Bệnh thận nên ăn gì, kiêng gì? 20 loại thực phẩm tốt cho người bệnh

Bệnh thận nên ăn gì, kiêng gì? 20 loại thực phẩm tốt cho người bệnh

Bệnh thận mạn tính (CKD) khiến thận suy giảm chức năng, không lọc bỏ hết các chất độc để thải ra ngoài cơ thể. Chính vì thế, những người mắc bệnh thận cần có một chế độ ăn uống được theo dõi nghiêm ngặt. Chế độ dinh dưỡng tốt cho thận sẽ giúp thận khỏe hơn, làm chậm quá trình oxy hóa và tiến triển của bệnh. Vậy bệnh thận nên ăn gì? Kiêng gì?

bệnh thận nên ăn gì

Tổng quan về bệnh thận

Bệnh thận là thuật ngữ y khoa chỉ tình trạng thận không hoạt động tốt như bình thường. Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân, có thể do di chứng tổn thương, thận hư hoặc suy giảm chức năng do biến chứng từ bệnh khác như đái tháo đường, tăng huyết áp…. (1)

Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh thận (CKD), đặc biệt người già. Mức độ nguy hiểm của bệnh tăng lên theo thời gian. Trường hợp bệnh nặng, thận có thể ngừng hoạt động hoàn toàn. Nhưng với tiến bộ y học và chế độ dinh dưỡng lành mạnh, người bệnh thận vẫn có cuộc sống bình thường.

Bệnh thận mạn tính giai đoạn đầu thường không xuất hiện triệu chứng hoặc có biểu hiện mơ hồ. Bệnh thường được phát hiện khi khám sức khỏe thông qua làm một số xét nghiệm máu hoặc nước tiểu. Trong giai đoạn nặng, bệnh thận xuất hiện các triệu chứng:

  • Mệt mỏi.
  • Phù nề ở mắt cá chân, bàn chân, bàn tay,…
  • Buồn nôn, nôn
  • Khó thở.
  • Tiểu ít

Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh thận được xác định do biến chứng của bệnh: huyết áp cao, tiểu đường, béo phì, sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt, do sử dụng một số loại thuốc như lithium và thuốc chống viêm không steroid (NSAID).

Y học hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh thận mạn tính. Nhưng việc thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh, ăn uống khoa học kết hợp với các loại thuốc kiểm soát các bệnh liên quan,… giúp người bệnh giảm các triệu chứng và ngăn bệnh trở nặng.

tổng quan về bệnh thận
Bệnh thận chỉ tình trạng hoạt động không bình thường của thận

Vai trò của chế độ ăn uống đối với bệnh nhân mắc bệnh thận?

Chức năng chính của thận là loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Ngoài ra, thận còn giúp cân bằng các khoáng chất khác như muối, kali, cân bằng chất lỏng trong cơ thể, tạo ra các hormone ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của các cơ quan khác.

Chế độ ăn uống tốt cho thận, giúp bảo vệ thận không bị tổn thương thêm. Người bệnh thận hạn chế một số loại thực phẩm nhất định để các khoáng chất, chất điện giải không tích tụ trong cơ thể. Chế độ dinh dưỡng này cũng đảm bảo có được sự cân bằng giữa protein, calo, vitamin và khoáng chất. Nếu bạn đang ở giai đoạn đầu của bệnh, có thể không cần kiêng cử nhiều. Nhưng khi bệnh trở nặng ở các giai đoạn sau, người bệnh phải cẩn thận hơn khi lựa chọn các loại thực phẩm đưa vào cơ thể.

Người mắc bệnh thận nên kiêng gì?

1. Thực phẩm chứa nhiều muối

Trong các thực phẩm chứa nhiều muối có hàm lượng natri cao. Natri ảnh hưởng đến cân bằng huyết áp, giúp duy trì cân bằng nước trong cơ thể bạn. Thận khỏe mạnh giữ mức natri trong tầm kiểm soát.

Nhưng nếu mắc bệnh thận, thận không kiểm soát được lượng natri, khiến chất lỏng dư thừa tích tụ trong cơ thể, gây ra một số vấn đề như: sưng mắt cá chân, huyết áp cao, khó thở và tích tụ dịch ở màng tim và màng phổi. Kiểm soát lượng natri nạp vào cơ thể luôn ít hơn 2 gram/mỗi ngày.

Hạn chế các loại thực phẩm hàm lượng natri cao như: muối, đồ ăn đóng hộp, đồ đông lạnh, các loại nước sốt đậm vị như sốt thịt nướng, sốt bít tết,… thực phẩm muối chua, khoai tây chiên, thịt chế biến sẵn, bánh mì,… Điều quan trọng, thử thay thế muối thành các gia vị thảo mộc khác. (2)

2. Hạn chế hấp thụ kali

Kali giúp các dây thần kinh và cơ bắp hoạt động bình thường. Nhưng khi bị bệnh thận, cơ thể không thể lọc lượng kali dư ​​thừa. Khi hàm lượng kali trong máu tăng cao có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về tim.

Tham Khảo Thêm:  Vén màn bí mật ý nghĩa nốt ruồi ở bụng nam, nữ tốt hay xấu?

Kali được tìm thấy trong nhiều loại trái cây và rau như chuối, khoai tây, bơ, cam, bông cải xanh nấu chín, cà rốt sống, rau xanh (trừ cải xoăn), cà chua. Những thực phẩm này có thể ảnh hưởng đến nồng độ kali trong máu. Bác sĩ sẽ gợi ý cho bạn những loại thực phẩm thay thế, đảm bảo dinh dưỡng và hạn chế dung nạp kali vào cơ thể.

3. Hạn chế thực phẩm giàu phốt pho

Với bệnh thận giai đoạn đầu hoặc đang chạy thận nhân tạo, bạn cần hạn chế phốt pho. Gần như mọi loại thực phẩm đều chứa một ít phốt pho cho nên cần cân nhắc kỹ lưỡng. Cơ thể bạn hấp thụ ít phốt pho hơn từ thực phẩm tự nhiên và thực phẩm tự nhiên cung cấp dinh dưỡng tổng thể tốt hơn. Nên chọn thực phẩm tự nhiên thay vì thực phẩm chế biến có bổ sung phốt pho. (3)

4. Kiểm soát lượng protein

Trong quá trình tiêu hóa và phân hủy protein, chất thải sẽ được tạo ra, thận có nhiệm vụ loại chất thải khỏi cơ thể. Bệnh thận khiến thận không hoạt động bình thường, ăn nhiều protein sẽ tăng áp lực lên thận. Người bệnh thận giai đoạn cuối, quá trình loại bỏ chất thải sau khi phân hủy protein trở nên khó khăn rất nhiều.

Protein có nhiều trong các nguồn thực phẩm khác nhau, từ động vật đến thực vật như: thịt đỏ, thịt gà, cá, trứng, sữa, các loại đậu, quả hạch, đậu nành, ngũ cốc nguyên hạt,… Với người bệnh thận, không sử dụng phương pháp chạy thận nhân tạo, cần hạn chế lượng protein trong khẩu phần ăn.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc giảm lượng protein, tăng cường thực phẩm thực vật có thể giúp làm chậm quá trình suy giảm chức năng thận và bảo vệ sức khỏe thận. Những người đang chạy thận nhân tạo có thể cần tăng lượng protein nạp vào cơ thể.

5. Hạn chế lượng chất lỏng nếu bị bệnh thận nặng

Người bệnh thận giai đoạn cuối, thận bị tổn thương nên không thể hoạt động như bình thường. Việc nạp quá nhiều chất lỏng vào cơ thể sẽ gây áp lực lên quá trình lọc và loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể, theo thời gian chúng tích tụ lại và gây phù nề.

Bệnh thận giai đoạn cuối thường xuất hiện phù nề ở mắt cá chân, bàn chân, ngón chân, bàn tay, ngón tay,… Ngoài ra, việc nạp nhiều chất lỏng trong giai đoạn cuối của bệnh thận còn dẫn đến một số vấn đề như huyết áp cao, khó thở, suy tim.

Mức độ hạn chế nước phụ thuộc vào tình trạng bệnh thận. Người bệnh giai đoạn 1 và 2 được khuyến nghị uống đủ nước để giữ cho thận hoạt động tốt. Chỉ những người bệnh nặng, giai đoạn 3 và 4 sẽ được bác sĩ chỉ định cắt giảm lượng nước, chất lỏng nạp vào cơ thể.

người mắc bệnh thận nên kiêng ăn gì
Natri, kali, phốt pho, protein,… có nhiều trong các loại thức ăn nhanh, chế biến sẵn

Người bị bệnh thận nên ăn gì?

1. Súp lơ (bông cải)

Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin K, folate và chất xơ. Giàu chất chống oxy hóa và kháng viêm, quan trọng nhất, chúng chứa ít kali và protein. Trong 62gr bông cải tươi chỉ chứa hàm lượng 9,3 mg natri, 88 mg kali, 20mg photpho và 1gr protein. (4)

2. Việt quất

Loại quả chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa anthocyanin, có thể bảo vệ chống lại bệnh tim, tiểu đường và các bệnh khác. Chúng cũng chứa ít natri, phốt pho và kali, 1 ly việt quốc tươi (148gr) chỉ chứa 1,5gr natri, 114mg kali, 18gr phốt pho.

3. Cá chẽm

Một lựa chọn cung cấp protein chất lượng cao. Ngoài ra, thịt cá chẽm chứa chất béo lành mạnh là omega-3, có thể giúp ngăn ngừa một loạt bệnh và tăng cường sức khỏe cho những người mắc bệnh mạn tính. Tuy nhiên, Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường và Tiêu hóa và Bệnh thận (NIDDK – Hoa Kỳ) khuyến nghị nên ăn một lượng nhỏ thịt hoặc cá, vì lượng protein cao có thể khiến thận làm việc nhiều hơn.

4. Nho đỏ

Nguồn cung cấp chất chống oxy hóa flavonoid, giúp giảm viêm nhiễm và chống lại bệnh tim, tiểu đường và các tình trạng sức khỏe khác. Hàm lượng protein chỉ ở mức 0.5mg.

5. Lòng trắng trứng

Cung cấp nguồn protein chất lượng cao, thân thiện với thận và ít phốt pho. Lòng trắng là lựa chọn tốt cho những người ăn kiêng vì bệnh thận.

6. Tỏi

Bạn có thể thử thay thế muối ăn bằng tỏi để tăng hương vị cho món ăn, mang lại lợi ích dinh dưỡng cho người bệnh thận. Tỏi cũng là một nguồn cung mangan và vitamin B6 tốt. Tỏi cũng chứa các hợp chất lưu huỳnh có đặc tính chống viêm.

7. Kiều mạch

Đây là một loại ngũ cốc nguyên hạt có hàm lượng kali thấp. Kiều mạch còn chứa vitamin B, magie, sắt và chất xơ. Kiều mạch không chứa gluten nên phù hợp với người mắc bệnh celiac (tiêu chảy) hoặc không dung nạp gluten.

8. Dầu ô liu

Nguồn cung cấp vitamin E lành mạnh và chủ yếu chất béo không bão hòa. Dầu ôliu không chứa phốt pho nên đây là lựa chọn phù hợp cho những người mắc bệnh thận. Hầu hết chất béo trong dầu ô liu là axit oleic, có đặc tính chống viêm.

Tham Khảo Thêm:  4 bước chăm sóc da cơ bản cho mọi loại da bật tông trắng sáng, mịn màng

9. Hạt bulgur

Một sản phẩm từ lúa mì nguyên hạt và là chất thay thế tốt với thận, so với các loại ngũ cốc nguyên hạt khác có hàm lượng kali và phốt pho cao. Bulgur cung cấp vitamin B, magie và sắt, cũng như protein và chất xơ từ thực vật, rất quan trọng đối với sức khỏe tiêu hóa.

10. Bắp cải

Thuộc họ rau họ cải và cung cấp vitamin, khoáng chất và các hợp chất chống oxy hóa. Có tác dụng quản lý lượng đường trong máu, giảm nguy cơ tổn thương thận và gan, ngăn stress, oxy hóa và béo phì.

11. Ức gà

Ức gà không da có ít chất béo và phốt pho hơn thịt gà có da. Người mắc bệnh thận nên hạn chế khẩu phần thịt và cá, vì lượng protein cao có thể khiến thận phải làm việc nhiều hơn.

12. Ớt chuông

Chứa nhiều vitamin A, C và các chất chống oxy hóa khác nhưng lại ít kali. Những chất dinh dưỡng này rất quan trọng đối với chức năng miễn dịch, có liên quan chặt chẽ với bệnh thận.

13. Hành tây

Giúp tăng hương vị cho món ăn thay muối và không chứa natri. Xào hành tây với tỏi, dầu ô liu và các loại thảo mộc có thể tăng thêm hương vị cho món ăn mà không ảnh hưởng đến sức khỏe thận. Hành tây cung cấp vitamin C, mangan và vitamin B, bao gồm cả folate. Chúng cũng chứa các sợi prebiotic, giúp giữ cho hệ thống tiêu hóa luôn khỏe mạnh, cung cấp vi khuẩn có lợi cho đường ruột.

14. Cải lông

Là một loại rau xanh đậm, nhiều hương vị và dinh dưỡng, ít kali. Cải lông cung cấp vitamin K, mangan và canxi, có lợi cho xương. Loại rau này cũng chứa nitrat, có thể làm giảm huyết áp – một điều cần thiết với người mắc bệnh thận.

15.Hạt macadamia

Hầu hết các loại hạt đều chứa nhiều phốt pho và không phù hợp với chế độ ăn kiêng dành cho người thận. Hạt macadamia là một lựa chọn ngon miệng cho những người bệnh thận. Chúng có hàm lượng kali và phốt pho thấp hơn đậu phộng hoặc hạnh nhân, cung cấp canxi, chất béo lành mạnh, folate, magiê, đồng, sắt và mangan.

16. Củ cải

Rất cần cho chế độ ăn uống dành cho người bệnh thận. Chúng chứa rất ít kali và phốt pho nhưng chứa các chất dinh dưỡng quan trọng khác như folate và vitamin A.

17. Cải củ turnip

Là loại rau củ cung cấp chất xơ, vitamin C, vitamin B6 và mangan. Chúng có thể được xào hoặc luộc, chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng, tốt cho chế độ ăn kiêng dành cho người thận. Ngoài ra, hãy thử dùng củ cải sống, nghiền với món salad hoặc thêm chúng vào món hầm.

18. Dứa

So với cam, chuối hoặc kiwi, dứa có hàm lượng phốt pho, kali và natri thấp hơn, có thể dùng làm món ngọt, món tráng miệng bổ sung vào thực đơn người bệnh thận. Dứa cũng là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin A dồi dào, có chứa bromelain – một loại enzyme có thể giúp giảm viêm.

19. Nam việt quất

Trong quả có chứa chất dinh dưỡng thực vật được gọi là proanthocyanidins loại A, chất chống oxy hóa. Chúng có thể ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu và thận bằng cách giảm mức độ vi khuẩn trong nước tiểu. Quả nam việt quốc cũng ít kali, phốt pho và natri.

20. Nấm shiitake

Đây là loại nấm thơm ngon, bạn có thể sử dụng thay thế thịt. Chúng thích hợp cho những người bị bệnh thận, đang theo chế độ ăn kiêng. Nấm shiitake cũng là nguồn cung cấp vitamin B, đồng, mangan và selen. Ngoài ra, chúng còn cung cấp một lượng lớn protein từ thực vật và chất xơ. Trong nấm có hàm lượng kali, natri và phốt pho thấp hơn nấm portobello và nấm nút trắng, khiến chúng trở thành lựa chọn tuyệt vời cho những người theo chế độ ăn kiêng vì bệnh thận.

người mắc bệnh thận nên ăn gì
Lựa chọn thực phẩm tốt cho thận giúp làm chậm tiến triển của bệnh thận

Người bị thận không nên ăn gì?

1. Quả bơ

Được coi là một trong những thực phẩm giàu kali cần tránh đối với bệnh thận. Một quả bơ cỡ trung bình cung cấp lượng kali lên đến 690 mg. (5)

2. Quả mơ

Giàu vitamin C, vitamin A và chất xơ nhưng chúng cũng chứa nhiều kali. Mỗi ly (165g) quả mơ tươi cắt lát cung cấp 427 mg kali. Mơ khô có hàm lượng kali cao hơn mơ tươi gấp nhiều lần, người bệnh thận nên tránh.

3. Chuối

Dù có hàm lượng natri thấp nhưng 1 quả chuối cỡ trung bình cung cấp 422 mg kali.

4. Cam

1 trái cam lớn (184 g) cung cấp 333 mg kali. Hơn nữa, có 458 mg kali trong 1 ly (240mL) nước cam. Với hàm lượng kali của chúng, cam và nước cam có thể cần phải tránh hoặc hạn chế trong chế độ ăn uống dành cho người thận.

5. Nho khô

Nho khô, mơ khô, mận khô là những loại trái cây chứa hàm lượng kali, đường và calo cao.

6. Rau bina nấu chín

Hầu hết các loại rau lá xanh, bao gồm củ cải Thụy Sĩ, rau bina và củ cải đường, chúng có hàm lượng kali cao, không tốt cho người bệnh thận. Ví dụ, 1 chén rau bina nấu chín chứa khoảng 839 mg kali, gần bằng một nửa lượng khuyến nghị hàng ngày cho người mắc bệnh thận mạn tính.

7. Khoai tây

Có hàm lượng kali cao tự nhiên. Một củ khoai tây trung bình chứa khoảng 610 mg kali.

Tham Khảo Thêm:  Viên uống chống nắng Mivolis Carotin của Đức có tốt không?

8. Cà chua

Người bệnh thận giai đoạn đầu thường không hạn chế ăn cà chua. Nếu hàm lượng kali trong cơ thể cao, bác sĩ sẽ khuyến nghị bạn loại bỏ cà chua và các sản phẩm từ cà chua ra khỏi khẩu phần ăn.

9. Gạo lứt

Có hàm lượng phốt pho và kali cao. Mỗi ly (155g) gạo lứt đã nấu chín chứa 149mg phốt pho và 95mg kali, trong khi 1 cốc (186g) gạo trắng đã nấu chín chỉ chứa 69mg phốt pho và 54mg kali. Gạo trắng, kiều mạch đều là những lựa chọn thay thế tốt.

10. Bánh mì nguyên cám

Bánh mì càng có nhiều cám và ngũ cốc nguyên hạt thì hàm lượng phốt pho và kali càng cao. Một lát bánh mì tương đương 36 gam (g), chứa khoảng 76mg phốt pho và 90mg kali. Do đó, người bệnh thận sử dụng bánh mì bình thường thay vì bánh mì nguyên cám.

11. Cám ngũ cốc

Chứa hàm lượng phốt pho và kali cao. Việc hạn chế hoặc tránh dùng những sản phẩm từ cám ngũ cốc, ngũ cốc nguyên cám sẽ tốt hơn cho người bệnh thận.

12. Yến mạch

Cả yến mạch và bột yến mạch đều chứa nhiều kali, phốt pho, natri, cho nên khi chọn mua những sản phẩm từ yến mạch cho người bệnh thận bạn cần xem kỹ các thông tin về hàm lượng của những chất này, tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng sử dụng.

13. Thịt chế biến

Các loại thịt chế biến sẵn là thịt đã được ướp muối, sấy khô, xử lý hoặc đóng hộp,… có chứa chất bảo quản, không tốt cho sức khỏe. Thịt đã qua chế biến thường chứa một lượng lớn muối, chủ yếu để cải thiện mùi vị và giữ nguyên hương vị. Do đó, khi bổ sung thịt chế biến vào khẩu phần ăn, rất khó để giữ lượng natri hàng ngày của người bệnh thận ở mức dưới 2.300 mg.

14. Dưa chua

Loại thực phẩm muối chua có hàm lượng natri cao và nên tránh trong chế độ ăn kiêng thận. Một phần dưa chua lớn chứa khoảng 1.630 mg natri. Chế độ ăn uống thân thiện với thận thường khuyến nghị một người duy trì lượng natri dưới 2.300 mg mỗi ngày.

15. Bánh quy

Trong bánh quy có hàm lượng natri cao, khi cho chúng vào khẩu phần ăn, người bệnh thận không thể kiểm soát được lượng natri nạp vào. Hơn nữa, trong bánh quy cũng không chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

16. Đậu

Được biết đến là một nguồn cung cấp protein và chất xơ thực vật tuyệt vời. Tuy nhiên, đậu cũng có thể làm tăng lượng kali và phốt pho lưu thông trong máu nếu tiêu thụ với số lượng lớn.

16. Sữa

Sữa và các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, kem là nguồn cung cấp canxi, protein và các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Chúng cũng chứa nhiều phốt pho và kali. Người bệnh thận giai đoạn sau có thể cần hạn chế sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa.

17. Thực phẩm đóng hộp

Các loại thực phẩm đóng hộp thường chứa nhiều natri. Hạn chế hoặc mua các loại thực phẩm đóng hộp có hàm lượng natri thấp có thể là cách tốt nhất để giảm mức tiêu thụ natri trong cơ thể.

thực phẩm bệnh thận không nên ăn
Người bệnh thận cần tránh dùng các thực phẩm chứa nhiều kali

Nên làm gì để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh thận?

  • Vận động: tập thể dục thường xuyên – cố gắng tập ít nhất 150 phút một tuần, lựa chọn những bài tập phù hợp với sức khỏe vừa giúp bạn rèn luyện cơ thể, vừa hỗ trợ làm chậm tiến triển của bệnh.
  • Thay đổi lối sống: người mắc bệnh thận thường được khuyến nghị các biện pháp thay đổi lối sống như: ngừng hút thuốc, xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, hạn chế lượng muối ăn vào dưới 6g mỗi ngày. Ngoài ra, không uống nhiều rượu bia, tránh các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc không kê đơn như ibuprofen, trừ khi được chuyên gia y tế khuyên dùng – những loại thuốc này có thể gây hại cho thận.
  • Chế độ dinh dưỡng rõ ràng: xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, không nạp nhiều muối, protein, phốt pho,… thay vào đó sử dụng các thực phẩm tốt cho thận sẽ giúp thận khỏe hơn mỗi ngày.

Trong trường hợp bạn cần bất kỳ can thiệp y tế, chữa trị đối với những biến chứng, bệnh lý có liên quan đến bệnh thận mãn tính thì đến ngay Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM. Bệnh viện quy tụ những chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán, điều trị các bệnh liên quan thận, tiết niệu. Kết hợp cùng trang thiết bị hiện tại, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, chuẩn 5 sao sẽ mang đến cho bạn giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện.

Những người mắc bệnh thận phải kiểm soát lượng phốt pho, muối và kali. Ở một số giai đoạn nhất định, người bệnh cũng cần hạn chế lượng protein nạp vào cơ thể. Vì nhu cầu dinh dưỡng và những hạn chế thay đổi trong suốt thời gian “sống chung” với bệnh. Hy vọng những thông tin trong bài viết “Bệnh thận nên ăn gì, kiêng gì?“đã giúp bạn có thêm nhiều gợi ý cho chế độ dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân mắc thận.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP