1. Những công dân nào được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình?
Những công dân sau đây được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình:
+) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng 1, con của bệnh binh hạng 1.
+) Một người anh trai hoặc em trai của liệt sĩ.
+) Một con trai của thương binh hạng 2.
+) Cán bộ, viên chức, công chức, thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, trí thức trẻ tình nguyện đã phục vụ từ hai mươi bốn tháng trở lên.
– Những công dân nam sau đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình:
+) Chưa đủ sức khoẻ phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khoẻ.
+) Là lao động duy nhất phải trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động.
+) Là lao động duy nhất trong gia đình vừa bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
+) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan binh sĩ đang phục vụ tại ngũ.
+) Người đi xây dựng vùng kinh tế mới trong ba năm đầu.
+) Người thuộc diện di dân, dãn dân trong ba năm đầu đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn có phụ cấp khu vực hệ số 0,5 trở lên, ở hải đảo có phụ cấp khu vực hệ số 0,3 trở lên theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định.
+) Cán bộ, viên chức, công chức, thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, trí thức trẻ tình nguyện làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội đang cư trú tại địa phương hoặc người địa phương khác được điều động đến làm việc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn có phụ cấp khu vực hệ số 0,5 trở lên, ở hải đảo có phụ cấp khu vực hệ số 0,3 trở lên.
+) Đang nghiên cứu công trình khoa học cấp nhà nước được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ hoặc người có chức vụ tương đương chứng nhận.
+) Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định tại khoản 1 Điều 48 của Luật Giáo dục 2005 bao gồm:
a) Trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường năng khiếu, dự bị đại học;
b) Trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề;
c) Trường cao đẳng, đại học;
d) Học viện, viện nghiên cứu có nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.
+) Học sinh, sinh viên đang học tại các nhà trường của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam hoặc học sinh, sinh viên được đi du học tại các trường ở nước ngoài có thời gian đào tạo từ mười hai tháng trở lên.
Như vậy nếu thuộc một trong các đối tượng trên thì sẽ được tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc miễn nhập ngũ trong thời bình.
2. Đang học đại học có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có người em sinh năm 1994. Năm 2012, em tôi thi trượt đại học, cao đẳng, có lệnh triệu tập khám tuyển nghĩa vụ quân sự nhưng do gia đình đi làm ăn xa, không nhận được thông báo nên em tôi vẫn tiếp tục ôn thi. Khi làm hồ sơ thi đại học, cao đẳng em tôi có về xã để xin dấu xác nhận và được thông báo vi phạm luật nghĩa vụ quân sự, em tôi đã chấp hành nộp phạt hành chính theo đúng quy định hiện hành. Năm 2013, em tôi thi đỗ một trường đại học, hoàn tất thủ tục nhập học trước khi có giấy gọi xét tuyển nghĩa vụ quân sự. Vậy xin hỏi em tôi có được xét vào diện tạm hoãn nghĩa vụ quân sự không? Và nếu được xét thì khi nào phải thực hiện chấp hành luật nghĩa vụ quân sự? Rất mong sớm có lời tư vấn, giải đáp.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 29 Luật nghĩa vụ quân sự thì những trường hợp sau đây được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự trong thời bình.
Như vậy trường hợp em bạn đang đi học ở trường đại học thì có thể tiến hành hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định tại điểm e Khoản 1 Điều 29 như trên.
Về thực hiện nghĩa vụ quân sự khi hết thời gian tạm hoãn: Hàng năm việc gọi công dân nhập ngũ được tiến hành từ 1 đến 2 lần. Như vậy với mỗi lần có giấy gọi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời gian em bạn đang đi học tại trường đại học thì em bạn phải làm thủ tục tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.
Khi hết thời hạn tạm hoãn nghĩa vụ (hoặc sau khi hết tạm hoãn em bạn không thuộc một trong những trường hợp được tạm hoãn khác theo quy định tại Khoản 1 Điều 29) thì khi có giấy gọi, em bạn phải tiến hành thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật. Về độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, theo quy định tại Điều 12 Luật nghĩa vụ quân sự thì độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Do đó nếu sau khi học xong, em bạn đã hết tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự thì không tiến hành thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
3. Bị bệnh về mắt có được miễn nghĩa vụ quân sự không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sự, em đang học đại học năm cuối và năm nay em 21 tuổi. Em bị bị bong võng mạc ở mắt trái dù đã chữa trị nhưng thị lực đã giảm, mắt phải em bị cận 4.5 độ. Vậy em có đủ điều kiện được miễn nghĩa vụ quân sự không? Em xin cám ơn.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo quy định tại Luật nghĩa vụ quân sự 2015 và theo quy định tại Thông tư liên tịch 36/2011/TTLT-BYT-BQP.
Như vậy, trong danh mục khám sức khỏe có yêu cầu về thị lực mắt, hiện trạng sức khỏe của bạn là bị bong võng mạc ở mắt trái dù đã chữa trị nhưng thị lực đã giảm, mắt phải bị cận 4.5 độ có thể sẽ được hoãn nghĩa vụ quân sự chứ không thuộc trường hợp miễn nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, việc hoãn này cần có sự giám định và phân loại sức khỏe do cơ quan y tế quyết định và đưa ra kết luận chi tiết.
4. Tạm hoãn hay miễn nghĩa vụ quân sự?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư Dương Gia! Tôi có một câu hỏi muốn hỏi Luật sư như sau: Tôi năm nay 25 tuổi, hiện đang là lao động chính trong gia đình. Tuy nhiên, tôi lại là con của liệt sỹ. Như vậy, cho tôi hỏi, tôi thuộc đối tượng được miễn nghĩa vụ quân sự hay tạm hoãn nghĩa vụ quân sự? Tôi cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn năm nay 25 tuổi, hiện đang là lao động chính của gia đình, đồng thời bạn là con của liệt sỹ.
Căn cứ theo Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015. Xét theo quyền lợi của bạn, căn cứ vào quy định pháp luật nêu trên, thì bạn thuộc đối tượng miễn nghĩa vụ quân sự.
5. Người đang đi làm có được hoãn nghĩa vụ quân sự hay không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là sinh viên vừa ra trường, mới xin việc làm và đang làm tại công ty được 3 tháng. Hiện tại xã đội gửi giấy gọi khám nghĩa vụ quân sự nhập ngũ năm 2016 cho tôi. Tôi có thể xin hoãn đi nghĩa vụ quân sự trong năm nay được không? Nếu tôi không đi nghĩa vụ trong năm nay có bị xử phạt gì không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 về Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân.
Theo quy định trên, bạn không thuộc vào các trường hợp được hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự do bạn đã hoàn thành chương trình đào tạo trình độ đại học và đang đi làm. Do đó, bạn vẫn phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Nếu bạn không thực hiện nghĩa vụ quân sự đúng như trong giấy gọi khám nghĩa vụ quân sự thì bạn có thể bị xử phạt tiền theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định 120/2013/NĐ-CP như sau: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
6. Các trường hợp tạm hoãn nghĩa vụ quân sự:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Nhà e có 5 anh chị em nhưng đã có gia đình hết và đã tách khẩu ở riêng và hiện nay còn duy nhất em và mẹ ( bố đã mất). Em năm nay 26 tuổi và mẹ 63 tuổi và trình độ văn hóa của em mới học tới lớp 5. Vậy xin hỏi luật sư em có được hoãn nghĩa vụ quân sự hay không? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
Công dân đủ điều kiện sau đây phải tham gia nhập ngũ theo Điều 30, Điều 31 Luật nghĩa vụ quân sự 2015:
– Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
– Lý lịch rõ ràng;
– Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
– Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định;
– Có trình độ văn hóa phù hợp.
Tuy nhiên pháp luật cũng quy định các trường hợp tạm hoãn và miễn nghĩa vụ quân sự. Căn cứ khoản 1 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 và hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư 140/2015/TT-BQP quy định các trường hợp tạm hoãn nghĩa vụ quân sự như sau:
– Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;
– Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
– Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
– Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
– Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;
– Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
– Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
Trong trường hợp của bạn, trong gia đình bạn thì ngoài bạn ra còn có 4 người chị và mẹ của bạn. Tuy nhiên, các chị của bạn đều đã lấy chồng hết và không sống cùng với mẹ của bạn. Và hiện tại mẹ bạn đã lớn tuổi và không thể lao động.Còn bạn là lao động duy nhất trong gia đình.Do đó, bạn thuộc trường hợp tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.