Bạn có biết? Kích thước nhà vệ sinh trong phòng ngủ tiêu chuẩn

Khi thiết kế công trình, đảm bảo kích thước tiêu chuẩn, phù hợp cho các không gian là rất cần thiết. Đối với khu vực phụ như nhà vệ sinh trong phòng ngủ cũng vậy. Đảm bảo kích thước nhà vệ sinh trong phòng ngủ là yếu tố cơ bản để đảm bảo tiện ích, sự hài hòa cả về thẩm mỹ lẫn phong thủy.

1. Tại sao cần xác định kích thước nhà vệ sinh phòng ngủ?

Nhà vệ sinh được xếp vào hệ công trình phụ. Song cuộc sống hiện đại, hướng đến sự tiện ích tối ưu, nhà vệ sinh được tích hợp trong phòng ngủ trở thành kiểu thiết kế phổ biến. Vì vậy, việc phân bổ kích thước hợp lý mới có thể tạo mối liên kết chặt chẽ với không gian phòng ngủ. Từ đó tạo nên một bố cục tổng thể cân đối.

Thiết kế hài hòa tạo không gian ấn tượng

Xác định kích thước của nhà vệ sinh phòng ngủ cũng sẽ giúp mọi người lên phương án bố trí, lựa chọn các thiết bị vệ sinh phù hợp. Nếu phòng vệ sinh rộng, mọi người có thể thoải mái bố trí các thiết bị, đồ dùng như sen tắm, bồn cầu, chậu rửa, bồn tắm, các phụ kiện, bình nóng lạnh, thậm chí cả máy giặt, tủ kệ,… Còn nếu kích thước nhà vệ sinh có phần hạn chế, mọi người chỉ nên cân nhắc bố trí những thiết bị vệ sinh thiết yếu nhất phục vụ những nhu cầu cơ bản.

Trong phong thủy, nhà vệ sinh là không gian có nhiều uế khí, âm khí. Nên thiết kế nhà vệ sinh trong phòng ngủ có kích thước hợp lý sẽ giúp tối ưu, cân bằng năng lượng, đảm bảo phong thủy. Tránh thiết kế nhà vệ sinh quá to, chiếm tỷ lệ diện tích lớn sẽ khiến năng lượng xấu áp đảo, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm trạng và vận may của chủ nhân căn phòng.

Tham Khảo Thêm:  Đặt Cóc Ngậm Tiền Quay Ra Hay Quay Vào Để Thu ...

2. Bí quyết chọn kích thước nhà vệ sinh trong phòng ngủ phù hợp cho từng điều kiện không gian

Không gian phòng ngủ của mỗi công trình sẽ có điều kiện diện tích linh hoạt và kích thước tiêu chuẩn của nhà vệ sinh phòng ngủ cũng theo đó mà thay đổi. Mọi người có thể tham khảo các kích thước được giới chuyên gia, kiến trúc sư khuyến nghị sau đây.

Kích thước tiêu chuẩn của nhà vệ sinh trong phòng ngủ nhỏ

Dù phòng ngủ nhỏ nhưng diện tích tối thiểu của nhà vệ sinh cũng cần đảm bảo từ 2 đến 3m vuông với chiều rộng ít nhất là 1m, chiều dài 2m, chiều cao 2m. Khi áp dụng kích thước nhà vệ sinh này, mọi người sẽ chỉ đặt được các thiết bị cơ bản nhất là bồn cầu, chậu rửa, vòi tắm kích thước nhỏ gọn. Nhưng với kích thước này, mọi người nên chọn vị trí đặt thiết bị hợp lý để đảm bảo tiện lợi khi sử dụng.

Phòng vệ sinh phòng diện tích nhỏ với thiết bị cơ bản

Kích thước nhà vệ sinh trong phòng ngủ diện tích trung bình

Phòng ngủ diện tích tầm trung từ 10 đến 15m vuông, kích thước nhà vệ sinh hợp lý sẽ từ 4m2 đến 6m2. Kích thước mọi người có thể linh hoạt cân đối giữa chiều dài và chiều rộng để tạo được không gian thoáng đãng. Lúc này, mọi người có thể thoải mái hơn trong việc chọn thiết bị vệ sinh. Ngoài những thiết bị cơ bản, nếu muốn mọi người có thể lắp thêm bồn tiểu nam, giá kệ,… nhưng vẫn cần có sự tiết chế để không làm phòng tắm trở nên lộn xộn, chật chội.

Tham Khảo Thêm:  Tam sên là gì? Bộ tam sên gồm những gì? Cúng tam sên có ăn được không?

Nhà vệ sinh phòng ngủ đơn giản nhưng vẫn tiện ích, thoáng đãng

Kích thước nhà vệ sinh trong phòng ngủ diện tích lớn

Diện tích phòng ngủ từ 20m vuông, mọi người đã có thể có một nhà vệ sinh diện tích khá thoải mái từ 8m vuông. Chiều dài, chiều rộng tùy chỉnh theo kết cấu phòng ngủ và mong muốn, sở thích của mọi người. Với diện tích phòng vệ sinh này, mọi người có thể thoải mái về số lượng, kiểu dáng thiết bị vệ sinh. Những thiết bị như bồn tắm nằm, bồn cầu thông minh, sen cây, tủ chậu sẽ góp phần tạo nên những trải nghiệm thư thái hơn. Mọi người còn có thể kết hợp vật dụng trang trí như giá kệ, phụ kiện treo tường hay những chậu cây xanh giúp thanh lọc không khí.

Phòng vệ sinh lớn, sang trọng, tiện ích

3. Những lưu ý quan trọng khi thiết kế nhà vệ sinh phòng ngủ

Bên cạnh áp dụng kích thước tiêu chuẩn, khi thiết kế nhà vệ sinh trong phòng ngủ, mọi người cũng cần quan tâm đến các yếu tố bổ trợ khác như vị trí, chọn hướng, bố trí ánh sáng, thông gió,… Cụ thể như sau:

  • Nên chọn vị trí phù hợp để quá trình di chuyển thuận lợi, nhất là vào ban đêm ít ánh sáng, hay khi không tỉnh táo. Về phong thuỷ, nhà vệ sinh không nên đặt sát đầu giường ngủ, bởi âm khí từ nhà vệ sinh sẽ dễ gây khó ngủ, mệt mỏi, uể oải, mất tập trung sẽ bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn bởi người khác khi đang sử dụng và làm cho gia chủ tinh thần uể oải, không tập trung, khó ngủ và hay đau đầu. Bố trí cửa nhà vệ sinh đối diện cửa ra vào phòng ngủ cũng không tốt cho phong thủy, mọi người nên tránh.

  • Thiết kế đảm bảo cách âm để giảm tiếng ồn, tránh những âm thanh khi sử dụng thiết bị vệ sinh ảnh hưởng đến giấc ngủ của người khác.

  • Sử dụng vật liệu chống thấm cho sàn và tường để ngăn chặn ẩm ướt xâm nhập, gây ảnh hưởng đến không gian phòng ngủ.

Tham Khảo Thêm:  Lịch âm 30/1, âm lịch hôm nay thứ Hai ngày 30/1/2023 là ngày tốt hay xấu? Lịch vạn niên ngày 30 tháng 1 năm 2023

Tạo lớp chống thấm cho nhà vệ sinh phòng ngủ

  • Ánh sáng: Bố trí đủ ánh để đảm bảo dễ dàng di chuyển và sử dụng phòng tắm an toàn. Nếu có, hãy tận dụng sáng tự nhiên bằng cách mở cửa sổ. Nguồn ánh sáng tự nhiên từ ánh mặt trời không những giúp không gian có sức sống hơn cũng góp phần giúp không gian phòng tắm nhanh khô ráo hơn.

  • Lắp quạt thông gió: Nếu không đủ điều kiện để bố trí cửa sổ hướng ra ngoài, mọi người hãy quạt thông gió để đảm bảo lưu thông không khí. Điều này giúp loại bỏ mùi hôi và đảm bảo không khí trong lành trong nhà vệ sinh.

Trên đây là những thông tin cơ bản về kích thước nhà vệ sinh trong phòng ngủ tiêu chuẩn cùng một số bí quyết thiết kế, thi công mọi người có thể áp dụng cho công trình của mình. Chúc mọi người sở hữu không gian sống đầy thẩm mỹ và tiện ích nhất!

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP