Kỹ Năng Giao Tiếp [bài 4] Đồng Nhất Ngôn Từ Giọng Điệu Cơ Thể

Kỹ Năng Giao Tiếp [bài 4] Đồng Nhất Ngôn Từ Giọng Điệu Cơ Thể

Một thông điệp chỉ có thể truyền đi một cách mạnh mẽ và hiệu quả nhất khi thông điệp đó có sự đồng nhất về ngôn từ, giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể. Bạn có thể áp dụng quy trình 3 bước sau đây để dần đạt được sự đồng nhất hơn về ngôn từ, giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể.

tam-quan-trong-cua-ngon-tu-giong-dieu-ngon-ngu-co-the
Tầm quan trọng của ngôn từ giọng điệu ngôn ngữ cơ thể

Ý NGHĨA VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGÔN TỪ, GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ CƠ THỂ TRONG GIAO TIẾP

Theo nghiên cứu năm 1967 của giáo sư Albert Mehrabian của trường đại học California của Mỹ, trong bất kỳ trường hợp giao tiếp trực diện (mặt đối mặt) nào cũng tồn tại 3 yếu tố chính.

  1. Ngôn từ
  2. Giọng điệu
  3. Ngôn ngữ cơ thể

Theo giáo sư Albert Mehrabian trong những thông điệp truyền tải cảm xúc và thái độ của bạn ngôn từ chỉ chiếm 7% tầm quan trọng, giọng điệu chiếm 38% tầm quan trọng và ngôn ngữ cơ thể chiếm 55% tầm quan trọng. Nguyên tắc này được biết đến với tên gọi: Nguyên tắc 7%-38%-55%.

Điều đó có nghĩa là khi ngôn từ, giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể của bạn không nhất quán với nhau thì người nghe sẽ không tin vào ngôn từ bạn nói ra mà người nghe sẽ tin hơn vào giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể của bạn khi ấy.

Ví dụ: khi bạn nói với người đối diện rằng “tôi rất tin tưởng vào anh” nhưng giọng điệu của bạn lại tỏ ra miễn cưỡng, bạn lãng tránh ánh mắt của người đối diện khi này người đối diện sẽ không tin vào ngôn từ bạn nói ra, mà người đối diện sẽ nhìn vào giọng điệu miễn cưỡng và ánh mắt lãng tránh của bạn để nhận định rằng bạn đang không thật lòng.

Khi này người đối diện sẽ mất lòng tin ở bạn đây là một điều vô cùng tai hại. Có thể thực sự bạn rất tin tưởng người ấy nhưng chỉ vì bạn ngại ngùng bạn không quen với việc biểu lộ cảm xúc của mình nên giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể của bạn mới như vậy.

Tham Khảo Thêm:  Hướng dẫn 5 cách tìm quán cà phê gần đây "xịn sò" cực kỳ dễ dàng và nhanh chóng

Hãy tập luyện sự thống nhất giữa ngôn từ, giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể để tránh sự hiểu lầm đáng tiếc xảy ra. Một lưu ý quan trọng rằng nguyên tắc 7%-38%-55% của giáo sư Albert Mehrabian chỉ áp dụng cho trường hợp bạn truyền đạt các thông điệp thể hiện cảm xúc và thái độ của bạn.

Ví dụ: thích, không thích, yêu, ghét, tin tưởng, nhớ nhung, giận hờn, buồn chán… chứ không áp dụng cho các thông điệp thuần túy chứa đựng thông tin không liên quan đến cảm xúc, thái độ của bạn.

Ví dụ như thông điệp “giá xăng dầu hiện nay đang có chiều hướng tăng lên. Các chuyên gia dự đoán rằng giá xăng trong tháng tới sẽ tiếp tục tăng 1.000đ một lít” là một thông điệp thuần túy chứa đựng thông tin kinh tế, xã hội chứ không liên quan gì đến cảm xúc, thái độ của bạn nên trong trường hợp này nguyên tắc 7%-38%-55% sẽ không áp dụng được.

Một số người hiểu sai về nguyên tắc 7%-38%-55% nên tưởng rằng nguyên tắc này là nguyên tắc chung cho mọi trường hợp về giao tiếp nhưng thật ra không phải như vậy.

Trong các trường hợp giao tiếp mang tính chất trang trọng, nghiêm túc cao thì việc lựa chọn ngôn từ phù hợp là vô cùng quan trọng.

Còn trong giao tiếp xã giao hằng ngày việc trò chuyện thân mật và lồng ghép các cảm xúc, thái độ là rất thường xuyên nên bạn cần phải chú ý nhiều đến giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể của mình để tránh bị những hiểu lầm tai hại.

LUYỆN TẬP VỢ KỊCH CON THUYỀN MA

luyen-tap-vo-kich-con-thuyen-ma
Luyện tập vỡ kịch con thuyền ma

Bài tập thực hành này sẽ giúp cho bạn làm quen dần với việc thể hiện cảm xúc của mình trong bài tập này bạn sẽ là nhân vật chính trong đoạn đầu vỡ kịch con thuyền ma.

Bạn đọc và quay video trong lúc đọc bạn sẽ thể hiện ngôn ngữ của mình bao gồm nét mặt, ánh mắt, nụ cười, cử động tay chân cho phù hợp với tâm trạng của nhân vật chính trong câu chuyện. Hãy sử dụng trí tưởng tượng của mình để thêm bớt cho phù hợp nếu bạn muốn.

Tham Khảo Thêm:  Gió mùa Tây Nam là gì? Nguyên nhân hình thành và tác động trực tiếp tới nước ta

Phần diễn kịch này chỉ kéo dài khoảng 2 phút, bạn có thể thực hành đi thực hành lại nhiều lần cho quen, bạn đã sẵn sàng chưa nào?

“Một đêm nọ bạn đang lim dim ngủ thì chợt tỉnh giấc bởi cơn sóng vỗ rì rào, bạn giật mình ngồi bật dậy mở to mắt và nhìn xung quanh. Bạn há hốc mồm, đôi mắt lộ rõ vẽ kinh ngạc vì bạn thấy mình trên một hòn đảo nhỏ và xung quanh bốn bề là biển cả.

Bạn lộ rõ vẻ hoảng sợ tim bạn đập thình thịch, thình thịch, bạn thở gấp và xoa xoa hai bàn tay cho bớt lạnh và bớt sợ. Sau khi ngồi im chừng vài phút bạn dần lấy lại sự bình tĩnh hơi thở trở nên đều hơn và thoải mái hơn bạn đứng dậy đưa tay phải lên trán và làm động tác nhìn xung quanh đột nhiên bạn hướng người một chút về phía trước để nhìn rõ hơn.

Ở phía xa, rất xa đằng kia giường như đang có một con tàu đang di chuyển bạn chụm hai bàn tay thành hình chiếc loa trên miệng và hét lên thật to “cứu tôi với! cứu tôi với! Cứu tôi” bạn hét lên liên tục trong vòng 10 phút nhưng giường như không ai nghe thấy tiếng bạn cả.

Gương mặt bạn bắt đầu qụy xuống hai tay bạn thả lỏng qụy xuống chống hai đầu gối và hai tay xuống đất gục mặt khóc thành tiếng. Bạn nhăn mặt lắc đầu không tin được vì sao chuyện này lại xảy ra với mình. Đột nhiên cảnh vật xung quanh sáng lên một cách kỳ lạ, bạn ngước mặt lên nhìn và thấy trước mặt mình là một con thuyền to khủng khiếp và lấp lánh ánh vàng đang bay trên không trung”.

Qua vỡ kịch ngắn phía trên với rất nhiều các động tác và tâm trạng của nhân vật, bạn sẽ dần tập luyện được sự phối hợp ăn ý giữa cảm xúc bên trong của bạn và ngôn ngữ cơ thể biểu hiện bên ngoài của bạn. Trong những lần thực hành tiếp theo bạn có thể thực hành nâng cao hơn bằng cách tự đọc lời thoại và thực hành ngôn ngữ cơ thể phù hợp với ngôn từ, giọng điệu của bạn.

Tham Khảo Thêm:  Tiếng việt lớp 3 so sánh là gì? Phân loại, bí quyết & hướng dẫn giải bài tập

Khi bạn thực hành bài tập này tốt rồi thì bạn sẽ có được khả năng kể được các câu chuyện thú vị cho người nghe rồi đấy.

THỰC HÀNH CÁC CÂU NÓI PHỔ BIẾN

thuc-hanh-cac-cau-noi-pho-bien
Thực hành các câu nói phổ biến

Trong giao tiếp hằng ngày có một số câu nói phổ biến được lặp đi lặp lại thường xuyên như: chào buổi sáng, bạn khỏe không, tối nay đi chơi nhé… những câu nói này tưởng như rất bình thường nhưng lại vô cùng hiệu quả nếu như bạn có sự đồng nhất về ngôn từ, giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể.

Ví dụ: cảm ơn, nếu như bạn không có sự đồng nhất ngôn từ, giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể người nghe sẽ cảm thấy bạn là một người rất khách sáo không thật lòng. Tuy nhiên nếu lời nói của bạn có sự đồng nhất người nghe sẽ cảm thấy rất ấm áp, trân trọng.

Một lưu ý quan trọng là sự đồng nhất về ngôn từ, giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể chỉ có được khi bạn thật sự quan tâm đến người nghe và lời nói của bạn xuất phát từ trái tim chân thành của bạn chứ không phải là vì xã giao.

Hãy đứng trước gương và dành ra khoảng 10 phút để thực hiện bài tập thực hành sau đây, hãy cố gắng để có được sự đồng nhất giữa ngôn từ, giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể khi nói ra những thông điệp sau.

  1. Cám ơn.
  2. Xin lỗi.
  3. Anh yêu em/ Em yêu anh.
  4. Anh nhớ em/ Em nhớ anh.
  5. À bạn ơi cho mình hỏi?
  6. Bạn thật tốt bụng.
  7. Mình rất tin tưởng vào bạn.
  8. Tôi có thể làm được.

Để làm được điều này bạn cần phải thực hành thường xuyên cho nhuần nhuyễn, rèn luyện kỹ năng giao tiếp cũng như rèn luyện sức khỏe.

Nếu bạn có máy ảnh có chức năng quay phim hãy quay phim trong lúc bạn thực hiện sau đó xem lại để điều chỉnh cho tốt hơn. Bạn cũng có thể đưa đoạn phim này cho 5 người bạn của bạn xem và góp ý.

Nếu đa số nói rằng đã ổn rồi thì bạn đã thành công rồi đấy. Bigonline chúc bạn ngày càng tự tin và giao tiếp tốt hơn.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP