Phó từ trong tiếng Anh: Kiến thức ngữ pháp tưởng “lạ” mà “quen”!

Phó từ trong tiếng Anh: Kiến thức ngữ pháp tưởng “lạ” mà “quen”!

Hẳn các bạn đã từng nghe qua về phó từ trong tiếng Anh, nhưng mơ hồ không biết nó chính xác là gì, đóng vai trò gì, cách dùng ra sao. Thật ra, đây lại là một loại từ vô cùng quen thuộc và gần gũi mà chúng ta thường sử dụng hàng ngày bằng một cái tên khác. Bạn có đoán được đó là gì không? Ngay bây giờ, FLYER sẽ giải đáp “tất tần tật” cho bạn về phó từ!

1. Phó từ trong tiếng Anh là gì?

Không đâu xa, phó từ có một “nickname” khác chính là trạng từ (Adverbs). Chúng thường được viết tắt là “Adv”. Đây là loại từ vô cùng quan trọng, được dùng để bổ sung ý nghĩa cho các từ trong câu, cung cấp thông tin cụ thể về nơi chốn (Where), thời gian (When), diễn ra thế nào (How) và với tần suất ra sao (How often), của một hành động hay sự việc.

Ví dụ:

  • I go to school everyday. (nơi chốn)

Tôi đến trường mỗi ngày.

  • He is playing video games at home. (nơi chốn)

Anh ấy đang chơi game ở nhà.

2. Chức năng của phó từ

Phó từ trong tiếng Anh có 4 chức năng chính.

Chức năng 1: Bổ sung nghĩa cho động từ.

Ví dụ:

  • Alex speaks English fluently. (How does Alex speak?)

Alex nói tiếng Anh một cách trôi chảy.

Phó từ “fluently” đang làm rõ nghĩa hơn cho động từ “speaks”. Nếu bỏ đi phó từ, câu vẫn đúng về mặt ngữ pháp nhưng sẽ bị “cụt” về nghĩa: Alex speaks English. (Alex nói tiếng Anh, nghe không hay chút nào).

  • My father is walking in the park. (Where is my father walking?)

Bố tôi đang đi dạo trong công viên.

Chức năng 2: Bổ sung nghĩa cho tính từ.

Ví dụ:

  • My mother is very beautiful. (How is my mother? => hỏi về tính chất)

Mẹ tôi rất xinh đẹp.

Phó từ “very” (rất) bổ sung, nhấn mạnh thêm cho tính từ “beautiful” (xinh đẹp).

Chức năng 3: Bổ sung nghĩa cho phó từ (hay trạng từ) khác.

Ví dụ:

  • She is almost always late. (How often is she late?)

Cô ấy hầu như luôn đến muộn.

“almost” (gần như, hầu như) đang bổ sung cho phó từ đứng sau nó là “always” (luôn luôn), cho chúng ta biết rằng một sự việc thường xuyên xảy ra.

  • He drives incredibly fast! (How does he drive?)

Anh ta lái nhanh khủng khiếp!

Chức năng 4: Bổ sung nghĩa cho toàn bộ câu.

Ví dụ:

  • Unfortunately, I can’t come home.

Thật không may, tôi không thể về nhà.

  • Sadly, we lost the match.

Tiếc thay, chúng ta đã thua trận đấu.

💡 Kiến thức thêm: Phó từ có thể bổ sung nghĩa cho một cụm giới từ (prepositional phrase: những cụm từ bắt đầu bằng giới từ như in, on, at… dùng để chỉ địa điểm)

Tham Khảo Thêm:  Tổng hợp cách chuyển hướng cuộc gọi các nhà mạng và hệ điều hành

Ví dụ:

  • He’s obviously inside the house.

Anh ấy rõ ràng đang ở trong nhà.

Phó từ “obviously” (rõ ràng) bổ sung cho cả cụm giới từ “inside the house” (ở trong nhà).

3. VỊ TRÍ VÀ PHÂN LOẠI CỦA PHÓ TỪ

Phó từ trong tiếng Anh vô cùng đa dạng. Mỗi loại sẽ xuất hiện ở vị trí thông dụng tương ứng. Có 3 vị trí trong câu có thể có phó từ:

Đầu câu: thường mang ý nghĩa nhấn mạnh hoặc bổ sung nghĩa cho cả câu.

Phó từ liên kết, phó từ thời gian, phó từ tần suất, phó từ bình luận, phó từ cách thức.

Giữa câu: đứng trước động từ chỉ hành động, sau động từ tobe (am/is/are) và trợ động từ (will/have/can/may/might/would…) để bổ sung cho chính những động từ, trợ từ đó.

Phó từ tần suất, phó từ cách thức, phó từ mức độ, phó từ mang ý nghĩa khẳng định/ phủ định (surely/ never), phó từ thời gian.

Cuối câu: mang tính chất kể lại, trần thuật.

Phó từ thời gian, phó từ tần suất, phó từ nơi chốn, phó từ cách thức.

Để chắc chắn rằng bạn có thể hiểu rõ ràng về từng loại phó từ trong tiếng Anh, bây giờ chúng ta sẽ đi sâu vào từng loại!

3.1. Phó từ chỉ tần suất (Adverbs of frequency)

Cho chúng ta biết một sự việc được xảy ra với tần suất nào (thường xuyên, thỉnh thoảng, luôn luôn…). Chúng sẽ trả lời cho câu hỏi How often?

Vị trí: Linh hoạt. Đứng ở cả 3 vị trí đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu.

Ví dụ:

  • Sometimes, I go to the library. (Thỉnh thoảng, tôi đến thư viện.)

I sometimes go to the library. (Tôi thỉnh thoảng đến thư viện)

I go to the library sometimes. (Tôi đến thư viện, thi thoảng thôi)

  • If you don’t aim high you will never hit high.

Nếu không đặt mục tiêu cao bạn sẽ không bao giờ đạt được mục đích lớn.

Các phó từ tần suất thường gặp:

Adverbs of frequencyMeaning

Xem thêm: 5 phút “nằm lòng” trạng từ chỉ tần suất

3.2. Phó từ chỉ cách thức (Adverbs of manner)

Cho chúng ta biết một sự việc được xảy ra hoặc được hoàn thành như thế nào. Chúng trả lời cho câu hỏi How?

Vị trí: Đứng ở đầu câu, giữa câu, cuối câu.

Ví dụ:

  • Suddenly, it began to rain. (Bất ngờ, trời đổ mưa)
  • It began to rain suddenly. (Trời đổ mưa một cách bất ngờ)
  • It suddenly began to rain. (Trời bất ngờ đổ mưa)

Một số phó từ cách thức thường gặp:

3.3. Phó từ chỉ thời gian (Adverbs of time)

Cho chúng ta biết khi nào một sự việc được xảy ra, trả lời cho câu hỏi When?

Vị trí: Đầu câu, giữa câu và cuối câu.

Ví dụ:

  • I’ll call you later. (Tôi sẽ gọi lại cho bạn sau)
  • We’ve already eaten breakfast. (Chúng tôi đã ăn bữa sáng rồi)
  • Tonight, I will have a date. (Tối nay, tôi có một cuộc hẹn)

Các phó từ thời gian thường gặp:

3.4. Phó từ chỉ nơi chốn (Adverbs of place)

Thông báo địa điểm xảy ra một hành động, hoặc cung cấp thông tin về ai/cái gì đang ở đâu. Nói cách khác, chúng trả lời cho câu hỏi Where?

Tham Khảo Thêm:  4 cách chặn quảng cáo trên Google Chrome hiệu quả nhất

Vị trí: Đứng đầu câu, giữa câu, cuối câu. Tuy nhiên, không phải từ nào cũng có thể đứng ở cả 3 vị trí này. Phó từ khi đặt ở các vị trí khác nhau có thể sẽ cần thay đổi cấu trúc. Vì vậy, quyết định đặt chúng ở chỗ nào phù hợp còn tùy vào ngữ cảnh, ý nghĩa từ và mục đích của người nói nhé.

Ví dụ:

  • The cat is here!/ Here is the cat! (Con mèo ở đây này!)
  • I’m standing behind you. (Tôi đang đứng đằng sau bạn)
  • Behind you, I’m standing. (Đằng sau bạn, tôi đang đứng)

=> Câu này có vẻ ngữ pháp vẫn đúng, nhưng không được thuận tai lắm.

  • Next to my room is my sister’s room. (Kế phòng tôi là phòng chị gái tôi)

My room is next to my sister’s room. (Ok)

Một số phó từ chỉ nơi chốn:

3.5. Phó từ chỉ mức độ (Adverbs of degree)

Thể hiện mức độ của phẩm chất, tính chất, trạng thái, điều kiện và mối quan hệ. (quá, rất, lắm…). Chúng trả lời cho câu hỏi How much? hoặc How little?

Vị trí: Ở giữa câu. Khi đọc một câu có mang phó từ chỉ mức độ, bạn nên nhấn mạnh để tăng giọng điệu cho câu nhé!

Ví dụ:

  • I love cooking very much. (Tôi thích nấu ăn rất nhiều)
  • He has really enjoyed playing the piano. (Cậu ấy thật sự thích chơi piano).
  • I extremely love my cat. (Tôi rất yêu con mèo của mình)

Một số phó từ chỉ mức độ:

3.5. Phó từ đánh giá, ước lượng (Adverbs of evaluation)

Loại này còn có tên gọi khác là Phó từ bình luận và quan điểm (Adverbs of comment and viewpoints). Dùng để bình phẩm hoặc nêu ý kiến về thứ gì đó. Chúng thường bổ sung nghĩa cho cả câu.

Vị trí: Đầu câu, giữa câu và cuối câu. Trong đó, nếu đứng ở đầu hoặc cuối câu, giọng điệu sẽ mạnh hơn, mang tính chất nhất mạnh.

Ví dụ:

  • Clearly, she didn’t know what she was doing. (Rõ ràng, cô ta không biết mình đang làm gì)
  • She clearly didn’t know what she was doing. (Cô ta rõ ràng không biết mình đang làm gì)
  • She didn’t know what she was doing, clearly. (Cô ta không biết mình đang làm gì, rõ ràng!)

Một số phó từ đánh giá và ước lượng:

3.6. Phó từ liên kết (Linking adverbs)

Phó từ liên kết dùng để nối một câu, một mệnh đề với những gì được nhắc đến trước đó. Chúng cũng có thể được gọi là Conjunctive adverbs vì đóng vai trò giống như như một liên từ (conjunctions).

Vị trí: Chỉ đứng ở đầu câu.

Ví dụ:

  • Life is hard. However, life can be fun.

Cuộc sống thật khó khăn. Tuy nhiên, cuộc sống có thể cũng rất vui.

Chúng ta có phó từ “However”. “Nhưng sao lại ở đầu câu nhỉ?” Hẳn bạn đang tự hỏi như vậy phải không? Chính xác đó là đầu câu! Như đã nói ở trên, phó từ liên kết nối một câu với những gì đã nhắc trước đó. Nhắc lại nhé, phó từ liên kết nối một câu với những gì đã được nhắc đến!

“Life is hard” chính là những gì đã được nhắc đến, là vế đầu tiên, “life can be fun” là vế thứ hai. Ta sẽ đặt “However” ở đầu vế thứ hai nhằm liên kết với vế trước. Như vậy, ta đã có một câu ghép hoàn chỉnh với ý nghĩa hoàn chỉnh.

  • My friend doesn’t come to school. Still, he gets good grades.
Tham Khảo Thêm:  CỎ MẦN TRẦU CÓ TÁC DỤNG GÌ

Bạn tôi không đến lớp. Mặc dù vậy, cậu ấy vẫn đạt điểm cao.

Một số phó từ liên kết thường gặp:

Ngoài 6 loại thường gặp ở trên, ta có một số loại phó từ trong tiếng Anh khác được xếp vào nhóm riêng.

Phó từ hội tụ (Adverbs of focusing): Dùng để nhấn mạnh, tập trung vào một thứ gì đó. Phó từ hội tụ bổ nghĩa cho động từ, tính từ, cụm danh từ, giới từ. Vị trí của chúng trong câu có thể làm thay đổi nghĩa của cả câu.

Ví dụ:

  • Even she believes that. (Ngay cả cô ta cũng tin điều đó)

=> Tập trung vào “she” (cô ta).

  • She believes even that. (Ngay cả điều đó mà cô ta cũng tin)

=> Tập trung vào “that” (điều đó).

Một số phó từ tập trung:

also cũngmainlychủ yếuOnlyChỉ cóonlychỉjustchỉ

Phó từ đảm bảo (Adverbs of certainty): Chúng thể hiện sự chắc chắn, tuyệt đối sẽ xảy ra của một hành động, hoặc sự chắc chắn trong cảm xúc, cảm giác, quan điểm, dự đoán về một thứ gì đó dựa vào hoàn cảnh, những yếu tố có sẵn.

Ví dụ:

  • It will certainly be cloudy tomorrow. (Ngày mai chắc chắn sẽ nhiều mây)

-> Có thể người nói thấy hôm nay mưa, nên đoán mai sẽ tiếp tục âm u, mưa.

  • She definitely doesn’t like Math. (Cô ấy rõ ràng không thích môn Toán)

-> Người nói thấy “she” không chú tâm vào học Toán, nên đoán cô ấy không thích Toán.

Một số phó từ đảm bảo khác:

SurelyprobablyUndoubtedly

4. CÁCH HÌNH THÀNH PHÓ TỪ

Đa số các phó từ trong tiếng Anh có dạng: tính từ + ly, tuy nhiên có một số trường hợp cần phải lưu ý như sau:

cách hình thành phó từ trong tiếng Anh
Cách hình thành phó từ trong tiếng Anh

Các phó từ bất quy tắc (Irregular adverbs)

5. BÀI TẬP về phó từ trong tiếng Anh

Qua bài này, FLYER hy vọng bạn đã thật sự hiểu về “phó từ trong tiếng Anh”. Nắm rõ về khái niệm, chức năng, và nhất là phân biệt được 6 loại phó từ phổ biến. Tuy nhiên, chỉ học lý thuyết chưa bao giờ là đủ. Bạn nhớ hãy luyện tập mỗi ngày bằng cách làm bài tập, xem phim tiếng Anh hoặc nghe nhạc để có thể linh hoạt vận dụng phó từ khi nói và viết nhé.

Chưa biết trình độ của mình đang ở đâu? Ghé ngay Phòng luyện thi ảo FLYER, chỉ với vài bước đăng ký vô cùng đơn giản, việc đạt mục tiêu trong các kỳ thi sẽ không còn xa vời. Tại đây, đề thi được mô phỏng sát với thực tế phù hợp với từng trình độ, bạn còn có thể lưu lại kết quả để tiện theo dõi quá trình học tập. Phòng thi ảo sẽ mở ra một không gian mô phỏng game với đồ họa rất sinh động. Thử ngay hôm nay!

Hồng Đinh – Thạc sỹ giáo dục Hoa Kỳ: Bí quyết ôn thi Cambridge tại nhà cùng FLYER

Tham gia nhóm Luyện Thi Cambridge & TOEFL cùng FLYERđể được cập nhật những kiến thức cùng tài liệu tiếng Anh mới nhất bạn nhé!

>>> Xem thêm:

Trạng từ trong tiếng Anh:Tổng hợp ngắn gọn kiến thức cơ bản

Cấu trúc “How often”: Hỏi 1 trả lời 10!

Cách dùng trạng ngữ chỉ thời gian trong tiếng Anh.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP