Dùng retinol bị sạm da phải làm sao? Nguyên nhân do đâu?

Dùng retinol bị sạm da phải làm sao? Nguyên nhân do đâu?
Video dùng retinol bị sạm da phải làm sao

Quá trình tái tạo tế bào da chậm dần khi bước sang độ tuổi 30, đây là nguyên nhân khiến da mặt bạn trông khô, sạm, thiếu độ đàn hồi và xuất hiện nhiều nếp nhăn. Vì vậy, nhiều chị em đã tìm đến retinol để kích thích tăng tốc độ thay da, nhằm mang đến làn da tươi trẻ và mịn màng hơn. Tuy nhiên, không ít người dùng retinol bị sạm da và một vài kích ứng khác trên da. Vậy nguyên nhân là do đâu và khắc phục thế nào, tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

Retinol là gì?

Retinol là một dẫn xuất của vitamin A hay vitamin A1. Ngoài ra, retinol còn được biết đến là một chất chống oxy hóa mạnh, có thể thâm nhập qua lớp biểu bì và lớp bì của da. Tại đây, retinol giúp trị mụn trứng cá, cải thiện màu da, chống lão hóa da và thúc đẩy độ đàn hồi của da.

Dung retinol bị sạm da

Retinol chuyển đổi thành axit retinoic khi “lưu hành” trong cơ thể

Trong những năm gần đây, retinol đã trở nên phổ biến trong lĩnh vực chăm sóc da. Có thể nói ứng dụng retinol cho da là một bước tiến mới giúp bác sĩ da liễu giải quyết các vấn đề về da tốt hơn. Tuy nhiên, câu hỏi lớn nhất được nhiều chị em quan tâm đó là tại sao dùng retinol bị sạm da và dùng thế nào để có thể cải thiện vùng da bị sạm?

Nguyên nhân sạm da khi dùng retinol

Retinol thường được sử dụng như một thuật ngữ chung để chỉ các sản phẩm bôi ngoài da có chứa dẫn xuất vitamin A để kích thích da dẻ trắng mịn và làm trẻ hóa da. Tuy nhiên, có một sự thật là bạn có thể bị sạm da khi dùng retinol. Để tránh bị tác dụng không mong muốn này, bạn nên biết các lý do khiến da bị sạm khi dùng retinol.

1. Cơ chế hoạt động của Retinol

Retinol hoạt động bằng cách tăng sản xuất collagen cũng như tăng tốc độ thay đổi tế bào da, tạo ra hiệu ứng “đầy đặn” trên da. Vì vậy, biện pháp này rất lý tưởng để cải thiện tình trạng da xỉn màu, giảm thiểu nếp nhăn, làm đều màu da và giảm kích thước lỗ chân lông.

Tham Khảo Thêm:  Hâm nóng tình yêu bằng cách tân trang "cô bé", nhưng hóa ra chị em đang đoán sai tâm tư của chồng thế này đây

Khi bôi lên da, retinol sẽ chuyển hóa thành Retinoic acid. Quá trình chuyển hóa sẽ phụ thuộc vào độ pH trên da, thông thường độ pH từ 5-6 là phù hợp để retinol làm việc.

2. Da bị kích ứng

Mặc dù retinol đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cho phép sử dụng trong thẩm mỹ da, nhưng điều này không có nghĩa là retinol không có tác dụng phụ. Những người sử dụng retinol thường xuyên cho biết rằng họ gặp phải tình trạng khô và kích ứng da, đặc biệt là với những người dùng mới. Các tác dụng phụ khác có thể bao gồm: đỏ ửng da, ngứa và lột da.

3. Không sử dụng kem chống nắng

Bản chất của retinol là giúp da tươi mới bằng quá trình tái tạo da, vì vậy, làn da đặc biệt nhạy cảm trước ánh nắng. Nếu không sử dụng kem chống nắng, retinol từ công dụng làm sáng màu da, đều màu các vùng da tối màu… trở thành tác nhân khiến da tăng sắc tố, nếp nhăn và sạm nám kém sắc nhanh hơn cả khi bạn không sử dụng.

Để tránh dùng retinol da bị sạm đen, bạn cần quan tâm đến việc bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời. Việc dùng kem chống nắng không đủ liều lượng khiến làn da đang tái tạo bị tác hại của tia UV cũng dễ khiến da sạm đi trông thấy. Khuyến cáo lượng kem chống nắng đủ dùng là 2 mg/cm2 tùy vào diện tích gương mặt hoặc vùng da cần chống nắng.

4. Sử dụng sai nồng độ

Dùng retinoids tại chỗ là biện pháp cần duy trì để tận dụng các lợi ích mà chúng đem đến cho da. Thời gian đầu sử dụng, chỉ nên lấy lượng kem nhỏ như hạt đậu, chọn retinol hoặc sản phẩm có nồng độ thấp là 0.1%-0.3% để giúp giảm chứng tăng sắc tố và màu da không đều.

Sau một thời gian, khi da đã quen với retinol, có thể tăng dần nồng độ lên 0.5% hoặc 1%. Tuyệt đối không nên khi bắt đầu đã chọn nồng độ retinol quá cao để tránh kích ứng da và sạm da khi dùng retinol.

Tham Khảo Thêm:  TOP 11 kem chống nắng giá học sinh chất lượng nhất 2023

Cẩn trọng khi sử dụng Retinol

Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi người nên sử dụng retinol có nồng độ và liều lượng phù hợp với tình trạng da.

Tần suất sử dụng cũng tăng từ từ, ban đầu là 3 ngày dùng 1 lần trong 2 tuần đầu tiên, sau đó, khi da đã thích nghi thì có thể sử dụng mỗi ngày. Đặc biệt, các chuyên gia da liễu khuyến cáo chỉ nên thoa retinol lên da vào buổi tối.

5. Không dưỡng ẩm và chăm sóc da đúng cách

Nếu bạn chưa quen với retinol, hãy chọn một sản phẩm có các thành phần dưỡng ẩm bôi thêm trước và sau khi thoa retinol. Thông thường, khi dùng retinol sẽ khiến da trở nên khô, bong tróc nếu không được dưỡng ẩm. Vì vậy, để dùng retinol lâu dài, bạn cần thoa lớp mỏng kem dưỡng ẩm sau khi thoa sản phẩm retinol để giữ cho hàng rào bảo vệ da chắc chắn nhất có thể.

Mặt khác, theo quy trình chăm sóc da, bạn nên thoa retinol trước bước dưỡng ẩm. Vì retinol là hoạt chất điều trị, nên phải được thoa đầu tiên, sau đó mới đến các lớp dưỡng da. Hãy luôn nhớ rằng, dưỡng ẩm là bước sau cùng để “khóa” các lớp dưỡng da trước đó, đặc biệt là trong chu trình chăm sóc da ban đêm.

Một số tác dụng phụ khác có thể gặp khi sử dụng Retinol

Retinol nổi tiếng là “con dao hai lưỡi” khi thoa lên da. Khi bạn bắt đầu sử dụng retinol, bên cạnh những lợi ích mà retinol mang đến, bạn có thể nhận thấy một số dấu hiệu kích ứng khi tế bào mới của da tăng lên. Các tác dụng phụ bao gồm:

Ngứa da: Thường gặp ở những người lần đầu bôi retinol, cảm giác kích ứng rõ rệt nhất là châm chích và ngứa nhẹ tại vùng da đang sử dụng retinol. Để “giải nguy” cho da, bạn cần cấp ẩm cho da bằng cách thoa kem dưỡng ẩm, làn da của bạn sẽ trở nên ẩm mịn và mềm mại hơn, giảm bớt cảm giác ngứa khó chịu.

Da bong tróc, rát da: Hiện tượng da bị khô dẫn đến bong tróc, đau rát là những phản ứng tạm thời và có thể dịu dần khi làn da đã thích nghi với retinol.

Tham Khảo Thêm:  Ăn chân gà có béo không? Món ăn chân gà KO bị MẬP

Da bị đỏ, kích ứng: Mẩn đỏ, kích ứng là phản ứng không mong muốn nhưng phổ biến ở nhiều người khi sử dụng retinol. Đặc biệt là người có làn da nhạy cảm, da mỏng yếu hoặc do sử dụng liều lượng cao so với mức cho phép. Khi gặp phải tình trạng này, bạn nên giảm nồng độ và ngừng sử dụng retinol một thời gian, sau đó sắp xếp quy trình cho phù hợp với đặc tính của da.

Lỗ chân lông to: Thực tế, đây không phải là tác dụng phụ của retinol, mà là hậu quả của việc dùng retinol sai cách. Ngược lại, nếu sử dụng đúng cách, bạn còn có thể thu nhỏ kích thước lỗ chân lông, giúp da dẻ mịn màng hơn.

Xuất hiện mụn: Là một trong các phản ứng khi dùng retinol sẽ gặp phải. Đẩy mụn là cách đưa bụi bẩn, dầu nhờn tích tụ trong lỗ chân lông ra ngoài. Từ đó, giúp sạch thoáng và thu nhỏ lỗ chân lông.

Tác dụng phụ của Retinol

Nổi mụn đỏ, rát da, da khô hơn sau khi thoa thoa retinol

Dùng Retinol bị sạm da phải làm sao?

Như đã đề cập, nguyên nhân dẫn tới dùng retinol bị sạm da là do cơ chế hoạt động, phản ứng của da, thói quen chăm sóc da của mỗi người khi dùng retinol. Những tế bào da non được hình thành khi đó sẽ nhạy cảm hơn dưới tác động của tia UV, sẽ khiến da sạm đi nhanh chóng, thậm chí là xuất hiện nám da, tàn nhang.

Do đó, trước khi sử dụng retinol bạn nên thăm khám da liễu, trong quá trình sử dụng nên dùng với liều lượng vừa đủ, không tự ý tăng liều, tăng cường các biện pháp bảo vệ và chống nắng cho da, đặc biệt là luôn thoa kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên trước khi ra ngoài. Nếu dùng retinol bị sạm da, kích ứng hoặc các tác dụng phụ khác kéo dài, nên ngưng sử dụng và đến các chuyên khoa da liễu thăm khám.

Retinol là sự lựa chọn cho làn da của hầu hết mọi người. Tuy nhiên, có thể mất nhiều thời gian sử dụng để nhận thấy kết quả trên da của bạn. Hãy cân nhắc liên hệ với chuyên gia da liễu trước khi mua một sản phẩm retinol nào đó.

Ritana box new

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP