Dung hạnh là gì? Tư dung tốt đẹp nghĩa là gì?  

Đọc văn bản:

Pháo đã nổ đưa xuân về vang động,

Vườn đầy hoa ríu rít tiếng chim trong.

Cỏ non biếc, giãi mình chờ nắng rụng,

Bên lau già, theo gió uốn lưng cong.

Đôi bướm lượn, cánh vương làn sương mỏng,

Chập chờn bay đem phấn điểm muôn hoa.

Cất tiếng hát ngây thơ trên cỏ rộng,

Đàn chim khuyên đua nhặt ánh dương sa.

Hàng dừa cao say sưa ôm bóng ngủ

Vài quả xanh khảm bạc hớ hênh phô.

Xoan vươn cành khều mặt trời rực rỡ

Bên bóng râm lơi lả nhẹ nhàng đu.

Đây tà áo chuối non bay phấp phới,

Phơi màu xanh lấp loáng dưới sương mai.

Đây, pháo đỏ lập loè trong nắng chói.

Đây hoa đào mỉm miệng đón xuân tươi .

(Trích Xuân về, Chế Lan Viên toàn tập, Vũ Thị Thường sưu tập và biên soạn, NXB Văn học, 2002)

TIỂU DẪN:

Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh năm 1920, tại Cam Lộ, Quảng Trị. Ông lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, Bình Định. Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi. Năm 17 tuổi, với bút danh Chế Lan Viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay “Điêu tàn”. Từ đây, tên tuổi của ông vụt sáng trên thi đàn Việt Nam.

Phong cách thơ Chế Lan Viên rất rõ nét và độc đáo. Thơ ông là sức mạnh trí tuệ được biểu hiện trong khuynh hướng suy tưởng – triết lý. “chất suy tưởng triết lý mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa”[6] Khai thác triệt để các tương quan đối lập. Và nổi bật nhất là năng lực sáng tạo hình ảnh phong phú, độc đáo nhiều ý nghĩa biểu tượng.

Tham Khảo Thêm:  Hướng dẫn cách đồng bộ danh bạ trên iPhone chỉ trong một nốt nhạc

Bài thơ được tác giả sáng tác vào năm 1937, nằm trong tập thơ Điêu tàn; là một trong những tác phẩm nổi bật cho phong cách thơ Chế Lan Viên .

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1 (0.5 đ): Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2 (0.5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

Câu 3 (0.5 đ): Bài thơ viết về đề tài gì?

Câu 4 (0.5đ): Câu thơ: Hàng dừa cao say sưa ôm bóng ngủ sử dụng biện pháp tu từ gì?

Câu 5 (1.0 đ): Em hiểu như thế nào về tâm trạng của nhà thơ trong khổ thơ cuối?

Câu 6 (1.0 đ): Nêu tác dụng của phép điệp trong khổ thơ sau:

Đây tà áo chuối non bay phấp phới,

Phơi màu xanh lấp loáng dưới sương mai,

Đây, pháo đỏ lập loè trong nắng chói.

Đây hoa đào mỉm miệng đón xuân tươi.

Câu 7 (1.0đ): Nhận xét về bức tranh mùa xuân trong đoạn thơ trên?

Câu 8 (1.0đ): Viết đoạn văn (5-7 dòng) nêu cảm nhận về mùa xuân ở quê hương em.

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Viết một bài nghị luận phân tích, đánh giá đặc sắc nội dung và nghệ thuật bài thơ “Xuân về” của Chế Lan Viên

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP