Điều kiện về cân nặng, chiều cao đi nghĩa vụ quân sự

Điều kiện về cân nặng, chiều cao đi nghĩa vụ quân sự

Theo quy định hiện nay, nghĩa vụ quân sự có thể hiểu là là nghĩa vụ về quốc phòng mà công dân cần phải thực hiện trong quân đội dưới hình thức phục vụ tại ngũ hoặc phục vụ trong ngạch dự bị nếu đáp ứng các điều kiện tuyển chọn quân. Việc quản lý các hoạt động tham gia nghĩa vụ quân sự tại Việt Nam hiện nay được điều chỉnh bởi Luật nghĩa vụ quân sự 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Điều kiện về cân nặng, chiều cao đi nghĩa vụ quân sự cũng đang là một trong những vấn đề mà nhiều bạn đọc quan tâm. Bài viết sẽ cung cấp thông tin chi tiết hơn về vấn đề này.

Nghia Vu Quan Su
Điều kiện về cân nặng, chiều cao đi nghĩa vụ quân sự

1. Tiêu chuẩn công dân được gọi nhập ngũ

Vì là một hoạt động liên quan mật thiết đến an ninh quốc gia, cho nên pháp luật đã quy định rất chi tiết về các tiêu chuẩn để công dân được gọi nhập ngũ như sau:

– Có lý lịch rõ ràng;

– Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối và chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước;

– Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ;

Tham Khảo Thêm:  Dàn diễn viên cũ "lột xác" trong phim mới Gara hạnh phúc

– Có trình độ văn hóa phù hợp

2. Độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự

Theo Điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự 2015, độ tuổi bắt buộc tham gia nghĩa vụ quân sự (nhập ngũ) là từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Trong trường hợp công dân đã được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự vì lý do học Đại học, Cao đẳng thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết năm 27 tuổi.

3. Điều kiện về cân nặng, chiều cao đi nghĩa vụ quân sự

Công dân tham gia nghĩa vụ quân sự cũng cần đạt các tiêu chuẩn cụ thể về chiều cao, cân nặng được quy định cụ thể như sau:

Điều kiện về chiều cao, cân nặng đối với công dân nam:

+ Loại 1: Công dân đạt chiều cao từ 1,63m trở lên, cân nặng tối thiểu 51kg, vòng ngực 81cm.

+ Loại 2: Công dân đạt chiều cao 1,6m – 1,62m, cân nặng từ 47 – 50kg, vòng ngực đạt 78 – 80 cm.

+ Loại 3: Công dân đạt chiều cao 1,57m – 1,59m, cân nặng từ 43 – 46kg, vòng ngực đạt 75 – 77cm.

+ Loại 4: Công dân đạt chiều cao 1,55m – 1,56m, cân nặng từ 41 – 42kg, vòng ngực đạt 73 – 74cm.

+ Loại 5: Công dân đạt chiều cao 1,53m – 1,54m, cân nặng từ 40kg, vòng ngực đạt 71 – 72cm.

+ Loại 6: Công dân đạt chiều cao từ 1,52m trở xuống, cân nặng từ 39kg, vòng ngực đạt 70cm.

– Điều kiện về chiều cao, cân nặng đối với công dân nữ:

+ Loại 1: Công dân đạt chiều cao từ 1,54m trở lên, cân nặng đạt 48kg.

+ Loại 2: Công dân đạt chiều cao 1,52m – 1,53m, cân nặng từ 44 – 47kg.

+ Loại 3: Công dân đạt chiều cao 1,50m – 1,51m, cân nặng từ 42 – 43kg.

Tham Khảo Thêm:  5 phim ngập tràn tình dục gây tranh cãi trên Netflix nhưng càng khiến 'gã khổng lồ' này nổi tiếng

+ Loại 4: Công dân đạt chiều cao 1,48m – 1,49m, cân nặng từ 40 – 41kg.

+ Loại 5: Công dân đạt chiều cao 1,47m, cân nặng 38 – 39 kg.

+ Loại 6: Công dân đạt chiều cao dưới 1,46m, cân nặng dưới 37 kg.

Tóm lại, theo quy định của Thông tư 148/2018/TT-BQP thì chỉ các công dân có sức khỏe loại 1, loại 2 và loại 3 mới đủ tiêu chuẩn được gọi nhập ngũ. Đối với trường hợp công dân chỉ đạt sức khỏe từ loại bốn trở đi sẽ không bị gọi tham gia nghĩa vụ quân sự.

Xem thêm bài viết “Thủ tục đăng ký đi nghĩa vụ quân sự mới nhất”.

4. Câu hỏi thường gặp

4.1. Trốn đi nghĩa vụ quân sự có bị phạt hành chính không?

Có. Theo quy định hiện hành, việc trốn nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể là nếu công dân có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe để trốn tránh nhập ngũ thì sẽ bị phạt tiền từ 2 đến 4 triệu đồng. Ngoài ra, công dân không có mặt đúng thời gian và địa điểm hẹn khám sức khỏe mà không có lý do chính đáng sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đến 1.200.000 đồng.

4.2. Thời gian đi nghĩa vụ quân sự là bao lâu?

Theo Điều 21 Luật nghĩa vụ quân sự 2015, quy định thời gian nhập ngũ trong thời bình là 24 tháng.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyền kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp để đảm bảo nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu hoặc đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.

4.3. Bị cận có phải tham gia nghĩa vụ quân sự hay không?

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 148/2018/TT-BQP, tiêu chuẩn quan trọng để tham gia nghĩa vụ quân sự là phải đảm bảo về sức khỏe của công dân. Nếu trong quá trình khám sức khỏe để kêu gọi đi nghĩa vụ quân sự, có kết luận rằng chủ thể bị cận từ 1,5 độ trở lên thì người này đã không đủ điều kiện để tham gia nghĩa vụ quân sự.

Tham Khảo Thêm:  Lịch phát sóng phim Đừng nói khi yêu trên kênh VTV3

4.4. Không đi khám nghĩa vụ quân sự phạt bao nhiêu?

Nếu không tham gia khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự khi được gọi mà không có lý do chính đáng, công dân có thể bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013.

4.5. Sinh viên đang học đại học, cao đẳng có được miễn nghĩa vụ quân sự không?

Theo Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015, người đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo thuộc đối tượng được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự, chứ không được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự.

Trên đây là một số thông tin cơ bản và cần thiết về vấn đề điều kiện về cân nặng, chiều cao đi nghĩa vụ quân sự, mong rằng quý bạn đọc sẽ nắm thêm được nhiều thông tin hơn khi tham gia phục vụ tại quân ngũ. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với công ty Luật ACC để được tư vấn một cách toàn diện hơn.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP