Diện tích các nước Đông Nam Á: Quốc gia nào rộng nhất?

Diện tích các nước Đông Nam Á: Quốc gia nào rộng nhất?
Video diện tích thái lan và việt nam

Indonesia là nước rộng nhất về diện tích các nước Đông Nam Á, thứ 3 châu Á và thứ 14 thế giới, gấp ba nước rộng thứ hai khu vực.

  • Top 10 quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới
  • Top 10 quốc gia nhỏ nhất thế giới
  • Nước nào giàu nhất Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ mấy?
  • Dân số các nước ASEAN: Quốc gia nào đông nhất?
Diện tích các nước ASEAN: Nước nào rộng nhất?

1. Indonesia 1.811.570 km2

Indonesia gồm 13.487 hòn đảo, khoảng 6.000 trong số đó không có người ở. Các hòn đảo nằm rải rác ở cả hai phía đường xích đạo. Năm hòn đảo lớn nhất là Java, Sumatra, Kalimantan (phần Borneo thuộc Indonesia), New Guinea (cùng chung với Papua New Guinea), và Sulawesi.

Indonesia có biên giới trên bộ với Malaysia trên hòn đảo Borneo và Sebatik, Papua New Guinea trên đảo New Guinea, và Đông Timor trên đảo Timor. Indonesia cũng có chung biên giới với Singapore, Malaysia, và Philippines ở phía bắc và Australia ở phía nam bằng một dải nước hẹp.

Thủ đô, Jakarta, nằm trên đảo Java là thành phố lớn nhất nước, sau đó là Surabaya, Bandung, Medan, và Semarang. Với đặc điểm địa lý trên, Indonesia được mệnh danh là “Xứ sở vạn đảo”.

Với diện tích 1.811.570 km2 (741.050 dặm vuông), Indonesia là nước rộng nhất về diện tích các nước Đông Nam Á, đứng thứ 14 trên thế giới về diện tích đất liền. Mật độ dân số trung bình là 142 người trên km² (347 trên dặm vuông), đứng thứ 80 trên thế giới, dù Java, hòn đảo đông dân nhất thế giới, có mật độ dân số khoảng hơn 1.000 người trên km² (2.435 trên dặm vuông).

Nằm ở độ cao 4.884 mét (16.024 ft), Puncak Jaya tại Papua là đỉnh cao nhất Indonesia, và hồ Toba tại Sumatra là hồ lớn nhất, với diện tích 1.145 km² (442 dặm vuông). Các con sông lớn nhất nước này nằm ở Kalimantan, và gồm các sông Mahakam và Barito; những con sông này là các đường giao thông quan trọng nối giữa các khu định cư trên đảo.

2. Myanmar 653.290 km2

Myanmar có tổng diện tích 653.290 km2 (261.970 dặm vuông), là nước lớn nhất trong lục địa Đông Nam Á, và là nước lớn thứ 40 trên thế giới (sau Zambia). Nước này hơi nhỏ hơn bang Texas Hoa Kỳ và hơi lớn hơn Afghanistan.

Myanmar nằm giữa Khu Chittagong của Bangladesh và Assam, Nagaland và Manipur của Ấn Độ ở phía tây bắc. Nó có đường biên giới dài nhất với Tây Tạng và Vân Nam của Trung Quốc ở phía đông bắc với tổng chiều dài 2.185 km (1.358 dặm).

Myanmar giáp biên giới với Lào và Thái Lan ở phía đông nam. Myanmar có đường bờ biển dài 1.930 km (1.199 dặm) dọc theo Vịnh Bengal và Biển Andaman ở phía tây nam và phía nam, chiếm một phần ba tổng chiều dài biên giới.

Đồng bằng Ayeyarwady, diện tích gần 50.400 km², phần lớn canh tác lúa gạo. Ở phía bắc, núi Hengduan Shan tạo nên biên giới với Trung Quốc. Hkakabo Razi, nằm tại Bang Kachin, ở độ cao 5.881 m (19.295 feet), là điểm cao nhất Myanma. Các dãy núi Rakhine Yoma, Bago Yoma và Cao nguyên Shan nằm bên trong Myanmar, cả ba đều chạy theo hướng bắc-nam từ dãy Himalaya.

Các dãy núi phân chia ba hệ thống sông của Myanmar, là Ayeyarwady, Thanlwin và Sittang. Sông Ayeyarwady, con sông dài nhất Myanmar, gần 2.170 km (1.348 dặm), chảy vào Vịnh Martaban. Các đồng bằng màu mỡ nằm ở các thung lũng giữa các dãy núi. Đa số dân cư Myanmar sống trong thung lũng Ayeyarwady, nằm giữa Rakhine Yoma và Cao nguyên Shan.

3. Thái Lan 510.890 km2

Với diện tích 510.890 km2 (tương đương diện tích Việt Nam cộng với Lào), Thái Lan xếp thứ 50 trên thế giới về diện tích, rộng thứ ba về diện tích các nước Đông Nam Á, sau Indonesia và Myanma.

Tham Khảo Thêm:  Lịch sử canada: Từ thuộc địa Anh đến đất nước phát triển bậc nhất

Thái Lan là mái nhà chung của một số vùng địa lý khác nhau, tương ứng với các vùng kinh tế. Đặc điểm nổi bật của địa hình Thái Lan là núi cao, một đồng bằng trung tâm và một vùng cao nguyên. Núi chiếm phần lớn phía bắc Thái và trải rộng dọc theo biên giới Myanmar qua eo Kra và bán đảo Mã Lai.

Đồng bằng trung tâm là một vùng đất thấp bồi bởi sông Chao Phraya và các chi lưu. Đó là hệ thống sông chính của nước này, chảy vào đồng bằng ở đầu vịnh Bangkok. Hệ thống sông Chao Phraya chiếm khoảng một phần ba lãnh thổ quốc gia. Ở phía đông bắc của đất nước là cao nguyên Khorat, một khu vực nhấp nhô nhẹ với đồi thấp và hồ nông, cung nước vào sông Mekong qua sông Mun.

Cùng nhau, các hệ thống sông Chao Phraya và Mê Kông duy trì nền nông nghiệp Thái Lan qua việc hỗ trợ trồng lúa và cung cấp đường thủy cho việc vận chuyển hàng hóa, người. Ngược lại, các đặc điểm tự nhiên phân biệt của bán đảo Thái Lan là đường bờ biển dài, các hòn đảo ngoài khơi và đầm lầy ngập mặn.

4. Malaysia: 328.550 km2

Malaysia là quốc gia lớn thứ 67 trên thế giới về diện tích đất liền, với 328.550 km2 (127.355 dặm vuông Anh). Tây Malaysia có biên giới trên bộ với Thái Lan, Đông Malaysia có biên giới trên bộ với Indonesia và Brunei.

Malaysia kết nối với Singapore thông qua một đường đắp cao hẹp và một cầu. Malaysia có biên giới trên biển với Việt Nam và Philippines. Biên giới trên bộ được xác định phần lớn dựa trên các đặc điểm địa chất, chẳng hạn như sông Perlis, sông Golok và kênh Pagalayan, trong khi một số biên giới trên biển đang là chủ đề tranh chấp.

Brunei hầu như bị Malaysia bao quanh, bang Sarawak của Malaysia chia Brunei thành hai phần. Malaysia là quốc gia duy nhất có lãnh thổ nằm cả trên lục địa châu Á và quần đảo Mã Lai. Điểm cực nam của lục địa châu Á là Tanjung Piai, thuộc bang nam bộ Johor. Eo biển Malacca nằm giữa đảo Sumatra và Malaysia bán đảo, đây là một trong các tuyến đường quan trọng nhất trong thương mại toàn cầu.

Hai phần của Malaysia tách nhau qua biển Đông, tuy nhiên hai phần này có cảnh quan phần lớn là tương tự nhau với các đồng bằng duyên hải rồi cao lên đồi và núi. Malaysia bán đảo chiếm 40% diện tích đất liền của Malaysia, trải dài 740 km (460 dặm) từ bắc xuống nam, và có chiều rộng tối đa là 322 km (200 dặm).

Đông Malaysia nằm trên đảo Borneo, có bờ biển dài 2.607 km (1.620 dặm). Khu vực này bao gồm các miền ven biển, đồi và thung lũng, và nội lục đồi núi. Dãy Crocker trải dài về phía bắc từ Sarawak, phân chia bang Sabah. Trên dãy này có núi Kinabalu với cao độ 4.095,2 m (13.436 ft), là núi cao nhất Malaysia.

Núi Kinabalu được bảo vệ trong khuôn khổ Vườn quốc gia Kinabalu- một di sản thế giới của UNESCO. Các dãy núi cao nhất tạo thành biên giới giữa Malaysia và Indonesia. quần thể hang Mulu tại Sarawak nằm trong số các hệ thống hang lớn nhất trên thế giới.

5. Việt Nam: 331.212 km2

Khoảng cách giữa cực Bắc và cực Nam của Việt Nam theo đường chim bay là 1.650 km. Nơi có chiều ngang hẹp nhất ở Quảng Bình với chưa đầy 50 km. Đường biên giới đất liền dài hơn 4.600 km, trong đó, biên giới với Lào dài nhất (gần 2.100 km), tiếp đến là Trung Quốc và Campuchia.

Tổng diện tích của Việt Nam là 331.212 km², rộng thứ 5 về diện tích các nước Đông Nam Á, gồm toàn bộ phần đất liền và hải đảo cùng hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm và cả hai quần đảo trên Biển Đông là Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hoà) và Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) mà nhà nước tuyên bố chủ quyền.

Tham Khảo Thêm:  Chi phí du học Singapore hết bao nhiêu tiền?

Địa hình Việt Nam có núi rừng chiếm khoảng 40%, đồi 40% và độ che phủ khoảng 75% diện tích đất nước. Có các dãy núi và cao nguyên như dãy Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Sơn La ở phía bắc, dãy Bạch Mã và các cao nguyên theo dãy Trường Sơn ở phía nam.

Mạng lưới sông, hồ ở vùng đồng bằng châu thổ hoặc miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Đồng bằng chiếm khoảng 1/4 diện tích, gồm các đồng bằng châu thổ như đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long và các vùng đồng bằng ven biển miền Trung, là vùng tập trung dân cư. Đất canh tác chiếm 17% tổng diện tích đất Việt Nam.

6. Philippines: 298.170 km2

Philippines là một quần đảo gồm 7.107 đảo và tổng diện tích, bao gồm cả vùng nước nội lục, là xấp xỉ 300.000 km2 (115.831 dặm vuông Anh). Quốc gia có 36.289 km (22.549 dặm) bờ biển, chiều dài bờ biển đứng thứ năm trên thế giới.

Philippines nằm giữa 116° 40′, và 126° 34′ kinh Đông, 4° 40′ và 21° 10′ vĩ Bắc. Quốc gia này bị giới hạn bởi biển Philippines ở phía đông, biển Đông ở phía tây, và biển Celebes ở phía nam. Đảo Borneo nằm ở phía tây nam và đảo Đài Loan nằm ở phía bắc. Quần đảo Maluku và đảo Sulawesi nằm ở phía nam-tây nam và đảo quốc Palau nằm ở phía đông.

Rừng mưa nhiệt đới bao phủ hầu hết các hòn đảo vốn có địa hình núi non, các hòn đảo này có nguồn gốc núi lửa. Núi cao nhất quần đảo là núi Apo ở Mindanao với cao độ 2.954 mét (9.692 ft) trên mực nước biển. Sông dài nhất quốc gia là sông Cagayan tại bắc bộ Luzon.

Thủ đô Manila nằm bên bờ vịnh Vịnh Manila, vịnh này nối với hồ lớn nhất Philippines là Laguna de Bay qua sông Pasig. Các vịnh quan trọng khác là vịnh Subic, vịnh Davao, và vịnh Moro. Eo biển San Juanico chia tách hai đảo Samar và Leyte song chính phủ đã cho xây cầu San Juanico qua eo biển này.

7. Lào: 230.800 km2

Lào là quốc gia nội lục duy nhất tại Đông Nam Á, hầu hết lãnh thổ nắm giữa vĩ độ 14° và 23° Bắc, và kinh độ 100° và 108° Đông. Lào có cảnh quan rừng rậm, hầu hết là các dãy núi gồ ghề, đỉnh núi cao nhất là Phou Bia cao 2.818 m, cùng một số đồng bằng và cao nguyên.

Sông Mekong tạo thành một đoạn dài biên giới phía tây với Thái Lan, còn dãy Trường Sơn tạo thành hầu hết biên giới phía đông với Việt Nam, dãy núi Luangprabang tạo thành biên giới tây bắc với các vùng cao Thái Lan.

Có hai cao nguyên là Xiangkhoang tại phía bắc và Bolaven tại phía nam. Lào có khí hậu nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của gió mùa.Lào có thể được phân thành ba khu vực địa lý: bắc, trung và nam.

8. Cam-pu-chia: 176.520 km2

Diện tích Campuchia khoảng 176.520 km2, nằm trọn vẹn trong khu vực nhiệt đới; từ vĩ độ 10 đến vĩ độ 15N kinh độ 102 đến 108E. Đất nước này có 800 km biên giới với Thái Lan về phía bắc và phía tây, 541 km biên giới với Lào về phía đông bắc, và 1.137 km biên giới với Việt Nam về phía đông và đông nam. Nước này có 443 km bờ biển dọc theo Vịnh Thái Lan.

Đặc điểm địa hình nổi bật là một vùng đồng bằng lớn nằm giữa những ngọn núi thấp bao gồm vùng hồ Tonle Sap (Biển Hồ) và vùng thượng lưu đồng bằng sông Cửu Long. Biển Hồ có diện tích khoảng 2.590 km² trong mùa khô tới khoảng 24.605 km² về mùa mưa. Đây là một đồng bằng đông dân, phù hợp cho cấy lúa nước, tạo thành vùng đất trung tâm Campuchia.

Tham Khảo Thêm:  Ngành Logistics: Học gì, học ở đâu và cơ hội nghề nghiệp

Phần lớn (khoảng 75%) diện tích đất nước nằm ở cao độ dưới 100 mét so với mực nước biển, ngoại trừ dãy núi Cardamon (điểm cao nhất là 1.771 m), phần kéo dài theo hướng bắc-nam về phía đông của nó là dãy Voi (cao độ 500-1.000 m) và dốc đá thuộc dãy núi Dangrek (cao độ trung bình 500 m) dọc theo biên giới phía bắc với Thái Lan.

9. Đông Timor: 14.870 km2

Đảo Timor là một bộ phận của quần đảo Mã Lai và là phần lớn nhất và xa nhất về phía đông của cụm đảo Lesser Sunda. Về phía bắc của đảo nhiều núi đồi là eo biển Ombai và eo biển Wetar, về phía nam Biển Timor tách rời đảo với Úc, trong khi phía tây là tỉnh Đông Nusa Tenggara của Indonesia. Điểm cao nhất của Đông Timor là Núi Ramelau (còn được gọi là Núi Tatamailau ở độ cao 2.963 mét.

Đông Timor nằm trong vùng nhiệt đới, nói chung là nóng và ẩm, có hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Thủ đô, thành phố lớn nhất và là cảng chính là Dili, thành phố lớn thứ nhì là thành phố Baucau ở phía đông. Dili có sân bay quốc tế đang hoạt động duy nhất, mặc dù có các sân bay nhỏ ở Baucau và Oecusse được dùng cho các chuyến bay nội địa. Đường băng của sân bay Dili không thể chịu được các máy bay vận tải lớn.

10. Brunei: 5.270 km2

Brunei là một quốc gia Đông Nam Á gồm hai phần tách rời với tổng diện tích là 5.270 km2 (2.226 dặm vuông Anh) trên đảo Borneo. Quốc gia có 161 km (100 dặm) bờ biển giáp biển Đông, và có 381 km (237 dặm) biên giới với Malaysia. Brunei có 500 km2 (193 dặm vuông Anh) lãnh hải, và 200 hải lý (370 km; 230 dặm) vùng đặc quyền kinh tế.

Khoảng 97% cư dân sinh sống ở phần phía tây rộng lớn hơn của quốc gia, và chỉ khoảng 10.000 dân sinh sống ở phần đồi núi phía đông. Tổng dân số của Brunei là khoảng 408.000 tính đến ngày 5 tháng 7 năm 2010, trong đó khoảng 150.000 sống tại thủ đô Bandar Seri Begawan. Các đô thị lớn khác là thị trấn cảng Muara, thị trấn sản xuất dầu mỏ Seria và thị trấn lân cận Kuala Belait.

11. Singapore: 700 km2

Với vỏn vẹn 700 km2, Singapore là quốc gia nhỏ nhất về diện tích các nước Đông Nam Á. Đất nước này là một hòn đảo có hình dạng một viên kim cương được nhiều đảo nhỏ khác bao quanh. Có hai con đường nối giữa Singapore và bang Johor của Malaysia – một con đường nhân tạo có tên Đường đắp cao Johor-Singapore ở phía bắc, băng qua eo biển Tebrau và liên kết thứ hai Tuas, một cầu phía tây nối với Juhor.

Singapore có tổng cộng 63 hòn đảo lớn nhỏ. Trong đó, Đảo Jurong, Pulau Tekong, Pulau Ubin và Sentosa là những đảo lớn nhất của Singapore, ngoài ra còn có nhiều đảo nhỏ khác. Vị trí cao nhất của Singapore là đồi Bukit Timah với độ cao 166 m.

Vùng thành thị trước đây chỉ tập trung bao quanh sông Singapore, hiện nay là trung tâm buôn bán của Singapore, trong khi đó những vùng còn lại là rừng nhiệt đới ẩm hoặc dùng cho nông nghiệp. Từ thập niên 1960, chính phủ đã xây dựng nhiều đô thị mới ở những vùng xa, tạo nên một Singapore với nhà cửa san sát ở khắp mọi miền, mặc dù Khu vực Trung tâm vẫn là nơi hưng thịnh nhất.

Singapore đã mở mang lãnh thổ bằng cách đất lấy từ những ngọn đồi, đáy biển và những nước lân cận. Nhờ đó, diện tích đất của Singapore đã tăng từ 581,5 km² ở thập niên 1960 lên 697,25 km² ngày nay, và có thể sẽ tăng thêm 100 km² nữa đến năm 2030.

Nguồn: Worldometer, Wikipedia

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP