Dãy Hoàng Liên Sơn ở đâu? Nằm giữa hai con sông nào?

Dãy núi Hoàng Liên Sơn là một dãy núi ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Dãy núi này được gọi là Hoàng Liên Sơn vì trên dãy núi này có nhiều rất nhiều cây hoàng liên. Người Thái gọi dãy núi này là Khau Phạ nghĩa là “sừng trời”.

1. Dãy Hoàng Liên Sơn:

Nguồn gốc tên Hoàng Liên Sơn bắt nguồn từ đặc điểm của dãy núi này, trên dãy núi có rất nhiều cây hoàng liên, đây là một loài cây cỏ nhỏ, sống lâu năm ở độ cao từ 20 – 35 cm. Dãy Hoàng Liên Sơn được coi là một trong các dãy núi cao nhất miền Bắc Việt Nam. Và cũng là một dãy núi có vị trị quan trọng ở cực Bắc đất nước.

Dãy Hoàng Liên Sơn khá rộng, chiều rộng khoảng hơn 30km, và trải dài hơn 180km theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với vị trí địa lý dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa hai tỉnh phía Bắc là Lào Cai và Lai Châu và kéo dài đến Yên Bái. Theo nghiên cứu, dãy Hoàng Liên Sơn là dãy núi dường như cao và đồ sộ nhất Việt Nam, Hoàng Liên Sơn gồm nhiều ngọn núi cao trên 2800 m, có thể kể đến nha: Núi Ngũ Chỉ Sơn (Sa Pa, Lào Cai) cao 3.090 m; núi Pú Luông (hay núi Phú Lương) cao 2.938 m; và đặc biệt là ngọn Fansipan – đỉnh núi cao nhất ở Việt Nam, được xem là “nóc nhà” của Đông Dương, cao 3143 m.

Đá ở dãy Hoàng Liên Sơn là đá mắc ma phun trào, mắc ma xâm nhập,… Còn đất thì chủ yếu là loại đất mùn núi cao do địa hình là địa hình núi cao.

Cảnh quan rừng ở dãy Hoàng Liên Sơn sẽ gồm hai kiểu chính, đó là rừng thường xanh núi thấp và rừng thường xanh núi cao. Đặc biệt ở đây còn có Vườn quốc gia Hoàng Liên với quần thể động vật và thảm thực vật đa dạng và phong phú.

2. Dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa hai con sông nào?

Dãy núi Hoàng Liên Sơn là dãy núi thuộc vùng Tây Bắc, miền Bắc của Việt Nam. Hoàng Liên Sơn nằm giữa hai con sông lớn chảy qua lãnh thổ Việt Nam là sông Hồng và sông Đà.

Dãy Hoàng Liên Sơn có sườn dốc và nhiều đỉnh núi nhọn, đan xen là những thung lũng hẹp và sâu. Phía Bắc của Hoàng Liên Sơn tiếp cận với cao nguyên Vân Quý (Tây Nam, Trung Quốc), phía Đông là thung lũng sông Hồng, phía Nam là thung lũng sông Đà, còn phía Tây là một số cao nguyên.

Tham Khảo Thêm:  Thông tin chi tiết địa điểm thi đánh giá năng lực 2023

Địa hình dãy Hoàng Liên Sơn mang đặc điểm là cao và đồ sồ, gồm nhiều loại đá như đá biến chất nguyên sinh, đá phiến kết tinh hay đá mắc ma phun trào, mắc ma xâm nhập.

3. Khí hậu dãy Hoàng Liên Sơn:

Hoàng Liên Sơn có khí hậu lạnh quanh năm và mưa nhiều, vào những tháng mùa đông có tuyết rơi.

– Từ độ cao 2000m – 2500m: Thời tiết dãy Hoàng Liên Sơn mưa nhiều và khí hậu rất lạnh.

– Độ cao trên 2500m khí hậu trở lên lạnh hơn và gió thổi mạnh. Trên đỉnh núi mây mù hầu như bao phủ quanh năm.

Đỉnh Fansipan là đỉnh núi cao nhất ở Việt Nam, được xem là nóc nhà của Đông Dương.

Dưới chân của Hoàng Liên Sơn có địa hình là những thung lũng có vẻ đẹp thơ mộng của rừng núi, độc đáo như một bức tranh sơn màu. Đây cũng là nơi sinh sống của các dân tộc thiểu số như Dao, Tày và H’Mông.

Một trong số những địa điểm vô cùng thu hút khách du lịch đến thăm quan là thị trấn Sapa xinh mang một vẻ đẹp huyền bí, bí aane, địa điểm luôn tấp nập khách thập phương lui lại. Trong những năm gần đây, Sapa đã trở thành một địa điểm du lịch tuyệt vời dành cho du khách trong cũng như ngoài nước.

4. Dân cư dãy Hoàng Liên Sơn:

Do địa hình có nhiều đồi núi và thung lũng nên dân cư ở đây thưa thớt hơn nhiều so với vùng đồng bằng châu thổ.

Người dân sinh sống tại quanh khu vực dãy Hoàng Liên Sơn tập trung nhiều các dân tộc thiểu số, tiêu biểu là người Thái, Mông (H’Mông), Dao…

Giao thông tại đây nhiều nơi hình thành do người dân thường đi bộ, đi ngựa để tạo thành các đường mòn.

Sự phân bố dân cư theo độ cao từ thấp đến nơi cao:

– Tại độ cao dưới 700m chủ yếu là nơi cư trú của dân tộc Thái.

– Tại độ cao từ 700m – 1000m chủ yếu là nơi cư trú của dân tộc Dao.

– Tại độ cao trên 1000m chủ yếu là nơi cư trú của dân tộc Mông.

5. Du lịch dãy Hoàng Liên Sơn:

Hoàng Liên Sơn là một địa điểm du lịch thú vị với nhiều nét đẹp của thiên nhiên và văn hóa.

Tham Khảo Thêm:  Hình thang cân là gì? Tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thang cân?

Dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn là những thung lũng đẹp, độc đáo như tranh vẽ và ở đây cũng có rất nhiều dân tộc như Dao, Tày, H’mong…

Bên cạnh đó là cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ, cảnh đẹp của thị trấn Sapa xinh đẹp…

Đỉnh Fansipan

Fansipan là một thử thách rất hấp dẫn đối với các phượt thủ Việt Nam vì nơi đây là “nóc nhà của Tổ quốc” hay “nóc nhà của Đông Dương”. Những người leo núi thường cần đi cùng với một vài người dân địa phương để có thể hướng dẫn họ cách để lên đến đỉnh núi và đi theo nhóm đông người để đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người.

Nhưng giờ đây, đường lên Fansipan không còn là nỗi lo đối với nhiều người du khách, này đã được khắc phục hoàn toàn nhờ hệ thống cáp treo lên tận đỉnh núi. Nhà ga cáp treo nằm ở thung lũng Mường Hoa, hệ thống cáp treo này hoạt động từ 7h30 đến 16h30 hàng ngày. Một vé khứ hồi có giá là 700.000 đồng (tương đương với 30,02 đô la) dành cho người lớn và 500.000 đồng (tương đương với 21,44 đô la) dành cho trẻ em.

Qúy khách có thể di chuyển bằng cáp treo hoặc trải nghiệm leo bộ để từ từ tận hưởng vẻ đẹp tại nơi đây.

Trải nghiệm tôn giáo

Lên đến đỉnh Fansipan không phải là mục tiêu duy nhất của cuộc hành trình chinh phục “nóc nhà Đông Dương”. “Thành phố trong mây” trên đường lên đỉnh Fansipan sẽ mang đến cho bạn một trải nghiệm tôn giáo mà bạn thực sự không muốn bỏ lỡ.

Quần thể tôn giáo trên đỉnh núi cao nhất Việt Nam sừng sững giữa những ngọn núi hùng vỹ, ẩn hiện trong một bức màn mây trắng xóa và tiếng chuông ngân vang khắp mọi phía.

Du khách có thể tận mắt chiêm ngưỡng tượng Phật được đúc bằng đồng cao nhất Việt Nam, lên đến 21,5 mét, được làm từ hàng nghìn những mảnh đồng dày 5 mm. Đây là một trong những công trình Phật giáo tinh xảo và đẹp nhất Việt Nam.

Núi Fansipan Sapa

Đi bộ giữa thiên nhiên – Vườn quốc gia Hoàng Liên

Du khách cũng có thể lụa chọn khám phá thiên nhiên bằng cách đi bộ xuyên qua Vườn Quốc gia Hoàng Liên. Đây là một khu bảo tồn có diện tích rộng lớn lên đến 29,8 ha, nằm trong dãy núi Hoàng Liên Sơn hùng vĩ. Vùng lõi của Vườn trải dài trên các huyện Sa Pa và Than Uyên của tỉnh Lào Cai.

Tham Khảo Thêm:  Ngô Quyền là ai? Tóm tắt tiểu sử Ngô Quyền (897 – 944 SCN)?

Vườn quốc gia Hoàng Liên nằm ở độ cao từ 1.000 đến 3.000 mét, nơi đây có những khu rừng nguyên sinh với thảm động thực vật vô cùng đa dạng và phong phú. Đây là nơi có những ngọn thác và núi đẹp hùng vĩ nhất như: Thác Vàng, Thác Tình yêu và đỉnh núi Fansipan.

Đèo Ô Quy Hồ là một điểm đến quá đỗi tuyệt vời khác nằm trong vườn quốc gia Hoàng Liên. Đèo Ô Quy Hồ nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu và là một trong những con đèo hùng vĩ nhất miền Bắc Việt Nam. Đèo Ô Quy Hồ nằm trong danh sách “tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam, nơi đây cho du khách tầm nhìn ra toàn cảnh vô cùng tuyệt vời.

Trải nghiệm văn hóa đa dân tộc

Bạn cũng có thể thử trải nghiệm cảm giác đi xe máy qua các bản làng của Sa Pa để trải nghiệm văn hóa.

Bản Cát Cát nằm cách thị trấn Sa Pa khoảng chừng hai km, là nơi sinh sống của người dân tộc H’Mông. Du khách có thể trải nghiệm văn hóa của người H’Mông bằng cách đi bộ dạo xung quanh, xem các hoạt động nông nghiệp hàng ngày của họ, mặc quần áo truyền thống, xem họ dệt vải và thậm chí còn được tự tay mình trải nghiệm các hoạt động tuyệt vời đó.

Bản Tả Van cách xa trung tâm thị trấn Sa Pa hơn một chút, bản nằm trong thung lũng Mường Hoa, là nơi sinh sống của người dân tộc Giáy và các dân tộc thiểu số khác. Nằm dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn, bản Tả Van được thiên nhiên ban tặng những ruộng bậc thang tuyệt đẹp, độc đáo, ngả vàng vào mùa thu hoạch và có xanh ngọc bích khi trong thời kỳ gieo cấy.

Ẩm thực

Du khách có thể thưởng thức rất nhiều những món ngon miền núi ở thị trấn Sa Pa như thắng cố (món ăn của người Mông nấu từ thịt ngựa, thịt bò và nội tạng của ngựa, bò), thịt lợn mán nướng, cơm lam, gà và cá thác lác, xôi ngũ sắc,… Để chống chọi với thời tiết lạnh giá ở vùng cao, du khách có thể lựa chọn lẩu cá hồi hoặc cá tầm cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng. Du khách cũng có thể thưởng thức các món ẩm thực vô cùng lạ miệng khác của miền sơn cước với những món ăn truyền thống của vùng Tây Bắc như lạp xưởng Sa Pa, phở Bắc Hà, thịt trâu gác bếp, xôi,… do chính tay những người dân tộc ở đây chế biến.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP