Nông nghiệp Công nghệ cao – Một giải pháp phát triển bền vững ngành nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long

NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO – MỘT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

BỀN VỮNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

High-tech agriculture – A sustainable development solution for the Mekong Delta’s agriculture

Nguyễn Thành Hưng*

Học viện Chính trị khu vực IV

*Người chịu trách nhiệm về bài viết: Nguyễn Thành Hưng (email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.)

TÓM TẮT

Nông nghiệp công nghệ cao là xu hướng chủ đạo, là chìa khóa thành công của các nước có nền nông nghiệp phát triển và cũng là con đường tất yếu cho phát triển nông nghiệp bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long. Những năm qua, ngành nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cho nông sản phẩm. Tuy nhiên, nông nghiệp công nghệ cao ở Đồng bằng sông Cửu Long còn khá mới mẻ, tồn tại nhiều khó khăn, bất cập. Bài viết nhằm phân tích các nội dung sau: nông nghiệp công nghệ cao và sự cần thiết của nó đối với sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long; thực trạng và cơ hội, thách thức đối với nông nghiệp công nghệ cao ở Đồng bằng sông Cửu Long; phương hướng, giải pháp và khuyến nghị về cơ chế chính sách, về mô hình tổ chức sản xuất, về nguồn nhân lực, về vốn, về khoa học công nghệ, về thị trường tiêu thụ.

ABSTRACT

High-tech agriculture is a leading trend, which is the key to the success of countries with developed agriculture and also the main path for sustainable agricultural development in the Mekong Delta. In recent years, the Mekong Delta has enhanced the application of technology in agricultural production, contributing to improving productivity and quality of agricultural products. However, high-tech agriculture is still relatively new in the Mekong Delta with many existing difficulties and inadequacies. This paper is to analyze the issues such as high-tech agriculture and its crucial role in the sustainable development of the Mekong Delta agriculture; current status, opportunities and challenges facing the Mekong Delta’s high-tech agriculture; directions, solutions and recommendations about policy mechanisms, the organizational model of the production, human resources, capital, science and technology and consumption market.

TỪ KHÓA: Đồng bằng sông Cửu Long, nông nhiệp, nông nghiệp công nghệ cao, phát triển bền vững

Keywords: agriculture, high-tech agriculture, sustainable development, the Mekong Delta

  1. Nông nghiệp công nghệ cao và sự cần thiết của nó đối với sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long hiện nay

Nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) hay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNUDCNC) ở Việt Nam bắt đầu phát triển từ những năm 90 của thế kỷ trước. Đầu tiên là trong các doanh nghiệp sản xuất rau, hoa và nấm tại Lâm Đồng, sau đó, lan tỏa ra các địa phương khác, trong đó có vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

NNCNC là nền nông nghiệp có sử dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, công nghệ sau thu hoạch và công nghệ quản lý nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao của nông sản hàng hóa, đảm bảo phát triển bền vững. Như vậy, NNCNC được hiểu là vận dụng công nghệ tiến bộ vào sản xuất nông nghiệp, thay đổi phương thức canh tác truyền thống, là phát triển nông nghiệp theo hướng xanh, sạch và bảo vệ môi trường.

Ở Việt Nam hiện nay, thường dùng các khái niệm: nông nghiệp thông minh (smart agriculture/farming), NNCNC (high-tech agriculture), nông nghiệp chính xác (precision agriculture/farming), nông nghiệp tuần hoàn,… để chỉ việc ứng dụng những khoa học – công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

NNCNC là một trong những nội dung chủ yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn diễn ra ở tất cả các quốc gia. Đó là xu thế đúng đắn, nó đã và đang thay đổi về nhận thức của một nền sản xuất truyền thống sang một nền sản xuất hàng hóa, mà nền tảng là ứng dụng thành tựu khoa học – công nghệ mới.

Nội dung NNCNC bao gồm nhiều lĩnh vực: công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá trình sản xuất), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao. Mục đích của NNCNC là nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích, phát triển bền vững ngành nông nghiệp.

Một số quốc gia như: Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hà Lan, Israel, Trung Quốc,… đã tạo nên bước đột phá kỷ lục về năng suất, chất lượng của nông sản và về hiệu quả kinh tế nhờ ứng dụng NNCNC và đưa nền nông nghiệp lên một tầm cao mới. Nó còn là giải pháp tích cực bảo vệ môi trường, giảm diện tích sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch lao động nông nghiệp sang các lĩnh vực khác.

