Chồn bạc má còn có một tên gọi khác là chồn heo, tùy vào từng địa phương mà có tên gọi khác nhau. Con vật này thuộc họ hàng với chồn và dễ dàng nhận biết chúng qua hình dáng đặc trưng có 2 đốm trắng hai bên má. Về giá trị kinh tế chồn bạc má có giá cao hơn so với chồn đèn và hiện nay còn được nuôi với mô hình kinh tế mang lại giá trị cao, sau đây chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu chi tiết về con vật này nhé.
Hình dáng và cân nặng của chồn bạc má
Toàn thân được phủ lên bởi màu nâu xám, lòng bàn chân và mũi có màu trắng xám hơi ngả vàng. Đỉnh lưng có 1 sọc trắng kéo dài từ đầu đến giữa lưng, và ngọn đuôi có màu trắng vàng. Có một điểm nổi bật là 2 bên má có 2 đốm trắng nên mới có tên là chồn bạc má.
Trọng lượng của một con chồn trưởng thành có cân nặng lên đến 2,2kg. Loài này thường sinh sống ở những nơi có đồng cỏ rậm rạp, rừng, và vùng có nhiều cây cối chằng chịt lý tưởng cho chúng cư trú và ẩn náu.
Thức ăn chủ yêu của chồn bạc má
Đây là một loài động vật ăn tạp, vì chúng ăn được cả động vật, thực vật và côn trùng. Thức ăn chủ yếu của chúng như là: trái cây rừng, ốc, cua, giun đất, cá và một sống động vật không xương sống và cả các loài động vật thủy sinh như cá, tép….
Ở ngoài thiên nhiên hoang dã, chúng có tập tính đi kiếm ăn vào ban đêm. Thứ nhất là chúng sẽ ít gặp kẻ thù, chẳng hạn như là con người… Thứ hai là chúng sẽ dễ dàng tìm được nhiều thức ăn hơn so với ban ngày.
Chồn bạc má có nuôi được không? Vâng chẳng những nuôi được mà còn rất dễ nuôi, vì chúng không kén ăn, và có sức đề kháng cao chống lại bệnh tật nên chúng rất ít khi bị bệnh giống như những con vật nuôi khác.
Nhưng điều khó khăn ở đây chính là về số lượng cá thể này rất ít, và chưa có trang trại nào cụ thể nhân giống loài vật này, số lượng nuôi chủ yếu dựa vào đánh bắt ngoài tự nhiên đem về nuôi. Nếu bạn có thể nhân giống và mở rộng được mô hình nuôi chồn bạc má thì sẽ đem lại giá trị kinh tế rất cao, bởi vì giá thị trường của chúng khá đắt.
Nơi chồn bạc má sống
Ở ngoài thiên nhiên rộng lớn và bao la, bạn muốn xác định được nơi nào có chồn bạc má sống thì đòi hỏi bạn phải thật sự am hiểu về loài vật này. Như là tập tính săn mồi, địa hình thích hợp để chúng sống và một số dấu vết chúng để lại trong quá trình đời sống hàng ngày của chúng, qua đó ta nhận biết và phán đoán được chúng có tồn tại ở khu đó hay không?
Sau đây chúng tôi chia sẻ cho bạn vài đặc điểm để bạn có thể cơ bản phán đoán được chúng có ở đó hay không nhé.
– Địa hình:
Trước hết phải nhìn về địa hình, xem nơi đó có um tùm không? Có nhiều cỏ không? Có nguồn nước như là ao hồ, sông, suối gì hay không ? Có vắng vẻ ít người lui tới hay không? Nếu có chắc chắn đó là một nơi lý tưởng để chúng sống.
– Nguồn thức ăn, và dấu vết chồn để lại:
Nếu có nguồn nước, có nhiều sinh vật khác sinh sống ở khu đó thì đúng rằng đây là nơi lý tưởng để chúng ẩn náu.
Tiếp theo chúng ta cần đi tìm dấu vết của chúng, bao gồm những dấu vết như là; dấu chân, bạn cần phải có kinh nghiệm nhận biết được dấu chân của nó và không lẫn lộn với dấu chân của con vật khác.
Dấu vết tiếp theo đó là phân của chúng, nếu bạn phát hiện ra phân của chúng thì không cần phải bàn cãi nữa chắc chắn là có chúng rồi.
Tiếp theo là cần tìm xem khu đó dấu vết đất có những dấu hiệu như là bị đào bới, cây cỏ có dấu hiệu bị cắn đức. Những dấu vết này là những manh mối quan trọng giúp bạn phán đoán được chúng có mặt ở nơi đó hay không.
Chồn bạc má có trong danh sách đỏ không?
Chồn bạc má là loại động vật hoang dã quý hiếm nằm trong danh sách đỏ Việt Nam. Loại chồn này mới được phát hiện ở bán đảo Sơn Trà.
Ăn chồn bạc má có bị cấm không?
Do chồn bạc má nằm trong nhóm động vật nằm trong danh sách đỏ, vì vậy việc nuôi nhốt, ăn thịt loài động vật này là trái phép, sẽ bị xử phạt theo đúng quy định của pháp luật.
Theo một cán bộ kiểm lâm, hành vi nuôi nhốt động vật hoang dã trái phép có thể bị xử lý vi phạm hành chính lên đến 400 triệu đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cách bẫy chồn bạc má
Khi bạn đã xác định được chúng có mặt ở đó, thì tiếp sau đây chúng ta cần chuẩn bị những chiếc bẫy để có thể bẫy được chồn hiệu quả nhất.
Hiện nay cũng có khá nhiều cách để bẫy được chồn, nhưng mình thấy chủ yếu người ta bẫy chúng bằng thòng lọng. Thòng ở đây có thể sử dụng thòng bẫy chồn đèn. Kết hợp với tiếng kêu thì dễ dàng bẫy được chúng rồi.
Để nâng cao hiệu quả bạn cần bẫy chúng vào ban đêm. Lúc này chúng sẽ rất mạnh dạng và dễ dính hơn so với ban ngày. Ở đây chỉ cần có bộ thòng và máy ghi âm np3 có tiếng kêu của chúng là đã có thể bẫy được rồi.
Nhưng điểm then chốt để thành công là file mp3 tiếng chồn bạc má kêu phải chuẩn và không tạp âm. Bạn có thể tải file ở đây.
Chồn bạc má giá bao nhiêu 1kg?
Ở thời điểm hiện tại giá của loài chồn heo này chỉ đứng sau giá của chồn hương mà thôi. 1kg chồn có giá giao động từ 700k đến 1tr2. Phụ thuộc vào nơi mua và trọng lượng của chúng mà có mức giá hơi chênh lệch nhau. Với những thông tin phía trên mà chúng tôi cung cấp hy vọng sẽ giúp ít được cho bạn hiểu nhiều hơn về con vật này. Chúc các bạn thành công.