hướng lệch bắc, gây ra gió mạnh từ cấp 6 trở lên. Đồng thời kéo dài quá 3 giờ ở trên vịnh Bắc Bộ và ngoài khơi Trung Bộ.
Hoặc không khí lạnh sẽ có khả năng xâm nhập vào miền Bắc nước ta, làm thay đổi căn bản hệ thống gió đã tồn tại từ trước thành gió hướng lệch về bắc (không xét đến tốc độ gió), và làm thay đổi rõ rệt về thời tiết ở một khu vực: Chuyển đầy mây, diện mưa tăng lên đột ngột, đồng thời nhiệt độ trung bình ngày giảm từ 3 đến 5 độ trở lên đối với trên một nửa số trạm trong ít nhất một khu vực.
Hoặc tin gió mùa Đông Bắc được phát khi làm thay đổi căn bản hệ thống gió đã tồn tại từ trước thành gió hướng lệch về bắc (không xét tốc độ gió). Đồng thời gây mưa rào và dông ở trên diện rộng ở một khu vực và có thể có gió giật mạnh trên cấp 6 hay tố, lốc, mưa đá… Nhiệt độ tối cao giảm 5 đến 7 độ trở lên đối với trên một nửa số trạm trong ít nhất một khu vực.
Xem ngay: Gió mùa Tây Nam là gì?
3.2. Tin gió mùa Đông Bắc và rét
Tin gió mùa Đông Bắc được phát ra giống như khi phát gió mùa Đông Bắc kể trên, nhưng nếu thấy đợt không khí lạnh có khả năng làm cho nhiệt độ trung bình ngày ở vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ giảm xuống dưới 15 độ (rét đậm, rét hại) và có khả năng kéo dài từ 2 ngày trở lên.
3.3. Tin không khí lạnh tăng cường
Thông tin thời tiết này được phát trong trường hợp có không khí lạnh tăng cường xuống miền Bắc nước ta. Trong khi ở các tỉnh phía Bắc đang tồn tại không khí lạnh, hướng gió chưa thay đổi nhưng tốc độ gió đã suy yếu, ngoài khơi gió đã giảm xuống dưới cấp 5 nhưng khả năng sẽ có một đợt không khí lạnh khác gây ra gió mạnh từ cấp 6 trở lên và kéo dài quá 6 giờ ở trên vịnh Bắc Bộ (ngoài khơi Trung Bộ).
3.4. Tin gió không khí lạnh tăng cường và rét
Tin gió không khí lạnh tăng cường và rét được phát trong trường hợp có không khí lạnh tăng cường nhưng có khả năng làm cho nhiệt độ trung bình ngày ở vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ giảm xuống dưới 150 độ C và có khả năng kéo dài từ 2 ngày trở lên.
Đọc thêm: Gió Lào là gì? Hiện tượng thời tiết xảy ra khi gió Lào hoạt động mạnh là gì?
4. Chăm sóc sức khỏe và giấc ngủ trong ngày đông giá rét
Những ngày gió mùa Đông Bắc tràn về đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và giấc ngủ của người dân, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ.
Mùa đông đến gây ra nhiều bệnh như viêm phổi, viêm họng… nếu bạn không biết cách giữ ấm cơ thể. Dưới đây là một số cách để bạn chăm sóc sức khoẻ và giấc ngủ trong ngày đông:
Giữ ấm không gian sống: Hãy giữ ấm cho ngôi nhà bằng cách đóng cửa, kéo rèm chống gió lạnh ùa vào, sử dụng hệ thống lò sưởi, đèn sưởi hoặc chăn điện để giúp bạn được ấm áp hơn.
Tăng cường vận động thể chất: Việc vận động sẽ giúp cơ thể sinh ra nhiệt và cảm thấy ấm áp hơn, những bài tập đơn giản như đi bộ nhanh, bước dài, tập yoga… sẽ là lựa chọn phù hợp.
Ăn uống đủ chất: Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng cần thiết để giữ ấm cơ thể vào mùa đông. Một số gia vị như gừng, tỏi… sẽ giúp cơ thể giữ ấm rất tốt.
Mặc quần áo nhiều lớp thay vì một lớp dày: Khi mặc quần áo nhiều lớp là phương pháp giữ ấm rất hiệu quả. Lớp quần áo trong cùng khi tiếp xúc trực tiếp với da bạn nên chọn chất liệu thoải mái, co giãn tốt… Chúng ta cũng nên giữ ấm cho các bộ phận dễ lạnh như cổ, tai, mũi, tay, chân…
Ngâm chân bằng nước ấm: Thời tiết lạnh sẽ khiến cho các mạch máu dưới da co lại, máu lưu thông chậm. Do đó bạn cần giữ ấm đôi bàn chân bằng cách ngâm chân trong nước ấm và muối ăn từ 10 đế n15 phút. Biện pháp này sẽ giúp “sưởi ấm” cho cả chân và cơ thể, giúp có giấc ngủ ngon.
Không nên tắm lâu, tắm muộn hoặc tắm quá sớm: Việc tắm quá muộn hoặc quá sớm vào mùa đông sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, thậm chí dẫn tới đột quỵ. Vì vậy chúng ta cần tắm nước ấm ở trong phòng kín gió và tuyệt đối không nên tắm quá lâu.
Hạn chế ra ngoài khi nhiệt độ xuống thấp: Những ngày nhiệt độ xuống thấp, chúng ta cần hạn chế ra ngoài, đặc biệt là người già và trẻ con. Trong trường hợp buộc phải ra ngoài trong thời tiết giá lạnh, bạn cần mặc đủ ấm để bảo vệ bộ phận dễ bị lạnh như cổ, gáy, tay, chân….
Cuối cùng, nếu chiếc giường của bạn không đủ ấm áp, chiếc nệm bạn nằm không có khả năng giữ nhiệt thì hãy cân nhắc sử dụng thêm các loại chăn giữ ấm tốt. Hoặc nếu có điều kiện, đừng ngần ngại thay chiếc nệm mới với khả năng nâng đỡ tốt, mang đến sự êm ái, mềm mại và ấm áp. Dù vậy, chiếc nệm vẫn đảm bảo khả năng thoáng khí để không gây ra tình trạng hầm, nóng bí bách cho người sử dụng. Vua Nệm sẽ gợi ý đến bạn một số sản phẩm là:
- https://vuanem.com/nem-lo-xo-amando-orlando.html
- https://vuanem.com/nem-cao-su-gummi-classic.html
- https://vuanem.com/nem-foam-inoac-aeroflow-standard.html
Trên đây là những thông tin hữu ích về gió mùa Đông Bắc mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Chúc bạn có giây phút thư giãn thật tuyệt!