“Dĩ hòa vi quý” là lời khuyên của đạo Nho từ ngàn đời xưa truyền lại cho thế hệ con cháu. Câu nói là bài học về lối sống đẹp, phát triển tính cách bản thân và hòa đồng với mọi người. Tuy nhiên, sống dĩ hòa vi quý không có nghĩa là ba phải, nhu nhược và yếu đuối. Hôm nay, hãy cùng THANHMAIHSK bàn luận về bài học và ý nghĩa “Dĩ hòa vi quý” này.
1. Giải đáp thắc mắc “Dĩ hòa vi quý là gì”
Dĩ hòa vi quý chỉ lối sống tích cực khi chúng ta đối nhân xử thế. Lý giải theo từ có thể hiểu là:
- Dĩ: lấy
- Hòa: hòa thuận, hòa hợp, kết hợp hài hòa
- Vi: làm
- Qúy: quý giá, quý báu, cần được coi trọng, đề cao
Ý nghĩa cả câu khuyên con người ta giao tiếp hòa thuận, hòa nhã khi tiếp xúc lẫn nhau. Việc hòa hợp, nhường nhịn lẫn nhau sẽ giúp cải thiện mối quan hệ giữa hai người. Và đó là “quý”, quý báu.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta sẽ không tránh khỏi những lúc cãi vã, tranh luận hay bất đồng quan điểm. Những lúc này, chúng ta cần giữ một cái đầu lạnh. Đừng vì cái tôi quá lớn, ngông cuồng mà nảy sinh mâu thuẫn hay những điều tệ hại. Có như vậy mới giữ được hòa khí, bồi đắp tình cảm cho nhau.
2. Làm thế nào để sống “dĩ hòa vi quý” với mọi người xung quanh
Mỗi người đều có những lối sống, quan điểm và cách nghĩ khác nhau. Vì vậy, trong công việc, cuộc sống đôi khi không tránh khỏi những bất đồng. Đây là lý do chính khiến các người ta bức xúc, khó chịu, to tiếng lẫn nhau. Hậu quả nghiêm trọng hơn là mối quan hệ đổ nát, tình đồng nghiệp rạn nứt hay bạn bè không nhìn mặt nhau. Chỉ vì một phút nông nổi bất chợt để rồi khi bình tĩnh lại, chúng ta đã mất mọi thứ.
Vì vậy, lối sống “dĩ hòa vi quý” vô cùng cần thiết. Những lúc cãi vã, hãy cùng nhau làm những việc này:
- Bình tĩnh
- Lắng nghe ý kiến đối phương
- Chia sẻ quan điểm của nhau
- Cùng nhau bàn bạc đưa ra đối sách
Từ đó, các nút thắt sẽ được tháo gỡ. Mối quan hệ, hòa khí giữa hai bên vẫn được giữ vững. Bên cạnh đó, chúng ta sẽ hiểu nhau hơn, những lần hợp tác sau sẽ thuận lợi hơn.
3. Mặt khác của “Dĩ hòa vi quý”
Dĩ hòa vi quý để hai bên thấu hiểu và giúp đỡ lẫn nhau. Đây là lối sống tích cực. Tuy nhiên, không phải vì dĩ hòa vi quý mà chúng ta để đối phương lấn lướt, đàn áp quan điểm, suy nghĩ của mình. Lắng nghe ý kiến đối phương để nhìn nhận, đánh giá và bổ sung. Chứ không phải làm theo kiểu “gió chiều nào theo chiều ấy” hay ba phải nhận sai về mình.
Một mối quan hệ bền vững, phát triển luôn đến từ hai bên. Nếu đối phương có xu hướng lấn át bạn, bạn nên xem xét lại. Bạn cần suy nghĩ thấu đáo, chỉ ra cái sai của họ để cả hai cùng nhìn nhận. Không nên im lặng, nhún mình bỏ qua hay tặc lưỡi cho xong chuyện.
Tùy từng trường hợp, con người cụ thể mà chúng ta chọn cách nên hay không nên sống dĩ hòa vi quý với nhau. Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời. Nếu chúng ta không tìm cách hòa hợp, chan hòa với người khác, thế giới của bạn sẽ chỉ có một mình.
Hãy lưu ý vận dụng thuần thục, đúng lúc, đúng chỗ và đúng người với ý nghĩa câu thành ngữ này. Tránh những giá trị tinh thần, những bài học bị sai lệch cách hiểu.
4. Sống dĩ hòa vi quý với mọi người có dễ không?
Nếu nói để sống “dĩ hòa vi quý” với tất cả mọi người thì vô cùng khó. Điều chúng ta cần làm là giữ một cái đầu lạnh và một trái tim nóng. Hãy lắng nghe, thấu hiểu suy nghĩ, tình cảm của đối phương. Sau đó, nêu ra quan điểm mà mình cho là đúng. Nếu suy nghĩ hai bên không giống nhau, đừng tức giận, hãy cùng bàn bạc, đóng góp để đi đến kết quả tốt nhất.
5. Dĩ hòa vi quý trong các mối quan hệ trong cuộc sống
Đồng nghiệp cùng công ty không tránh khỏi lúc cãi vã, tranh luận các phương án, hợp đồng đưa ra. Để giải quyết trường hợp này, hãy tìm hiểu kỹ hợp đồng, cùng đưa ra những ý kiến mà bạn cho là đúng. Chỉ cần bạn am hiểu, thấu hiểu suy nghĩ, nỗi lo của đối phương và trả lời đúng vào ý đó là bạn đã thành công 80%.
Trong chuyện tình cảm, nhường nhịn và thấu hiểu là điều cốt yếu. Để tình yêu hai bạn bền chặt và tiến xa hơn, nhất định không được nóng nảy nói ra những lời khó nghe. Hãy thật bình tĩnh xử lý và tìm ra phương án tốt cho cả hai. Trong mối quan hệ bạn bè cũng vậy, có hiểu nhau, lo lắng cho nhau thì mối quan hệ ấy mới kéo dài lâu được.
Ngay cả trong gia đình, những người thân thiết sống với ta từ nhỏ. Việc thấu hiểu nhau, giúp đỡ nhau sẽ làm gia đình hòa thuận, yên ấm với nhau. Đừng vì những áp lực bên ngoài mà khiến mái ấm gia đình bạn rạn nứt.
Trên đây là lý giải nghĩa câu thành ngữ “Dĩ hòa vi quý” và lời khuyên cho người ta về một lối sống đẹp. Bạn đã thật sự hiểu ý nghĩa câu thành ngữ và vận dụng nó đúng hay chưa? Chúc các bạn thành công.
Xem thêm:
- Giải nghĩa và nguồn gốc thành ngữ “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ”
- 3 việc nhất định phải làm trong Tết Thanh Minh ở Trung Quốc
- Cẩu lương là gì và cách sử dụng chuẩn trên mạng xã hội
Tham khảo nhiều khóa học tiếng Trung bài bản, lộ trình rõ ràng, cam kết đầu ra tại THANHMAIHSK ngay dưới đây: