Ngày đèn đỏ hay còn gọi là chu kỳ kinh nguyệt cũng “thất thường” giống như con gái. Có nhiều nguyên nhân khiến cho ngày đèn đỏ đến sớm hoặc muộn hơn. Chính vì vậy, để nhận biết được ngày đèn đỏ chuẩn bị ghé thăm, chị em hãy quan tâm 8 dấu hiệu dự báo dưới đây để sẵn sàng “hứng dâu rụng” nhé.
1. Ngày đèn đỏ là ngày gì?
Ngày đèn đỏ hay còn gọi là chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Chúng xảy ra hàng tháng giữa thời kỳ dậy thì và thời kỳ mãn kinh. Hiện tượng đèn đỏ là dấu hiệu bình thường của tiến trình tự nhiên theo chu kỳ xảy ra ở phụ nữ khỏe mạnh. Bình thường quá trình này sẽ diễn ra ở phụ nữ giữa tuổi dậy thì và ở cuối tuổi sinh sản.
Các chu kỳ kinh nguyệt này được điều khiển bởi sự thay đổi nồng độ hormone sinh dục nữ trong cơ thể. Nồng độ tác động trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt chính là estrogen và progesterone. Quá trình tăng hay giảm của hai hormon này cũng chính là nguyên nhân để tạo ra chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ
2. Các dấu hiệu sắp đến ngày đèn đỏ chuẩn bị ghé thăm
Là con gái ai cũng từng trải qua một trong các dấu hiệu dưới đây. Chúng không còn xa lạ đối với chị em nên rất dễ để nhận biết. Một số dấu hiệu điển hình của ngày đèn đỏ ghé thăm như sau.
2.1 Đau bụng dưới khi tới ngày đèn đỏ
Cơn đau bụng dưới trước kỳ kinh cũng là dấu hiệu ngày đèn đỏ của phụ nữ sắp đến. Chúng thường xuất hiện trước thời gian có kinh nguyệt từ 2 – 3 ngày. Mức độ đau sẽ không quá dữ dội mà chỉ âm ỉ, thoáng qua. Ở một số ít trường hợp, chị em có thể bị đau nhiều hơn. Cơn đau có thể kéo dài làm ảnh hưởng tới sinh hoạt và công việc của họ.
2.2 Đau lưng dưới
Chắc hẳn chị em phụ nữ không quá xa lạ với dấu hiệu này. Cảm giác đau lưng dưới cũng xuất hiện cùng thời điểm với những cơn đau bụng dưới. Thời điểm này có thể không có kinh (đau bụng tiền kinh nguyệt) trước kì “đèn đỏ”. Các cơn đau có thể kéo dài dù cho bạn không bê vác nặng nhọc.
Cơ thể luôn cảm thấy đau mỏi ở vùng lưng bên dưới, gần xương cụt. Sở dĩ có cơn đau ở vùng lưng xuất hiện là do sự co thắt ở vùng bụng dưới gây ra. Thậm chí, một số chị em còn bị đau lan xuống vùng đùi. Chỉ với triệu chứng lạ như vậy, chị em hãy nghĩ ngay tới một chu kỳ kinh mới đang chuẩn bị đến nhé.
2.3 Bụng căng chướng khi
Sắp tới ngày “đèn đỏ”, bụng của chị em sẽ căng tức hơn bình thường. Nhiều chị em còn hiểu lầm rằng mình đã tăng cân, hoặc do ăn uống nên bị đầy bụng dẫn đến chỉ số vòng hai lớn hơn.
Trên thực tế, đây là do ảnh hưởng của các hormone sinh dục (cụ thể là estrogen và progesterone). Chúng làm cho cơ thể giữ nước nhiều hơn, mang đến cảm giác bụng to trước thời kỳ kinh nguyệt.
2.4 Rối loạn tiêu hóa
Có thể nhiều chị em nghĩ rằng triệu chứng rối loạn tiêu hóa này không liên quan tới hiện tượng kinh nguyệt. Thế nhưng chúng lại có mối liên quan vô cùng mật thiết. Để lý giải cho vấn đề này, bạn có thể hiểu như sau:
Khi kì kinh nguyệt sắp ghé thăm, hormone Estrogen và Progesterol tăng lên. Điều này sẽ kích thích cơ thể giải phóng các Prostaglandine. Prostaglandine này khiến cho cổ tử cung bị chít hẹp lại, tạo lên các cơn co thắt để đẩy máu chảy ra ngoài âm đạo. Đây cũng chính là lý do vì sao phụ nữ hay bị đau bụng vào những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Đồng thời, Prostaglandine cũng kích thích nhu động ruột hoạt động mạnh hơn, tăng cường co bóp. Khi đó, nước trong thức ăn không được hấp thụ sẽ đào thải ra ngoài khiến cho phân ở dạng lỏng (tiêu chảy), bụng đau quặn hơn.
Có nhiều cách giảm đau bụng kinh tức thì và tình trạng tiêu chảy vào những ngày “đèn đỏ”. Chị em có thể sử dụng miếng đệm sưởi để chườm lên vùng bụng. Điều này sẽ giúp cho máu kinh điều tiết dễ dàng hơn, các cơn co thắt sẽ giảm xuống. Từ đó bạn sẽ cảm thấy dễ chịu. Trong trường hợp bạn không có sẵn túi sưởi thì có thể dùng chai nước ấm để chườm bụng. Hoặc cách khác đó là tắm bằng nước ấm để giúp thư giãn các cơ quanh vùng ổ bụng, sau lưng và chân. Cách làm này sẽ giúp giảm cơn đau nhanh hơn.
2.5 Nổi mụn nhiều trên mặt
Mụn là một vấn đề rất phổ biến khi kỳ kinh nguyệt sắp đến. Trong thời gian đầu kỳ kinh, nồng độ hormone chủ yếu là estrogen. Thời gian tiếp đến là thời kỳ sản sinh mạnh mẽ progesterone. Đây là loại hormone có thể kích kích thích tuyến bã nhờn, khiến da của bạn dầu hơn và dễ bị nổi mụn.
Nếu kèm theo việc lỗ chân lông bị bít tắc và chịu ảnh hưởng của vi khuẩn, bụi bẩn thì mụn sẽ nhiều hơn. Khi quan sát kỹ thì bạn sẽ thấy mụn trứng cá xuất hiện nhiều và lỗ chân lông trên da mặt cũng giãn nở rộng.
2.6 Ngực căng cứng hơn
Thêm một dấu hiệu dự báo ngày đèn đỏ có liên quan tới sự thay đổi của các hormone trong cơ thể. Trước kỳ kinh từ 4- 5 ngày, các chị em sẽ thấy ngực của mình bắt đầu căng cứng hơn. Ấn nhẹ vào sẽ thấy có cảm giác hơi đau. Nguyên nhân của hiện tượng này chính là bởi Progesterone bắt đầu tăng dần. Thông thường vào giữa chu kì khi trứng bắt đầu rụng, khiến cho tuyến nhũ trong ngực trở nên sưng cứng. Bên cạnh đó, sự căng cứng ở hai bên ngực cũng có liên quan tới nồng độ hormone Prolactin gia tăng.
2.7 Cơ thể mệt mỏi chuẩn bị đến ngày đèn đỏ
Mệt mỏi là một vòng luẩn quẩn đối với nhiều phụ nữ mỗi khi tới chu kỳ kinh nguyệt. Với hàng loạt những triệu chứng như: đau bụng, đau lưng, đau nửa đầu, stress tiền kinh nguyệt… sẽ khiến cho chị em cảm thấy mất năng lượng hơn ngày bình thường.
2.8 Tâm trạng thất thường
Đâ là dấu hiệu mà rất nhiều chị em cảm nhận được trước và cả trong chu kỳ kinh. Tâm trạng lúc buồn, lúc vui, dễ cáu và nổi nóng rất phổ biến. Nguyên nhân là do Serotonin – một hormone quan trọng giúp điều chỉnh tâm trạng và chu kỳ giấc ngủ của cơ thể. Khi nồng độ hormone này suy giảm bởi tác động của estrogen sẽ kéo theo tâm trạng thay đổi. Đó là lý do tại sao phụ nữ thường cảm thấy dễ bực tức, cáu gắt và khó ngủ khi “đến ngày”.
3. Những thắc mắc về vấn đề vệ sinh vùng kín trong ngày đèn đỏ
Bên cạnh những dấu hiệu đặc trưng báo hiệu ngày đèn đỏ sắp tới, làm thế nào để chăm sóc vùng kín đúng cách trong ngày đèn đỏ. Một số những câu hỏi thường gặp của chị em và những giải đáp dưới đây sẽ giúp chị em có ngay gợi ý để áp dụng.
3.1 Nên rửa vùng kín mấy lần trong ngày đèn đỏ?