Tạo động lực ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong các lĩnh vực chọn và tạo giống mới, kỹ thuật canh tác hiện đại, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá đáng kể, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Sự xuất hiện của các khu NNCNC sẽ tạo ra môi trường thích hợp cho những sáng tạo khoa học công nghệ, qua đó, đào tạo nhân lực chất lượng cao; đồng thời, chuyển hoá tri thức thành sức sản xuất, thành ưu thế thị trường, tạo cơ hội việc làm và đem lại nhiều lợi ích cho địa phương.

Các khu NNCNC sẽ đóng vai trò “đầu tàu”, mở đường cho việc đưa nhanh tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi nền nông nghiệp truyền thống sang nền nông nghiệp hiện đại. Xây dựng quy trình công nghệ cao tạo ra chuỗi cung ứng, cho ra những sản phẩm chất lượng với quy mô sản xuất lớn, đáp ứng yêu cầu khắc khe của người tiêu dùng.

NNCNC chỉ phát huy tốt hiệu quả khi sản xuất mang tính công nghiệp, trong đó, NNCNC lại là tiền đề và là điều kiện thúc đẩy hình thành các trang trại tập trung, liên kết các nguồn lực để có quy mô về tài chính và điều kiện sản xuất lớn.

Như vậy, NNCNC là hướng đi đúng, tất yếu để có sản phẩm chất lượng tốt, có khả năng cạnh tranh cao đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi và những quy định khắt khe của hội nhập quốc tế hiện nay.

ĐBSCL bao gồm 12 tỉnh và 1 thành phố có diện tích tự nhiên 40.553 km2 (chiếm 12,2 % diện tích cả nước). Dân số toàn vùng 17.318,6 nghìn người (chiếm 17,74% dân số cả nước), trong đó 74,13% dân số sống ở khu vực nông thôn (Tổng cục Thống kê, 2020). Đây là vùng sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa lớn nhất nước ta. Những năm qua, ngành nông nghiệp ĐBSCL đã đạt nhiều kết quả quan trọng, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cho nông sản phẩm. Bước đầu đã hình thành các khu NNCNC ở thành phố Cần Thơ, Hậu Giang và Bạc Liêu. Tuy nhiên, NNCNC ở ĐBSCL còn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập. Chẳng hạn: sản xuất do hộ nông dân tiến hành nhưng với diện tích nhỏ lẻ, manh mún nên gặp khó khi sản suất theo hướng hiện đại, công nghệ cao; kỹ thuật canh tác lạc hậu; “liên kết 4 nhà” theo chuỗi giá trị còn yếu kém, “đầu ra” cho nông sản gặp nhiều khó khăn, tình trạng được mùa mất giá và ngược lại diễn ra thường xuyên. Trình độ, nhận thức của nông dân còn hạn chế,… ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hình thành và phát triển NNCNC ở ĐBSCL. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến thu nhập và đời sống của nông dân chưa cao trong khi họ đang sinh sống và canh tác trên một vùng có nhiều lợi thế rất lớn về sản xuất nông nghiệp.

Tìm hướng đi phù hợp cho phát triển NNCNC ở ĐBSCL hiện nay là cấp thiết bởi những lý do sau :

– (1) NNCNC sẽ là con đường nâng cao thu nhập, thoát nghèo cho nông dân vùng ĐBSCL. Thực tiễn cho thấy từ khi thống nhất đất nước đến nay, nhiều vùng quê nông dân vẫn chưa giàu nếu như vẫn giữ thói quen cũ và canh tác nông nghiệp theo kiểu truyền thống.

– (2) NNCNC sẽ là con đường nâng cao năng suất, đáp ứng nhu cầu về lương thực ngày càng lớn do dân số của thế giới ngày càng tăng.

– (3) NNCNC sẽ là một trong những giải pháp góp phần bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

– (4) NNCNC sẽ làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm nhờ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp ĐBSCL nói riêng và của cả nước nói chung trong quá trình hội nhập.

Tham Khảo Thêm:  10 Cách nói cảm ơn trong tiếng Anh thông dụng nhất, phù hợp với mọi tình huống

– (5) NNCNC còn nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, chuyển dịch cơ cấu lao động từ ngành nông nghiệp sang ngành công nghiệp và dịch vụ.

– (6) NNCNC là con đường duy nhất chuyển đổi từ nền nông nghiệp truyền thống sang nền nông nghiệp hiện đại, phù hợp với xu thế thời đại hiện nay.

– (7) NNCNC còn nhằm thúc đẩy cho quá trình liên kết sản xuất, liên kết vùng được tiến hành nhanh chóng và mạnh mẽ hơn. Tạo ra sức mạnh mới, mô hình tổ chức sản xuất mới, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững.

Như vậy, NNCNC là xu hướng tất yếu của ngành nông nghiệp trong xu thế hội nhập, là con đường phát triển nông nghiệp bền vững, hiện đại, quyết định sự thành công của quá trình CNH, HĐH, tạo nền tảng vững chắc cho ngành nông nghiệp ở ĐBSCL phát triển bền vững, hiệu quả trong quá trình hội nhập và tác động của biến đổi khí hậu hiện nay.

  1. Thực trạng và cơ hội, thách thức đối với NNCNC ở ĐBSCL hiện nay

2.1. Thực trạng NNCNC ở ĐBSCL hiện nay

Như đã trình bày ở khung lý thuyết trên, nội dung của NNCNC diễn ra ở nhiều lĩnh vực. Hiện nay, chưa có số liệu chính thức nào thống kê các mô hình, doanh nghiệp, vùng NNUDCNC. Song bằng cách khảo sát, tập hợp các số liệu từ các báo cáo của các địa phương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tin bài trên các phương tiện thông tin đại chúng, sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát. Các mô hình NNCNC đã được hình thành, một số vùng NNCNC đã được công nhận đã mang lại hiệu quả kinh tế và tính lan tỏa rất cao. Rất nhiều địa phương đã chủ động thu hút doanh nghiệp, cá nhân, trang trại đầu tư để UDCNC, giảm chi phí, tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã tổ chức liên kết với nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác để mở rộng mô hình sản xuất NNUDCNC trên quy mô lớn.

Các công nghệ cao, công nghệ tiên tiến đã và đang được ứng dụng trong từng khâu hoặc trong cả chuỗi sản xuất để mang lại giá trị gia tăng cao cho sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy xây dựng các vùng NNUDCNC. Cụ thể, ứng dụng công nghệ sinh học đã góp phần chọn tạo được nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt có sức chống chịu với thay đổi thời tiết, dịch bệnh cao. Công nghệ in vitro[1] trong nhân giống cây trồng quy mô công nghiệp đã cho ra số lượng lớn, đồng đều, giảm giá thành cây giống. Trung tâm Ứng dụng NNCNC tỉnh Đồng Tháp đã chủ động nhân giống bằng phương pháp cấy mô đối với một số loại hoa kiểng để cung cấp cho thị trường. Nhờ đó, đã gúp cho những người nông dân Tân Quy Đông, thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp tạo nên thương hiệu làng hoa Sa Đéc nổi tiếng trong và ngoài nước.

Nhiều chế phẩm sinh học đã được nghiên cứu và ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng vật nuôi, hạn chế dịch bệnh hại. Nhiều doanh nghiệp, cá nhân đã chủ động tiếp cận, nhập khẩu và đã làm chủ các công nghệ mới, ứng dụng công nghệ tự động, bán tự động, công nghệ thông tin để mang lại hiệu quả kinh tế cao cho sản xuất nông nghiệp, chẳng hạn như, sản xuất rau hoa trong nhà màng, nhà kính. Đối với cây rau, doanh thu đạt từ 2,5 tỷ đồng đến 9 tỷ đồng/ha, lợi nhuận đạt từ 1,6 đến 4,9 tỷ đồng/ha. Đối với cây hoa, doanh thu đạt từ 0,5 tỷ đồng đến 9,9 tỷ đồng/ha, lợi nhuận đạt từ 0,3 đến 5,4 tỷ đồng/ha. Nâng cao năng suất chất lượng tôm thẻ chân trắng, đạt năng suất 40 tấn/ha, gấp 40 lần so với sản xuất đại trà, chi phí sản xuất giảm 30-35%. Sản xuất bò sữa, năng suất sữa đạt trên 30 lít/bò/ngày, chất lượng tốt[2]. Ngoài ra, với quy mô 5.200 ha, Khu NNCNC Hậu Giang đang xây dựng, được xem là trung tâm khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, là đầu tàu quan trọng để đưa kết quả ươm tạo, nghiên cứu vào sản xuất. Các phân khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nơi đây sẽ cho ra những sản phẩm chủ lực địa phương trong tương lai.

Nếu như chúng ta xem xét thực trạng NNCNC ở những lĩnh vực mà ĐBSCL có lợi thế so sánh, như lúa gạo, nuôi trồng thủy hải sản và cây ăn trái thì sẽ cho ta bức tranh dưới đây.

Đối với cây lúa, là một trong các thế mạnh có tính cạnh tranh vượt trội của Việt Nam trên trường quốc tế. Cả thế giới mỗi năm xuất khẩu 44 triệu tấn gạo. Việt Nam mỗi năm sản xuất 27 triệu tấn gạo, sử dụng trong nước 17 triệu tấn, xuất khẩu 6 triệu tấn, chiếm 14% thị phần. Thời tiết ở khu vực ĐBSCL cho phép trồng lúa quanh năm, đa số diện tích đất có thể trồng lúa liên tục 3 vụ mỗi năm[3]. Theo Cục Trồng trọt, diện tích gieo trồng lúa ước năm 2022 tại vùng ĐBSCL đạt gần 3,9 triệu ha, với năng suất bình quân 6,2 tấn/ha, sản lượng ước đạt tương đương so với cùng kỳ các năm[4]. ĐBSCL luôn đứng đầu cả nước về sản lượng gạo. Lúa là cây trồng lợi thế được đầu tư phát triển theo hướng thâm canh tăng năng suất, chất lượng, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược an ninh lương thực quốc gia và hàng năm xuất khẩu 5 – 6 triệu tấn gạo với kim ngạch từ 2 – 3 tỷ USD. Năm 2021, sản xuất được 24,51 triệu tấn thóc, chiếm 55,4% tổng sản lượng cả nước[5]. Hiện nay, toàn vùng có khoảng 3963,7 nghìn ha trồng lúa và đang có xu hướng giảm về diện tích, nhưng chất lượng và giá trị ngày một tăng lên[6]. Về các hình thức tổ chức sản xuất: tổng số hợp tác xã NN có 2.457 HTX và 5 Liên hiệp HTX NN (chiếm 13,8% tổng số HTX NN toàn quốc); có tổng số 13.782 tổ hợp tác (chiếm 44% cả nước). Về quy mô, đa phần các HTX đều có quy mô nhỏ, dưới 500 ha. Nơi tập trung nhiều nhất diện tích lúa cánh đồng lớn cũng mới chỉ đạt 26,8% tổng diện tích canh tác lúa của vùng. Phần lớn người nông dân vẫn còn sản xuất theo phương pháp truyền thống, quy mô nhỏ, thiếu liên kết, nếu có UDCNC thì cũng chỉ một vài khâu trong quá trình sản xuất.

Một số điểm sáng có thể chỉ ra như: đã hình thành được một số vùng sản xuất theo hướng UDCNC gắn với chế biến và tiêu thụ. Chẳng hạn như: mô hình của Tập đoàn Lộc Trời, liên kết với hơn 30 ngàn hộ nông dân ở nhiều tỉnh trong khu vực ĐBSCL để sản xuất lúa theo hướng UDCNC – chế biến – xuất khẩu. Công ty cổ phần NNCNC Trung An ở quận Thốt Nốt, Cần Thơ đã liên kết với hộ nông dân canh tác theo mô hình hợp tác doanh nghiệp – nông dân. Công ty trực tiếp quản lý, canh tác trên diện tích 1.747 ha trải dài trên 4 tỉnh, thành: Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, An Giang, với năng suất lúa bình quân đạt mức 9 tấn/ha/vụ[7]. Vùng lúa ứng dụng công nghệ cao Trung An Kiên Giang, trồng lúa, chế biến gạo xuất khẩu,… Các tỉnh như An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bạc Liêu…đã hình thành nhiều vùng sản xuất lúa UDCNC, mang lại hiệu quả cao trong xuất khẩu. Đến nay, hầu hết các khâu trong sản xuất và thu hoạch lúa được cơ giới hóa. Nhìn chung, các quy trình kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến giúp giảm giá thành, tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng, tăng thu nhập cho nông dân sản xuất lúa của vùng.

Đối với nuôi trồng thủy hải sản, toàn vùng có khoảng 805,8 nghìn ha nuôi trồng thủy hải sản[8]. Theo Đề án phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững vùng ĐBSCL đến năm 2030 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ đưa diện tích nuôi trồng thủy sản đạt trên 990.000 ha, trong đó, tôm nước lợ 720.000 ha, cá tra 7.447 ha, cá rô phi đạt 6.350 ha,… với sản lượng đạt trên 4.800.000 tấn. Hiện nay, đã hình thành vùng NNCNC Trung Sơn Kiên Giang: nuôi trồng và chế biến thủy sản; vùng NNUDCNC nuôi trồng thủy sản Minh Phú Kiên Giang. Bạc Liêu đang hướng đến phát triển thành “thủ phủ tôm” của ĐBSCL. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bạc Liêu, tỉnh hiện có 7 đơn vị đã và đang áp dụng sản xuất nuôi tôm theo mô hình UDCNC, với diện tích khoảng 800 ha, như Tập đoàn Việt – Úc, Công ty Trúc Anh, Công ty Hải Nguyên,…

Tham Khảo Thêm:  Hướng dẫn sử dụng Format Painter và các cách để sao chép định dạng

Khu NNUDCNC phát triển tôm Bạc Liêu với diện tích 418,91 ha, tổng mức đầu tư hơn 3.217 tỷ đồng. Đây là nơi phát triển tôm Bạc Liêu hướng tới mục tiêu làm hạt nhân tác động, dẫn dắt và nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao của tỉnh, vùng bán đảo Cà Mau, ĐBSCL và cả nước. Thành phố Cần Thơ có hơn 200 ha nuôi thủy sản theo các tiêu chuẩn an toàn như: VietGAP, BMP, ASC, BAP,…

Đối cây ăn trái, có diện tích lớn thứ hai sau lúa. Năm 2021, diện tích cây ăn trái 400 nghìn ha, chiếm gần 40% diện tích cả nước. Sản lượng trái cây 4,3 triệu tấn, chiếm 60% cả nước, trong đó dừa lớn nhất với 1,505 triệu tấn; giá trị sản xuất của cây ăn trái 48.651 tỷ đồng, chiếm 48% giá trị sản xuất cây ăn trái cả nước[9]. Nhiều nơi đã hình thành các vùng sản xuất cây ăn trái tập trung, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Trong đó, nhiều mô hình vườn cây ăn trái kết hợp du lịch sinh thái ở nhiều tỉnh ĐBSCL.

2.2. Cơ hội, thách thức đối với NNCNC ở ĐBSCL hiện nay

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã, đang và sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn nữa, nó tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là cơ hội cho NNCNC phát triển nhanh chóng, các nước có nền nông nghiệp tiên tiến sẽ đẩy nhanh quá trình này và hệ quả của nó sẽ làm cho nền nông nghiệp của họ có năng suất rất cao, năng lực cạnh tranh sẽ mạnh mẽ hơn nhiều lần so với hiện nay. Để đứng vững trong cạnh tranh và phát triển bền vững, ngành nông nghiệp ĐBSCL không có con đường nào khác ngoài phát triển NNCNC. Theo Liên Hiệp Quốc, dân số thế giới đã chạm mốc 8 tỷ vào ngày 15 tháng 11 năm 2022 và sẽ đạt 8,5 tỷ người vào năm 2030. Cuộc chiến tranh Nga – Ukraine nổ ra đang có xu hướng dẫn đến khủng hoảng toàn cầu về an ninh lương thực. ĐBSCL chưa bao giờ được sự quan tâm đầu tư, ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết, cũng như nhiều cơ chế chính sách cho phát triển vùng như hiện nay. Đó là những cơ hội mở ra cho ngành nông nghiệp ĐBSCL phát triển.

Những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với vị thế, cơ đồ, tiềm lực, uy tính của Việt Nam ngày càng cao trên trường quốc tế sẽ mở ra cơ hội cho phép đất nước chúng ta thu hút những thành tựu mới, hiện đại của khoa học, công nghệ vào sản xuất. Trong đó, có ngành nông nghiệp ĐBSCL, nó sẽ mở ra cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư vào NNCNC để tạo ra sản phẩm nông nghiệp có giá trị vượt trội, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng.

Song, phát triển NNCNC ở vùng ĐBSCL đang bị tác động nặng nề, khó lường từ biến đổi khí hậu toàn cầu làm diện tích sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp do xâm nhập mặn và quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng đối với ĐBSCL. Bên cạnh đó, tình hình thiếu hụt lao động ngày càng trầm trọng do những năm qua tình trạng xuất cư ra khỏi khu vực lớn hơn tỷ lệ nhập cư. Tỷ lệ tăng dân số của vùng đang giảm thấp nhất so cả nước. Tỷ lệ già hóa dân số đang cao nhất nước. Trình độ người lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo có chứng chỉ thấp nhất nước. Năng lực nội sinh của người nông dân rất hạn chế, sản xuất manh mún, kỹ thuật lạc hậu. Hạ tầng giao thông cả đường thủy, đường bộ và đường hàng không phát triển chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của vùng. Hạ tầng công nghệ thông tin còn nhiều yếu kém, chưa phủ sóng đủ mạnh ở những vùng sâu, vùng xa – nơi có nhiều tiềm năng sản xuất nông nghiệp. Dịch bệnh và biến động giá cả và thị trường, là những thách thức không nhỏ đối với quá trình phát triển NNCNC của vùng ĐBSCL.

Xuất phát từ những cơ hội, thách thức nêu trên đối với ngành nông nghiệp ĐBSCL những giải pháp và khuyến nghị được đề xuất.

  1. NHỮNG giải pháp và khuyến nghị

3.1. Những giải pháp cơ bản phát triển NNCNC ở ĐBSCL hiện nay

Thứ nhất, tuyên truyền, nâng cao nhận thức và đổi mới tư duy về sản xuất NNCNC. Nhận thức sẽ chỉ đạo cho hành động, không thể đẩy nhanh phát triển NNCNC khi mà nông dân, doanh nghiệp và nhất là đội ngũ cán bộ quản lý thiếu hiểu biết về những thông tin, tri thức cần thiết về NNCNC.

Thứ hai, hoàn thiện quy hoạch phát triển NNCNC ở ĐBSCL. Quy hoạch là cơ sở, là căn cứ để xây dựng các kế hoạch, chương trình, đề án phát triển NNCNC. Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, của vùng tiến hành quy hoạch phát triển ngành. Từng địa phương quy hoạch các khu, vùng phát triển NNCNC phù hợp thế mạnh, sản phẩm chủ lực của địa phương mình, tránh tình trạng trùng lấp với địa phương khác dẫn đến cạnh tranh thu hút đầu tư và giải quyết đầu ra cho sản phẩm.

Thứ ba, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Khoa học – công nghệ là động lực cho phát triển NNCNC. Song, trong nghiên cứu, nhận chuyển giao công nghệ cao cần phải nghiên cứu kỹ tính phù hợp của công nghệ so với điều kiện cụ thể của các địa phương; với trình độ tiếp thu, vận hành của người sử dụng ở vùng ĐBSCL. Tránh tình trạng công nghệ quá hiện đại, nhưng không phù hợp với điều kiện, trình độ của người sử dụng, gây lãng phí, không hiệu quả. Khu NNCNC do Hadico đầu tư, xây dựng từ năm 2004 ở miền Bắc; Trung tâm Giống và Phát triển nông – lâm nghiệp CNC Hải Phòng là những minh chứng cho sự không phù hợp, hiệu quả này.

Thứ tư, phát triển nguồn nhân lực cho NNCNC. C.Mác đã từng nói: xét cho đến cùng, con người là yếu tố quyết định. Khi nghiên cứu về cấu tạo hữu cơ của tư bản, C. Mác đã lưu ý giữa tư liệu sản xuất và sức lao động phải phù hợp với nhau cả về số lượng và chất lượng. Phát triển NNCNC đòi hỏi phải đưa vào ứng dụng những máy móc, thiết bị, quy trình sản xuất tiên tiến, hiện đại,… Nhưng những máy móc, thiết bị, quy trình sản xuất tiên tiến, hiện đại đó sẽ không thể được vận hành bởi những người thiếu trình độ hiểu biết về nó. Do vậy, cần đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng, chuyển giao, hướng dẫn cho các chủ thể sản xuất NNCNC là cần thiết. Muốn có nền nông nghiệp thông minh, phải có những người nông dân thông minh. Phải có những kỹ sư nông nghiệp giỏi, các kỹ thuật viên, các nhà nghiên cứu khoa học và công nghệ, các nhà quản lý tài ba.

Để có đội ngũ nguồn nhân lực theo yêu cầu trên, không có con đường nào khác ngoài việc đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực phát triển NNCNC cho cả trước mắt và lâu dài.

Thứ năm, vốn đầu tư vào NNCNC và phát triển doanh nghiệp NNCNC rất lớn, vượt quá khả năng của những hộ nông dân ở ĐBSCL hiện nay. Nhà nước từ trung ương đến địa phương cần có những chính sách, cơ chế thu hút đầu tư bằng nhiều nguồn vốn để hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực NNCNC.

Thứ sáu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm NNCNC. Thị trường là yếu tố quan trọng, quyết định sự tồn tại, phát triển của NNUDCNC. Bởi sản xuất NNCNC sẽ tạo ra một khối lượng nông sản lớn, nếu không tính toán kỹ về thị trường sẽ không tiêu thụ được hoặc khó tiêu thụ sản phẩm và như vậy rủi ro rất cao. Các cơ quan quan lý nhà nước có chức năng cần làm tốt công tác thông tin, dự báo thị trường. Hướng dẫn xây dựng thương hiệu, áp dụng thương mại điện tử trong tiêu thụ nông sản. Tạo điều kiện, môi trường để doanh nghiệp xây dựng chuỗi sản phẩm khép từ đồng ruộng đến thị trường dựa trên công nghệ tiếp thị và công nghệ sản xuất và có sức cạnh tranh tốt.

Thứ bảy, tăng cường vai trò “bà đỡ” của Nhà nước trong phát triển NNCNC ở ĐBSCL. Phát triển NNCNC cần nhiều yếu tố tác động, hỗ trợ mà tự bản thân doanh nghiệp khó vượt qua, cần sự hỗ trợ từ nhà nước và chính quyền các địa phương. Chẳng hạn như: hoàn thiện thể chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc đầu tư phát triển các khu, vùng NNCNC ở ở ĐBSCL. Tăng cường đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là tại các khu, vùng NNUDCNC đã được quy hoạch. Tập trung đầu tư một số khu, vùng NNCNC để rút kinh nghiệm và lan tỏa cho khu vực ĐBSCL, hỗ trợ liên doanh, liên kết phát triển NNCNC.

Tham Khảo Thêm:  Nguyễn Ái Quốc với việc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

3.3. Những kết luận và khuyến nghị

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn trên, năm kết luận và bốn khuyến nghị được đề xuất như sau:

Kết luận

Kết luận thứ nhất, phát triển NNCNC là hướng đi đúng, là con đường tất yếu cho sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung.

Kết luận thứ hai, để NNCNC phát triển, cần có sự hỗ trợ tích cực và mạnh mẽ từ Nhà nước, trung ương đến cơ sở. Nếu để người nông dân và doanh nghiệp “tự bơi” thì NNCNC sẽ phát triển chậm chạm và khó thành công.

Kết luận thứ ba, liên kết kinh tế theo mô hình chuỗi giá trị từ sản suất, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ với qui mô lớn là mô hình quyết định thành công của NNCNC. Đây cũng là xu hướng phát triển hiện đại của thời kỳ hội nhập dưới sự tác động của cuộc cách mạng 4.0. Nếu thiếu liên kết sản xuất, quy mô sản xuất nhỏ, sẽ không phát huy được lợi thế quy mô lớn, năng lực cạnh tranh sẽ yếu khó đứng vững trong cạnh tranh với các tập đoàn qui mô lớn thời kỳ hội nhập.

Kết luận thứ tư, nhân tố quyết định thành công của NNCNC là năng suất, chất lượng, hiệu quả và an toàn. Nếu như không có năng suất, chất lượng thì sẽ không đạt hiệu quả trong cạnh tranh. Nhưng chỉ có năng suất và chất lượng sản phẩm không thôi thì cũng chưa đủ, mà sản phẩm cần phải an toàn cho người tiêu dùng để tạo niềm tin cho người sử dụng.

Kết luận thứ năm, phát triển, ứng dụng mạnh công nghệ thông tin, công nghệ sinh học là nhân tố thúc đẩy nhanh quá trình UDNNCNC. Dù phương tiện, công cụ, quy trình, công nghệ sản xuất có hiện đại, tiên tiến đến đâu đi chăng nữa mà thiếu hạ tầng công nghệ thông tin thì nó cũng trở thành những vật vô dụng. Mạng internet, viễn thông phát triền sẽ là môi trường thuận lợi cho phát triển NNCNC.

Khuyến nghị

Khuyến nghị thứ nhất, có chính sách ưu đãi vốn mạnh mẽ hơn nữa và cải cách thủ tục hành chính để đẩy nhanh giải ngân vốn cho các chương trình, dự án NNCNC.

Khuyến nghị thứ hai, “cởi trói” về hạn điền. Thực hiện tốt Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”. Bởi lẽ, sản xuất NNCNC cần phải có quy mô đất đai lớn, nhưng hạn điền theo Luật đất đai hiện nay còn “trói buộc” vấn đề này.

Khuyến nghị thứ ba, mặc dù hạ tầng giao thông cho ĐBSCL gần đây rất được Trung ương quan tâm từ quy hoạch đến đầu tư, song trên thực tế, chưa được triển khai hoặc đang trong quá trình triển khai, nên vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của vùng, nhất là giao thông nông thôn phục vụ phát triển NNCNC. Giao thông thuận lợi sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Tuy nhiên, giao thông nói chung và ở nông thôn ĐBSCL nói riêng còn rất hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của việc sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn, UDCNC. Nhà nước từ trung ương đến địa phương cần vào cuộc với ý chí chính trị và sự quyết tâm cao hơn nữa để đẩy nhanh quá đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, nhất là ở nông thôn.

Khuyến nghị thứ tư, cơ chế chính sách là công cụ hữu hiệu chủ yếu để nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, duy trì sự tồn tại và phát triển của nhà nước, phát triển kinh tế – xã hội và phục vụ người dân. Dưới góc độ quản lý, quản trị quốc gia, nhà nước sử dụng cơ chế chính sách như một công cụ quan trọng tác động vào các lĩnh vực đời sống – xã hội để đạt được mục tiêu định hướng của nhà nước. Cơ chế chính sách có vai trò định hướng cho các chủ thể kinh tế (doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân) tham gia thực hiện UDCNC vào sản xuất nông nghiệp. Việc miễn giảm thuế, tạo cơ hội tiếp cận với nguồn vốn có lãi suất ưu đãi, ban hành những thủ tục hành chính đơn giản và các chế độ ưu đãi đặc biệt khác,… mà thuận lợi sẽ thúc đẩy doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư. Từ đó, kiến nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách, đặc biệt chú ý đến các yếu tố đặc thù của phát triển NNCNC để xây dựng cơ chế chính sách phù hợp. Có chính sách giảm, miễn thuế trong những năm đầu thành lập đối với các danh nghiệp NNUDCNC, quy mô lớn. Có chính sách hỗ trợ vay vốn theo nhu cầu sản xuất, lãi suất thấp, thời gian phù hợp chu kỳ từng loại cây, con trong sản xuất NNUDCNC. Sớm ban hành chính sách khuyến khích và thành lập bộ máy bảo vệ nông sản sạch công nghệ cao.

NNCNC là hướng đi đúng và tất yếu cho phát triển bền vững nông nghiệp ĐBSCL. Những kết quả nghiên cứu, phân tích trên được kỳ vọng góp phần giúp nhà quản lý có thêm cơ sở khoa học để hoạch định chính sách phát triển NNCNC của nước ta nói chung và ĐBSCL nói riêng để ngành nông nghiệp ĐBSCL phát triển mạnh mẽ và thành công hơn nữa trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Báo cáo: Phát triển nông nghiệp bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long, http://vukehoach.mard.gov.vn/WebContent/Event.aspx?id=22.

Đảng cộng sản Việt Nam, NQ số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 02/4/2022 “về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo quốc phòng – an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045”. Tổng Cục Thống kê. (2020). Niên Giám Thống kê 2020. https://www.gso.gov.vn/dan-so/

Thủ Tướng Chính phủ, Quyết định số 130/QĐ-TTg, ngày 27/01/2021 về “Ban hành chương trình quốc gia về phát triển công nghệ cao đến năm 2030”, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Quyet-dinh-130-QD-TTg-2021-Chuong-trinh-quoc-gia-phat-trien-cong-nghe-cao-den-nam-2030-463917.aspx.

Hưng, N. T. (2017). Các giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay”. NXB Lý luận chính trị.

Hưng, N. T. (2020). Liên kết vùng – giải pháp cơ bản phát triển nông nghiệp bền vững ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Thông tin khoa học chính trị, 4.

VCCI chi nhánh Cần Thơ. (2022). Báo cáo Kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long năm 2022.

[1] In vivo là phương pháp nhân giống hiện đại được thực hiện trong phòng thí nghiệm nên còn gọi là phương pháp nhân giống trong ống nghiệm (in vitro). Phương pháp nhân giống này có nhiều ưu điểm, không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, có khả năng nhân giống nhanh, cây trồng ra trái đồng loạt, thuận lợi cho xuất khẩu. Ở Việt Nam hiện nay có nhiều phòng thí nghiệm nuôi cấy mô, nhiều trung tâm sản xuất giống cây trồng hàng năm đã cung cấp một lượng đáng kể cây giống có chất lượng cao cho sản xuất như chuối, dứa, khoai tây, các loại lan, cây cảnh, cây lâm nghiệp.

In vivo là phương pháp nhân giống hiện đại được thực hiện trong phòng thí nghiệm nên còn gọi là phương pháp nhân giống trong ống nghiệm (in vitro). Phương pháp nhân giống này có nhiều ưu điểm, không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, có khả năng nhân giống nh

anh, cây trồng ra trái đồng loạt, thuận lợi cho xuất khẩu. Ở Việt Nam hiện nay có nhiều phòng thí nghiệm nuôi

cấy mô, nhiều trung tâm sản xuất giống cây trồng hàng năm đã cung cấp một lượng đáng kể cây giống có chất lượng cao cho sản xuất như chuối, dứa, khoai tây, các loại lan, cây cảnh, cây lâm nghiệp.

%83m.

[5] Theo Báo cáo: Phát triển nông nghiệp bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

[6] Niên Giám Thống kê 2020 – Tổng Cục Thống kê.

[7] https://trunganrice.com/

[8] Niên Giám Thống kê 2020 – Tổng Cục Thống kê.

[9] Theo Báo cáo: Phát triển nông nghiệp bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP