Sa mạc hóa chủ yếu là sự suy thoái hệ sinh thái khô do biến đổi khí hậu và hoạt động của con người xảy ra trên tất cả các châu lục ảnh hưởng đến hàng triệu người.
Tác động của hiện tượng này đến môi trường là như thế nào? Cùng congtyxulynuocthai.vn tìm hiểu chi tiết về vấn đề này!
Sa mạc hóa là gì? Có nghiêm trọng không?
Sa mạc hóa xả ra do là tác động từ biến đổi khí hậu, quản lý đất kém và sử dụng nguồn nước ngọt không bền vững khiến nhiều khu vực ngày càng suy thoái đất. Chúng là sự suy giảm hoặc mất năng suất sinh học – kinh tế tại các vùng đất khô hạn. Sa mạc hóa bao gồm sự suy giảm chất lượng đất, thảm thực vật, tài nguyên nước, động vật hoang dã.
Nguyên nhân dẫn đến sa mạc hóa
- Các biến đổi tự nhiên về khí hậu và sự nóng lên khiến lượng mưa giảm dần làm đất dần khô cằn, dễ bị xói mòn, giảm lượng cấp nước cho thảm thực vật trên mặt đất.
- Biến đổi khí hậu gây ra nhiều vụ cháy rừng, tăng tốc độ phân hủy chất hữu cơ, đất bị thoái hóa không còn khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng.
- Khai thác tài nguyên quá mức làm mất cân bằng chất dinh dưỡng trong đất, phá rừng làm tăng nguy cơ rửa trôi và xói mòn đất.
- Sản xuất nông nghiệp cũng trở thành nguyên nhân khiến tình trạng sa mạc hóa diễn ra nghiêm trọng hơn.
Sa mạc không chỉ làm thoái hóa đất ở vùng khô cằn và cận ẩm phá hủy hệ sinh thái đất khô tồn tại. Quá trình đô thị hóa toàn cầu nhanh chóng và cải tạo đất làm nghiêm trọng thêm quá trình sa mạc hóa.
Sa mạc hóa diễn ra ở đâu?
Nguy cơ sa mạc hóa ngày càng phổ biến và dàn trải ở hơn 100 quốc gia, ảnh hưởng nặng nề nhất đến một số nhóm dân số nghèo và dễ bị tổn thương nhất. Hơn 75% diện tích đất của trái đất đã bị suy thoái và hơn 90% xảy ra vào năm 2050. Châu Phi và châu Á bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Tại các quốc gia như Uzbekistan và Kazakhstan xung quanh biển Aral vì sử dụng quá nhiều nước để tưới tiêu nông nghiệp là thủ phạm chính khiến diện tích biển bị thu hẹp, để lại sa mạc hóa. Ở khu vực Sahel ở châu Phi giáp với sa mạc Sahara (phía bắc) và Savannas phía nam sự gia tăng dân số làm tăng hoạt động khai thác gỗ, canh tác bất hợp pháp làm nhà ở cũng có những thay đổi khác.
Đất là kho lưu trữ cacbon quan trọng. Độ ẩm của nó liên quan đến việc khoáng hóa cacbon của đất. Ở đó, VSV phân hủy cacbon hữu cơ trong đất và chuyển nó thành CO2. Quá trình này cũng đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của thực vật.
Sự hô hấp của đất thể hiện khả năng duy trì sự phát triển của thảm thực vật. Quá trình giảm khi độ ẩm trong đất giảm. Khi CO2 giảm, ức chế sự tăng trưởng của thực vật hấp thụ ít CO2 từ khí quyển thông qua quá trình quang hợp. Khi đất trở nên khô cằn, chúng có xu hướng không hấp thụ CO2 và gây ra biến đổi khí hậu.
Tác động từ sa mạc hóa
Khi bụi và cát đi vào bầu khí quyển làm phân tán bức xạ mặt trời, giảm sự nóng lên bề mặt và phân tán nhanh vào không khí. Chúng tồn tại trong đám mây, khả năng tạo ra lượng mưa ít hơn, giảm độ ẩm khiến một số khu vực khô hạn hơn.
Tác động đến sản xuất nông nghiệp
- Tăng áp lực đến sản xuất nông nghiệp.
- Khai thác quá mức làm gia tăng việc sử dụng hóa chất, giảm chất lượng của thực phẩm.
Tăng tốc độ phá rừng
- Nhiều khu vực tự nhiên bị lấn chiếm.
- Nhiều cánh rừng bị chặt phá để lấy đất nông nghiệp.
Gia tăng xung đột xã hội
- Sa mạc là nguyên nhân gây ra nhiều xung đột tranh giành đất đai, tài nguyên ở khu vực châu Á, châu Phi tại những nơi dễ bị tổn thương nhất.
- Hạn hán hay suy thoái đất gây ra cuộc khủng hoảng trầm trọng để cung cấp lương thực, đói nghèo, xung đột diễn ra thường xuyên hơn.
Di cư, áp lực xã hội
- Sa mạc khiến hàng nghìn người di cư đến những khu vực phát triển hơn.
- Những khu vực mà người di cư đến sẽ phải chịu áp lực hơn làm bùng lên ngọn lửa xung đột, bất bình đẳng và điều kiện sống không bền vững.
Gây rủi ro cho cộng đồng
- An ninh lương thực tăng nguy cơ đói nghèo, suy dinh dưỡng cho hàng triệu người với nhiều bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, sốt rét.
- Khi nguồn nước không sạch hoặc thiếu nước tăng nguy cơ mắc các bệnh như tả, kiết lỵ.
Sa mạc hóa nguy hiểm giống như biến đổi khí hậu. Sự thiếu nhận thức cộng đồng làm quá trình tàn phá thiên nhiên ngày càng nghiêm trọng. Sa mạc hóa được công nhận là mối đe dọa lớn đến đa dạng sinh học. Vì thế chống biến đổi khí hậu hay tăng cường các biện pháp xử lý môi trường cũng sẽ đồng nghĩa với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.