Các điều khoản trong hợp đồng thương mại thường được quy định rất cụ thể, rõ ràng. Đây là cơ sở để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các chủ trong hợp đồng. Ngoài ra còn đảm bảo tính hợp pháp của hợp đồng. Vậy hợp đồng thương mại có hiệu lực khi nào? Các điều khoản trong hợp đồng là gì?
1. Thế nào là hợp đồng thương mại?
Hiện không có văn bản pháp luật nào đưa ra định nghĩa về hợp đồng thương mại. Tuy nhiên có thể hiểu đây là sự thỏa thuận giữa các bên để cùng nhau xác lập các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong các hoạt động như mua bán hàng hóa, đầu tư, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại…với mục đích sinh lời. Việc điều chỉnh hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ cũng được thể hiện rõ trong hợp đồng.
2. Khi nào hợp đồng thương mại có hiệu lực?
Hợp đồng thương mại chỉ có hiệu lực pháp lý khi đảm bảo một số điều kiện dưới đây:
- Tổ chức hay cá nhân thực hiện ký kết hợp đồng phải đúng chức năng, nhiệm vụ. Người đứng ra ký hợp đồng phải có đủ năng lực hành vi dân sự.
- Nội dung, mục đích của hợp đồng phải đảm bảo lợi ích mà các chủ thể mong muốn đạt được khi giao kết và không trái với pháp luật. Các điều khoản trong hợp đồng thương mại cũng chính là nội dung mà các bên đã cùng nhau thỏa thuận.
- Việc giao kết hợp đồng thương mại phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, trung thực, hợp tác. Hợp đồng sẽ bị vô hiệu nếu có hành vi cưỡng ép hoặc lừa dối trong quá trình giao kết hợp đồng.
- Hợp đồng phải được lập thành văn bản theo phương thức truyền thống hoặc thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu bằng hợp đồng điện tử.
Xem thêm : Lợi ích của hợp đồng điện tử
3. Các điều khoản trong hợp đồng thương mại
Các điều khoản trong hợp đồng thương mại là nội dung rất quan trọng thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch thương mại. Đây là cơ sở giúp doanh nghiệp tránh được các tranh chấp không đáng có. Dưới đây là 8 điều khoản cần có trong hợp đồng.
3.1. Điều khoản thông tin các bên
Thông tin các bên là điều khoản bắt buộc phải có. Điều này nhằm xác định được tổ chức hay cá nhân cụ thể nào tham gia trong hợp đồng.
Đối với cá nhân cần phải cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin về tên, địa chỉ, căn cước công dân. Đối với tổ chức hoặc doanh nghiệp cần cung cấp các thông tin về tên, trụ sở, người đại diện, giấy phép thành lập đúng theo thông tin cung cấp trên Quyết định thành lập.
3.2. Điều khoản đối tượng hợp đồng
Có nhiều loại hợp đồng thương mại khác nhau. Mỗi loại hợp đồng lại có đối tượng riêng. Ví dụ hợp đồng mua bán hàng hóa có đối tượng là hàng hóa được mang ra mua bán. Trong hợp đồng phải xác định rõ ràng, chi tiết các thông tin như tên hàng hóa, số lượng, chất lượng,…Với hợp đồng dịch vụ thì đối tượng là các công việc. Hợp đồng cần ghi rõ phương pháp thực hiện công việc, người thực hiện, kết quả,…
Xem thêm : Chủ thể giao kết của hợp đồng lao động
3.3. Điều khoản về giá cả
Đối với điều khoản về giá cả, hợp đồng cần thể hiện rõ sự thỏa thuận giữa các bên về đơn giá, tổng giá trị, đơn vị tiền thanh toán. Đơn giá có thể đưa ra mức cố định hoặc xác định giá di động điều chỉnh theo sự thay đổi của thị trường.
3.4. Điều khoản thanh toán
Tại điều khoản này, các bên giao kết hợp đồng cần có sự thống nhất về phương thức thanh toán như trực tiếp hay chuyển khoản. Đồng tiền thanh toán là USD hay VND hay đồng tiền khác? Ngoài ra các bên nên xác định thời hạn thanh toán cụ thể là một lần hay nhiều lần dựa trên tiến độ thực hiện hợp đồng để tránh mâu thuẫn sau này.
3.5. Điều khoản về phạt vi phạm
Các bên nên thỏa thuận và đưa điều khoản phạt vi phạm vào hợp đồng thương mại. Trong đó cần quy định rõ mức phạt, trường hợp bị áp dụng phạt. Điều này giúp các bên có ý thức thực hiện hợp đồng một cách nghiêm túc.
3.6. Điều khoản về quyền và nghĩa vụ các bên
Các điều khoản trong hợp đồng thương mại không thể thiếu quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Các bên có thể thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ phù hợp trong hoạt động giao dịch để bảo vệ lợi ích của mình.
3.7. Điều khoản giải quyết tranh chấp
Với điều khoản này, các bên thống nhất chọn cơ quan giải quyết nếu có tranh chấp xảy ra. Cơ quan đó có thể là Trọng tài thương mại hoặc Tòa án. Hợp đồng thương mại trong giao dịch quốc tế cần lưu ý đến Luật áp dụng.
3.8. Các điều khoản khác
Các bên cũng có thể tự do thỏa thuận để đưa ra các điều khoản chi tiết khác. Các điều khoản này cần đảm bảo không trái với pháp luật và thỏa mãn được tất cả các bên.
4. Ký kết hợp đồng thương mại bằng phương thức điện tử
Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử đã được thừa nhận trong Luật Giao dịch điện tử 2005. So với việc ký kết hợp đồng bằng phương pháp truyền thống thì hợp đồng điện tử có nhiều ưu điểm vượt trội hơn. Được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu nên việc ký kết hợp đồng thương mại điện tử thuận tiện, người ký có thể ký ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào chỉ với thiết bị máy tính, điện thoại có kết nối internet, từ đó tiết kiệm thời gian, chi phí hơn nhiều.
Do được lưu trữ trên môi trường số và không bị giới hạn về không gian, thời gian nên việc tra cứu hợp đồng thương mại điện tử vô cùng nhanh chóng, thuận tiện. Giao kết bằng hợp đồng thương mại đang là lựa chọn của rất nhiều doanh nghiệp để bắt kịp với xu hướng thời đại. Giải pháp này giúp xây dựng doanh nghiệp số hiện đại, chuyên nghiệp.
5. Kết luận
Trên đây, FPT.eContract đã liệt kê các điều khoản trong hợp đồng thương mại. FPT.eContract tự hào là nhà cung cấp giải pháp hợp đồng điện tử tiên phong và uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Tính đến tháng 5/2023, Phần mềm hợp đồng điện tử FPT.eContract đã được tin tưởng bởi hơn 2000 doanh nghiệp với hơn 2 triệu hợp đồng được ký kết, được vinh danh ở hàng loạt giải thưởng lớn như: Giải thưởng Made in Vietnam (2021), Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam (2021), Giải thưởng Sao Khuê (2021), Giải thưởng Steve Châu Á – Thái Bình Dương (2021)
Doanh nghiệp có thể tham khảo báo giá hợp đồng điện tử để lựa chọn gói phù hợp nhất với đơn vị mình. FPT.eContract luôn sẵn sàng tư vấn và demo miễn phí cho mọi khách hàng.