Có rất nhiều bạn thắc mắc file âm thanh có đuôi là gì? rồi các định dạng âm thanh nào thì dàn âm thanh có thể đọc được? Định dạng âm thanh nào có chất lượng cao,… Hôm nay, Lạc Việt Audio sẽ chia sẻ với các bạn thông tin các định dạng âm thanh phổ biến hay được sử dụng nhất hiện nay, cũng như phân biệt định dạng âm thanh nào mà loa và các thiết bị trong dàn âm thanh có thể chơi được. Cùng tìm hiểu qua bào viết dưới đây nhé!
Định dạng tập tin là gì?
Định dạng tập tin là một cách chuẩn để thông tin được mã hóa trong việc lưu trữ các file. Nó chỉ định cách các bit được sử dụng để mã hóa thông tin trong một phương tiện lưu trữ kỹ thuật số.
Ví dụ trong các file âm thanh bạn thường thấy xuất hiện các đuôi MP3 phía sau hoặc sau các video thường thấy đuôi MP4 thì đó chính là cách để phân biệt định dạng tập tin âm thanh và video tương ứng. Để biết nhiều hơn về các loại định dạng âm thanh phổ biến hiện nay chúng ta cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé!
Các định dạng âm thanh phổ biến
Hiện nay có các loại định dạng âm thanh phổ biến và thường xuất hiện nhất cần kể tới như:
1. Định dạng âm thanh MP3
Đây có lẽ là định dạng âm thanh quen thuộc nổi tiếng nhất mà chúng ta đều biết. Định dạng âm thanh MP3 là viết tắt của từ MPEG-1 audio Player 3 hay Motion picture Expert Group 1 Layer 3. MP3 là một trong những định dạng âm thanh kỹ thuật số nén dữ liệu. Trong quá trình nén thành file thì các dãy âm thừa, âm quá cao hoặc quá thấp thì đều sẽ bị loại bỏ. Vì thế mà các file MP3 thường rất nhẹ, chúng ta có thể dễ dàng tải về, chia sẻ thông qua các ứng dụng mạng xã hội. Tất nhiên, do là file bị nén, một số âm bị loại bỏ khỏi bài nhạc nên chất lượng âm sẽ bị giảm đi nhiều so với âm từ CD hay bài nhạc nguyên bản từ phòng thu.
MP3 là định dạng âm thanh được sử dụng phổ biến nhất thế giới cho các file nhạc.
2. Định dạng âm thanh WMA
WMA là viết tắt của cụm từ Windows Media Audio được phát hành vào năm 1999 và là định dạng độc quyền của nhà Microsoft. Cũng giống với MP3, WMA cũng nén dữ liệu và đánh mất đi một phần âm thanh nhưng phương pháp nén tốt hơn nên chất lượng bản nhạc cũng tốt hơn định dạng MP3. Dung lượng thậm chí có thể chỉ bằng một nửa so với MP3.
Tuy nhiên do đây là định dạng âm thanh độc quyền của hãng nên sẽ không có nhiều thiết bị và nền tảng hỗ trợ.
3. Định dạng âm thanh WAV
WAV là viết tắt của từ Waveform Audio File Format, đây là một định dạng âm thanh được phát triển bới Microsoft và IBM từ những năm 1991. WAV là một định dạng âm thanh không nén nên cũng không bị mất dữ liệu âm thanh, đảm bảo chất lượng âm thanh không kém gì đĩa CD. Tuy nhiên nếu xét kỹ ra thì không định dạng nhạc WAV không hoàn toàn như vậy, dạng nén vẫn có nhưng rất ít khi được sử dụng nên người ta coi chúng là một định dạng âm thanh không nén thôi.
Chính vì dữ liệu âm thanh không bị nén nên dung lượng của những bài hát được định dạng WAV thường rất lớn và bị “nặng” so với những thiết bị bình thường mà chúng ta hay sử dụng.
4. Định dạng âm thanh AAC
Định dạng âm thanh AAC là viết tắt của từ Advanced Audio Coding được công bố vào năm 1997 và được coi như là anh em song sinh của MP3. Nhưng chúng lại có điểm nổi bật hơn định dạng âm thanh MP3 khi sử dụng thuật toán nén tiên tiến hơn nên có thể tích hợp được nhiều kênh âm thanh ở tần số thấp mà trong định dạng MP3 bị mất đi, chất lượng âm thanh vì thế cũng sẽ hay hơn file MP3.
Mặc dù AAC là định dạng âm thanh cũng được sử dụng rất phổ biến nhưng xét về độ phổ biến thì không thể vượt qua MP3 được. AAC hiện nay là phương pháp nén âm thanh được nhiều ông lớn sử dụng như Youtube, Android, iOS,…
5. Định dạng âm thanh FLAC
Flac (Free Lossless Audio Codec) là một trong những định dạng âm thanh nén mà không làm giảm đi chất lượng âm thanh phổ biến nhất được sử dụng hiện nay. Điểm đặc biệt của định dạng âm thanh này là bạn có thể nén nguồn âm thanh tới 60% mà không đánh mất một dữ liệu nào.
Nhiều người đánh giá Flac chính là định dạng âm thanh tốt nhất. Cũng dễ hiểu vì đây là định dạng mở, không bản quyền, được hỗ trở bởi hầu hết các chương trình và thiết bị hiện nay và chất âm thanh thì không kém gì bản gốc.
6. Định dạng âm thanh OGG (Vorbis)
OGG là một định dạng âm thanh tương tự với Mp3 nhưng nó thậm chí còn rộng hơn, OGG chứa tất cả các loại định dạng nén, thường được dùng cho các file Vorbis. Định dạng nhạc này cho chất lượng âm thanh tốt hơn so với các tệp MP3 cùng phương pháp nén và dung lượng tương đương nhau.
>>> Tham khảo thêm:
-
- Beatbox là gì? Nguồn gốc, bí mật nghệ thuật beatboxing
- [ 5 ] Cách kết nối loa với tivi cực đơn giản, hiệu quả
- Top 10 loa treo tường mini nhỏ gọn đáng mua nhất năm 2020
7. Định dạng âm thanh Lossless
Lossless là định dạng âm thanh chất lượng cao nhờ sử dụng phương pháp nén âm thanh mà không làm mất dữ liệu. Tức là âm thanh từ CD gốc sẽ được nén bằng kỹ thuật hiện đại để tạo nén với một dung lượng lớn. Vì thế, chất lượng âm thanh của định dạng âm thanh lossless thực sự rất tốt, chân thực không thua kém âm thanh trong đĩa CD. Và đây cũng là một trong những định dạng âm thanh hay nhất do chuyên gia và người dùng đánh giá.
8. Định dạng âm thanh MIDI
MIDI cũng là một trong những định dạng âm thanh thường gặp trong các file nhạc. MIDI là viết tắt của cụm từ Musical Instrument Digital Interface, có thể hiểu nôm na là tiếng đàn, sáo, bộ gõ và cả tiếng hát tồn tại dưới dạng sóng âm thanh hình Sin.
Nhạc được định dạng MIDI dùng kỹ thuật số để lưu âm thanh và được mã hoá dưới dạng nhị phân bao gồm các con số 0 và 1.
MIDI ghi lại các bản nhạc nên dung lượng khá nhỏ, thường được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị điện tử như điện thoại di động, các nhạc cụ như guitar điện, kèn saxophone,…
9. Định dạng âm thanh AIFF
AIFF (viết tắt của Audio Interchange File Format) là định dạng âm thanh của nhà cái Apple phát triển cho hệ thống Mac của mình. Định dạng âm thanh AIFF có thể sử dụng cho laptop và nhiều thiết bị âm thanh điện tử.
Chất lượng âm thanh của định dạng này rất tốt, dung lượng thì tương đương với file. Bạn cũng có thể gặp định dạng âm thành này trên hệ điều hành windows với đuôi .AIF
10. Định dạng âm thanh AMR
AMR là định dạng âm thanh sử dụng riêng cho việc giải mã giọng nói vì thế được sử dụng chủ yếu cho các thiết bị như điện thoại di động và máy nghe nhạc.
Mặc dù bình thường chúng ta ít khi nghe đến hay biết đến định dạng âm thanh này nhưng từ năm 1988 đến nay, định dạng âm thanh AMR là code chuẩn cho 3GPP trong mạng GMS và UMTS
11. Định dạng âm thanh WMA9
WMA – Window Media Audio cũng là một định dạng âm thanh do microsoft phát triển và là một đối thủ cạnh tranh nặng ký với Mp3, ACC. Vì định dạng âm thanh dù có dung lượng nén chỉ bằng một nửa so với định dạng âm thanh mp3 nhưng chất lượng âm thanh thì cũng ngang ngửa với loại định dạng này.
>> Có thể bạn quan tâm: Top 10 phần mềm chỉnh sửa nhạc chuyên nghiệp nhất hiện nay
12. Định dạng âm thanh AC3
AC3 viết tắt của cụm từ Audio Coding 3 là định dạng âm thanh được sử dụng hầu hết trong các đĩa DVD hiện nay có chức năng giúp mở rộng hơn cho hệ thống âm thanh vòm.
Do nhu cầu nghe nhạc âm thanh vòm ngày càng cao nên AC3 được phát triển, cung cấp đến cho người dùng những bản nhạc có độ trung thực cao hơn nhiều so với các định dạng âm thanh trước đó. AC3 số hoá âm thanh với tần số thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng âm thanh tốt.
Định dạng AC3 được sử dụng khá phổ biến trong các âm thanh máy tính cũng như các điện thoại di động hiện nay như nhạc chuông, âm báo,…
13. Định dạng âm thanh AAC+
Nghe tên gọi chắc hẳn bạn cũng biết được đây là bản định dạng âm thanh nâng cấp của ACC. Do sử dụng tốc độ bit nhị phân thấp giúp duy trì chất lượng âm thanh tốt và ổn định hơn. AAC+ được cấu thành từ hai công nghệ mã hoá tiên tiếng là Spectral Band Replication (SBR) và Advanced Audio Coding (AAC).
14. Định dạng âm thanh AAC++
Lại là một định dạng âm thanh cải tiếng hơn bản định dạng AAC+, AAC++ mang đến âm thanh với hiệu suất cao hơn, bổ sung thêm công nghệ mã hoá Parametric Stereo (PS) giúp tăng khả năng mở rộng phân phối tín hiệu âm thanh đa kênh, nhờ thế mà âm thanh codec được tăng hiệu suất một cách đáng kể.
15. Định dạng âm thanh PCM
PCM là viết tắt của cụm từ Pulse-Code Modulation, là định dạng đại diện kỹ thuật số của tín hiệu âm thanh analog dạng thô. Do có sampling (số lần lấy mẫu trên một giây) cùng với bit depth nên định dạng âm thanh PCM gần như diễn tả chính các âm thanh analog.
PCM là định dạng âm thanh ohổ biến nhất được sử dụng trong các CD và DVD hiện nay.
16. Định dạng âm thanh eAAC+
Định dạng âm thanh này thường gặp ở những bản nhạc sử dụng trong âm thanh stereo. Là sự kết hợp giữa công nghệ PS và công nghệ nén âm thanh cao cấp hơn mp3 nên cho chất lượng âm thanh tương đương nhưng dung lượng lại nhỏ hơn nhiều.
Định dạng âm thanh tốt nhất khi nghe
Với những định dạng âm thanh thường gặp kể trên, chúng ta có thể chia chúng thành 3 loại đó là định dạng âm thanh không nén, định dạng âm thanh nén có làm giảm chất lượng và định dạng âm thanh nén không làm giảm chất lượng.
- Định dạng âm thanh không nén tức là các sóng âm thanh thực được thu và chuyển đổi sang kỹ thuật số mà không cần qua bước xử lý thêm nên đây là loại định dạng âm thanh hay nhất trong 3 loại. Tuy nhiên chúng lại có dung lượng quá lớn mà không phải thiết bị nào cũng có thể hỗ trợ được. Các định dạng âm thanh không nén bao gồm: PCM, WAV, AIFF
- Định dạng âm thanh nén không làm giảm chất lượng. Với loại định dạng này thì chất âm thanh sẽ được giữ nguyên, kích thước file thì thấp hơn các file âm thanh không nén nhưng vẫn cao gấp 2 đến 5 lần các file định dạng âm thanh nén là giảm chất lượng. Các định dạng âm thanh nén không là giảm chất lượng thường gặp như FLAC, ALAC,..
- Định dạng âm thanh nén có làm giảm chất lượng sẽ giúp tiết kiệm bộ nhớ lưu trữ chúng do định dạng này thường có dung lượng thấp hơn nhiều so với 2 loại trên. Tuy nhiên, khi việc nén được thực hiện tốt thì người nghe khó có thể phát hiện được sự khác nhau giữa các loại định dạng âm thanh nên loại này được sử dụng vô cùng nhiều. Kể ra như các định dạng âm thanh MP3, AAC, OGG, WMA,…
Như vậy định dạng âm thanh tốt nhất là loại không nén (tức là không qua xử lý) nhưng chúng ta vẫn có thể sử dụng loại định dạng nén vì khó có thể phân biệt nếu thực hiện kỹ thuật tốt.
Lựa chọn định dạng âm thanh nào sử dụng với dàn âm thanh?
Việc lựa chọn định dạng âm thanh sử dụng cho dàn âm thanh còn phụ thuộc vào mục đích của bạn. Ví dụ như bạn cần thu âm để chỉnh sửa thì nên sử dụng định dạng âm thanh không nén để giữ lại những âm thanh tự nhiên và chân thực nhất, sau đó có thể xử lý file khi cần thiết.
Nếu bạn cần nghe nhạc nhưng muốn chất lượng âm thanh tốt, cho độ trung thực cao thì nên sử dụng các định dạng âm thanh nén nhưng không làm giảm chất lượng như FLAC chẳng hạn. Tất nhiên là với những định dạng này bạn cần phải có thiết bị lưu trữ có dung lượng lớn.
Nếu bạn không quá yêu cầu cao về chất lượng, muốn tiết kiệm dung lượng thì hoàn toàn có thể sử dụng định dạng âm thanh nén có làm giảm chất lượng. Tiêu biểu như MP3 chẳng hạn, chúng quá phổ biến mà đa số các thiết bị trong dàn âm thanh có thể đọc được một cách dễ dàng.
Trên đây là bài viết giới thiệu về các định dạng âm thanh phổ biến nhất hiện nay cũng như thông tin về định dạng âm thanh tốt nhất, hay nhất cho bạn lựa chọn. Mong rằng với những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn biết thêm những định dạng nhạc mới cũng như chọn lựa được định dạng âm thanh tốt nhất khi sử dụng. Theo dõi chúng tôi để biết thêm thật nhiều thông tin bổ ích nhé! Hẹn gặp lại các bạn vào những bài viết sau.