Rằm tháng Giêng 2022: Nên cúng giờ nào, mâm cơm cúng cần có gì để giúp gia chủ giàu có, bình an?

Cúng rằm vào khung giờ nào tốt nhất cho gia chủ?

Tết Nguyên tiêu là dịp Tết quan trọng mà ông bà xưa có câu: “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng” hay “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng”.

Vào ngày này, tuỳ vào phong tục và điều kiện kinh tế của từng gia đình mà mâm cỗ cúng của mỗi gia đình có thể khác nhau. Nhưng tất cả đều thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu với Phật, Thánh, ông bà, tổ tiên, mong cầu một năm an lành, nhiều tài lộc.

Năm Nhâm Dần 2022, Rằm tháng Giêng rơi vào thứ 3, ngày 15/2/2022 dương lịch. Theo lịch can chi là ngày Kỷ Hợi, ngũ hành Mộc, sao Vĩ, lục nhâm Tốc hỷ. Dưới góc nhìn chuyên gia, đây là ngày đẹp và phù hợp nhất để tiến hành nghi lễ cúng Rằm tháng Giêng năm 2022.

Cũng theo quan niệm xưa, cúng Rằm tháng Giêng vào ngày chính Rằm là tốt nhất. Bởi đây là thời điểm trăng sáng nhất đầu năm. Tương truyền, vào chính thời điểm trăng mọc này, Đức Phật giáng lâm, gia ân độ trì chúng sinh, thành tâm cầu khấn ắt sở cầu như nguyện, may mắn và bình an suốt năm.

Tuy nhiên, cũng có thể cúng Rằm tháng Giêng vào ngày 14 tháng Giêng năm Nhâm Dần, tương ứng ngày 14/2/2022 dương lịch. Theo Lịch vạn niên, ngày 14 tháng Giêng năm 2022 cũng khá tốt để tiến hành nghi thức cúng Rằm. Nên tiến hành vào thời điểm từ sáng sớm ngày 14/1 âm lịch đến trước 19h ngày 15/1 âm lịch.

Tham Khảo Thêm:  Bật mí: Tháng 2 cung hoàng đạo gì?

Ngày 15/1/2022 âm lịch tức thứ 3 ngày 15/2/2022 dương lịch:

Giờ Thìn ( 7 – 9 giờ )

Giờ Mùi (13 – 15 giờ )

Giờ Thân (15 – 17 giờ )

Ngày 15/2/2022 âm lịch tức thứ 5 ngày 17/3/2022 dương lịch:

Giờ Thìn (7 – 9 giờ)

Giờ Mùi (13 – 15 giờ)

Giờ Thân (15 – 17 giờ)

Ngày 15/3/2022 âm lịch tức thứ 6 ngày 15/4/2022 dương lịch:

Giờ Mão ( 5 – 7 giờ)

Giờ Thìn (7 – 9 giờ)

Giờ Tị (9 – 11 giờ)

Giờ Thân (15 – 17 giờ)

Ngày 15/4/2022 âm lịch tức Chủ nhật ngày 15/5/2022 dương lịch:

Giờ Thìn (7 – 9 giờ)

Giờ Tị (9 – 11 giờ )

Giờ Mùi (13 – 15 giờ)

Ngày 15/5/2022 âm lịch tức thứ 2 ngày 13/6/2022 dương lịch:

Giờ Thìn (7 – 9 giờ )

Giờ Mùi (13- 15 giờ )

Ngày 15/6/2022 âm lịch tức thứ 6 ngày 13/7/2022 dương lịch:

Giờ Thìn (7 – 9 giờ )

Giờ Mùi ( 13 – 15 giờ)

Mâm cúng Rằm tháng Giêng

Theo các chuyên gia, cúng rằm tháng Giêng không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy mà tùy vào điều kiện kinh tế của từng gia đình để chuẩn bị sao cho phù hợp, miễn thành tâm là được.

Thông thường sẽ có 2 mâm cỗ cúng trong ngày Rằm tháng Giêng, gồm 1 mâm cỗ chay dâng Phật và 1 mâm cỗ mặn cúng gia tiên.

Mâm lễ chay cúng Phật gồm: Hoa quả, chè xôi, các món làm từ đậu, canh xào không thêm nhiều hương liệu, bánh trôi nước (Ở một số nơi, trong mâm lễ phải có bánh trôi (chè trôi nước). Ý nghĩa của việc ăn bánh trôi ngày Tết Nguyên Tiêu là mong muốn mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy).

Tham Khảo Thêm:  Sinh năm 1996 mệnh gì? Bí quyết chọn phụ kiện đeo tay phong thuỷ cho nam nữ 1996

Cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.

Mâm lễ mặn cúng gia tiên ngày Rằm tháng Giêng gồm: 5 lạng thịt vai luộc, 1 bát canh (canh măng, canh mọc…), 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa nem, 1 đĩa giò, 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa hoa quả, hoa tươi, trầu cau, rượu nước, đèn nến, vàng mã…

*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo*

Đậu Đậu

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP