Giò chay là một trong những món chay có hương vị thơm ngon không thua kém gì đồ mặn. Trên thị trường có rất nhiều loại đồ chay đã chế biến nhưng nhiều bà nội trợ lại muốn tự mình làm món chay để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu bạn muốn đổi khẩu vị cho gia đình hoặc thêm món giò chay vào mâm cơm cúng giỗ, ngày Rằm, mồng một mà chưa biết cách làm giò chay như thế nào thì hãy theo dõi hướng dẫn cách làm giò chay từ đậu tương ngon, đơn giản và phụ gia thực phẩm cho giò chay dưới đây nhé!
Nguyên liệu làm giò chay từ đậu tương
- Đậu tương
- Lạc
- Muối nở (Baking soda)
- Lá chuối (lá dong)
- Các loại gia vị: muối, hạt tiêu, đường
- Phụ gia dai giòn: Ultrabind GLM
- Phụ gia bảo quản: Nasa R102 Plus (MP302), Benzoate
- Enzyme TG: tạo cấu trúc, tăng liên kết cho sản phẩm
Cách làm giò chay từ đậu tương
- Cách làm giò chay từ đậu tương sẽ được chia ra làm hai giai đoạn chính gồm giai đoạn làm váng đậu và giai đoạn làm giò chay từ váng đậu. Tuy nhiên, đây là cách làm giò chay từ đậu tương truyền thống. Trên thực tế bạn hoàn toàn có thể mua các loại váng đậu khô bán sẵn để có thể giản tiện và nhanh gọn hơn.
Giai đoạn 1: Làm váng đậu
Bước 1: Sơ chế đậu tương
- Bạn lấy đậu tương và lạc theo tỉ lệ 10 đậu tương – 1 lạc, ngâm riêng từng loại cho nở mềm. Đem hỗn hợp vừa ngâm đi xay thật mịn với nước rồ. Dùng một tấm vải thô sạch lọc lấy sữa còn loại bỏ bã đậu.
Bước 2: Đun sữa đậu
- Cho toàn bộ phần sữa thu được vào nồi đun. Tới khi sữa sôi thì hớt bọt để loại bỏ tạp chất. Sau khi đã loại bỏ hết các tạp chất, bạn vặn lửa nhỏ liu riu để lớp váng sữa xuất hiện trên bề mặt.
Bước 3: Tách lấy váng đậu
- Khi lớp váng sữa xuất hiện, bạn vẫn tiếp tục đun liu diu thêm khoảng từ 7 – 8 phút để lớp váng đạt độ dày lý tưởng. Dùng đũa khéo léo tách váng sữa và thành nồi.
- Sau đó luồn đũa xuống dưới để kéo toàn bộ miếng váng sữa lên. Khi đã lấy được phần váng sữa, bạn nhẹ nhàng trải nó ra một chiếc vỉ inox. Phơi khoảng 2 tiếng đến khi miếng váng đậu khô hoàn toàn là có thể dùng được.
Lưu ý: Sau khi lấy được lớp váng đậu thứ nhất, bạn tiếp tục để lửa liu riu cho lớp váng đậu tiếp theo xuất hiện. Cứ làm như thế cho tới khi phần sữa đậu trong nồi cạn, không xuất hiện váng nữa. Ngoài ra, sau mỗi lần lấy váng đậu, bạn cũng nên dùng đũa khuấy đều để đáy nồi không bị cháy.
Giai đoạn 2: Làm giò chay từ váng đậu tương
Bước 1: Xứ lý váng đậu
Phần váng đậu vừa làm xong bạn đem ngâm với nước cho nở mềm. Sau đó vớt ra, cắt loại bỏ hết các phần viền cứng và đợi ráo nước.
Bạn vắt váng đậu cho kiệt nước hoặc dùng vật nặng đè lên, ép hết nước ra khỏi váng đậu.
Sau đó, đem phần váng đậu đã khô cắt nhỏ, ướp cùng muối, hạt tiêu và đường.
Trong giai đoạn này có thể thêm phụ gia tạo dai giòn Ultrabind GLM kết hợp với Enyzme TG để tăng liên kết, tạo cấu trúc cho sản phẩm, phụ gia bảo quản Nasa R102 Plus/ Benzoate giúp giò chay thêm dai ngon và bảo quản được lâu hơn.
Bước 2: Gói giò
Dùng lá chuối (hoặc lá dong) để gói váng đậu. Bạn dùng khuôn hoặc gói bằng tay nhưng nhớ phải gói thật chắc, không hở và nên gói với nhiều lớp lá. Sau khi gói xong, bạn đem giò đi luộc trong khoảng từ 30 – 40 phút là món ăn đã hoàn thành.
Như vậy, qua 2 giai đoạn lớn với nhiều bước thực hiện, bạn đã hoàn thành xong món giò chay làm từ đậu tương. Khi ăn món ăn này, bạn sẽ thấy vị béo bùi và giòn dai rất hấp dẫn. Để món ăn ngon hơn, bạn có thể chấm cùng các loại nước tương hoặc nước mắm chay.
Phụ gia thực phẩm trong giò chay – cách làm giò chay từ đậu tương
Trong chế biến giò chả chay thường sử dụng các phụ gia: phosphat, benzoate, muối Natri…
Phụ gia tạo cấu trúc
GUSTO LK07 (100% phosphate): Tạo dai giòn, mộc dẻo, giữ nước, tăng kết dính cho chả lụa chay
MEATBINDER MP07: Tạo mộc dẻo chảy, dai giòn tự nhiên, tăng tính kết dính cho sản phẩm
ULTRABIND LK207: Tạo mộc dẻo bóng, tăng độ sực, độ nảy, chống xanh mộc
Kết hợp phụ gia tạo dai giòn và Enzyme TG sẽ giúp cải thiện kết cấu sản phẩm tốt nhất có thể.
Enzyme TG giúp cải thiện kết cấu thực phẩm:
- TG có thể cải thiện các tính chất quan trọng của protein bằng cách xúc tác cho sự hình thành các liên kết ngang giữa các phân tử của protein.
- Nếu sản phẩm được sử dụng cho việc cải thiện cấu trúc sản phẩm, nó không chỉ có thể kết hợp protein của thịt với nhau mà còn gắn được với protein không từ thịt bằng các liên kết chéo
- Cải thiện đáng kể hương vị, kết cấu, tăng tính cảm quan của sản phẩm.
Ứng dụng hiệu quả với quá trình nhũ hóa, quá trình đóng hộp.
Sử dụng thay thế chất độn trong các sản phẩm giò chay, cải thiện khả năng giữ nước của thành phẩm.
Enzyme TG giúp cải thiện giá trị dinh dưỡng của protein:
- TG có thể tạo ra acid amin thiết yếu (như lysine) của cơ thể người
- Liên kết cộng hóa trị với liên kết protein để ngăn chặn phản ứng Maillard phá hủy acid amin
- Cải thiện giá trị dinh dưỡng của protein.
- TG cũng có thể sử dụng để bổ sung các acid amin còn thiếu trong protein, điều này đang được người tiêu dùng đặc biệt quan tâm ở các nước đang phát triển.
Phụ gia bảo quản – phụ gia trong giò chả chay
Nasa R102 plus
Thành phần: NASA R102 PLUS là một hỗn hợp các muối hữu cơ an toàn cho sức khỏe và được Bộ Y Tế cho phép sử dụng
Công dụng
- Ngăn ngừa, hạn chế sự phát triển của vi sinh vật, vi khuẩn, nấm men, mốc…. Giúp bảo quản sản phẩm và kéo dài thời gian sử dụng.
- Thay thế hoàn toàn và hiệu quản hơn các sản phẩm Sodium Benzoate, K. Sorbate, Sorbic đang hạn chế hoặc không cho sử dụng trong một số sản phẩm theo thông tư của Bộ Y Tế.
- Ngoài ra còn nhiều công dụng khác nữa. Để biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ Phương Thảo – 0909 549 727
Ứng dụng trong các sản phẩm
- Sản phẩm từ thịt: Chả lụa, pate, xúc xích và các sản phẩm từ thịt chế biến khác…
- Sản phẩm từ cá: cá viên, chả cá, các sản phẩm từ cá khác…
- Sản phẩm đi từ bột: bún, phở, bánh canh…
- Các sản phẩm bánh: bánh tươi, bánh bông lan, bánh pía, bánh trung thu…
Hướng dẫn sử dụng
- Bổ sung trực tiếp trong quá trình xay, chế biến hoặc quá trình xay…
- Hàm lượng sử dụng: 2-3 gram/kg sản phẩm
Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát,tránh ánh nắng trực tiếp.
TÌM HIỂU THÊM VỀ CÁCH BẢO QUẢN GIÒ CHẢ MẶN TẠI ĐÂY
Sodium Benzoate (chống mốc, mốc Mỹ, mốc Hà Lan)
Tính chất của Sodium Benzoate (chống mốc, mốc Mỹ, mốc Hà Lan)
- Đặc tính quan trọng nhất của natri benzoate là nó tiêu diệt vi khuẩn, nấm men hoặc nấm mốc.
- Nó hoạt động tốt nhất với các loại thực phẩm có độ pH nhỏ hơn 3,6.
- Natri benzoate (E211) có công thức hóa học là NaC6H5CO2.
- Là chất bảo quản thực phẩm
- Nồng độ natri benzoate được giới hạn ở mức 0,1% theo trọng lượng.
- Natri benzoate có thể hòa tan trong nước
- Nhiệt độ nóng chảy của nó là 300 độ C.
- Khối lượng riêng 1.497 g/cm3
- Khối luợng mol 144.11 g/mol
- Natri benzoate có vị mặn
- Có thể làm cho thức ăn có vị đắng nếu được thêm vào với một lượng lớn.
- Natri benzoat được sản xuất bằng phản ứng trung hoà giữa axit benzoic với natri hydroxit
CÔNG TY TNHH LUÂN KHA
95 Đường 4B, KP2, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, TPHCM.
Website: luankha.com
Bạn muốn đăng ký nhận mẫu thử hoăc muốn tư vấn thêm về sản phẩm.
Vui lòng liên hệ: Ms Thảo: 0909 549 727
Email: [email protected]
Các tìm kiếm liên quan đến cách làm giò chay từ đậu tương
- Cách làm giò chay từ nấm
- Cách làm giò chay từ đậu tương
- Cách làm chả lụa chay bằng đậu xanh
- Giò sống chay làm từ gì
- Cách làm chả chay từ nấm
- Cách làm chả lụa chay từ nấm
- Giò nấm chay Hà Nội
- Bã đậu nành làm chả giò