Doctor Nội Thất

Từ Luận cương của Lênin, tới việc lựa chọn con đường cách mạng vô sản của Nguyễn Ái Quốc

Từ Luận cương của Lênin, tới việc lựa chọn con đường cách mạng vô sản của Nguyễn Ái Quốc

V. I. Lenin (1870 – 1924)

“Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” còn gọi là Luận cương của Lênin (Đây là một trong những văn kiện được Lênin viết xong vào tháng 7/1920 để trình bày tại Đại hội II Quốc tế Cộng sản, họp từ 19/7 đến 07/8/1920) ra đời trong điều kiện lịch sử hết sức phức tạp. Các nước tư bản đế quốc sau chiến tranh đã lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng, tìm cách trút gánh nặng của cuộc khủng hoảng kinh tế đó lên đầu giai cấp vô sản, quần chúng lao động ở cả chính quốc và các nước thuộc địa, đẩy họ vào tình cảnh khốn cùng. Từ Đại hội I đến Đại hội II của Quốc tế Cộng sản là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng thế giới và ngày càng có thêm nhiều quần chúng lao động được thu hút vào cuộc đấu tranh.

Mặt khác, một bộ phận các lãnh tụ của đảng thuộc Quốc tế II, tự coi mình là cộng sản, nhưng trên thực tế là những phần tử cơ hội, thao túng phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Họ mang tính dân tộc tư sản hẹp hòi và sô vanh nước lớn. Trong vấn đề dân tộc và thuộc địa, những kẻ cơ hội chỉ đơn giản thừa nhận một cách hình thức quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Trên thực tế thì hoàn toàn ngược lại, họ núp dưới chiêu bài “bảo vệ Tổ quốc” để che đậy việc bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản trong việc đi áp bức các dân tộc thuộc địa. Chúng khơi dậy những thành kiến và tô đậm sự nghi kỵ dân tộc nhằm chia rẽ các dân tộc thuộc địa với giai cấp vô sản và nhân dân lao động ở chính quốc, ở các nước tư bản khác. Đó là điều vô cùng nguy hại cho phong trào cộng sản thế giới. Bên cạnh đó, bảo vệ nước Nga Xô viết trước sự bao vây của liên minh các cường quốc tư bản đế quốc lúc này có ý nghĩa là bảo vệ trung tâm của cách mạng vô sản thế giới, bảo vệ học thuyết cách mạng của Mác. Do vậy, việc củng cố các đảng và liên hiệp tất cả những người vô sản cách mạng ở những nước tư bản tiên tiến với quần chúng cách mạng bị áp bức, bóc lột ở các nước thuộc địa, các nước phương Đông là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chương trình nghị sự của Đại hội II Quốc tế Cộng sản.

Tham Khảo Thêm:  Nâng trình tiếng Anh với 99 từ đồng nghĩa ấn tượng sau đây

Trong bối cảnh đó, Lênin đã soạn thảo những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. Tác phẩm ngắn gọn, vô cùng quan trọng này đã củng cố những nguyên tắc mácxít về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. Những luận cương đó đã được Đại hội II Quốc tế Cộng sản thông qua và coi là cương lĩnh hành động của Quốc tế Cộng sản và các Đảng Cộng sản trong tình hình lúc bấy giờ.

12 luận điểm trong Luận cương toát lên 5 tư tưởng chiến lược lớn: Một là, đặt vấn đề dân tộc đi đôi với vấn đề thuộc địa; quyền tự quyết của các dân tộc gồm quyền tự quyết của các dân tộc thuộc địa phải đi đến công nhận, thực hiện quyền độc lập tự chủ chứ không chỉ có tự trị văn hóa. Hai là, chỉ rõ trách nhiệm trọng đại của các Đảng Cộng sản ở các nước đế quốc là phải ủng hộ, giúp đỡ một cách tích cực nhất đối với phong trào giải phóng của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc. Ba là, khẳng định các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc không những có nhiệm vụ giải phóng khỏi ách thống trị của nước ngoài, mà còn phải đấu tranh chống lại các lực lượng phản động ở ngay trong nước mình, những lực lượng đó thường là đồng minh của đế quốc thực dân. Bốn là, đề ra một nhiệm vụ lớn của cách mạng thế giới là sự đoàn kết chặt chẽ giữa phong trào giải phóng các dân tộc thuộc địa bị áp bức với các nước đã làm cách mạng XHCN thành công. Năm là, Quốc tế III đóng vai trò bộ tham mưu chung của cách mạng thế giới, nước Nga xô viết là ngọn cờ đầu, căn cứ địa, thành trì của cách mạng thế giới.

Tham Khảo Thêm:  Gen Mã Di Truyền Và Quá Trình Nhân Đôi ADN: Lý Thuyết & Bài Tập

Luận cương Lênin có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định việc lựa chọn con đường cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, bởi lẽ: Đây là văn bản chính thức đầu tiên bênh vực cho các nước thuộc địa, các dân tộc “nhược tiểu”. Những tư tưởng cơ bản trong Luận cương có nhiều điểm phù hợp với tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc, đặc biệt là sự đau xót trước nỗi thống khổ của quần chúng lao động khắp thế giới và sự quan tâm đến vấn đề giải phóng các dân tộc thuộc địa cũng như tinh thần đoàn kết của quần chúng lao động trong đấu tranh. Chính điều này đã làm cho Nguyễn Ái Quốc phấn khởi và tin theo, dứt khoát đi theo Quốc tế III. Dưới ánh sáng Luận cương của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy rằng, tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc cần phải gắn bó chặt chẽ với tinh thần quốc tế vô sản và vấn đề độc lập dân tộc của Việt Nam cần phải gắn bó khăng khít với phong trào cách mạng thế giới. Người đã tìm thấy ở Luận cương của Lênin con đường giải phóng đất nước và nhân dân mình. Nguyễn Ái Quốc đã rút ra kết luận quan trọng: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Có thể khẳng định, Luận cương của Lênin đã mở ra con đường đưa Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác – Lênin. Do nhu cầu của cách mạng, Người càng ra sức tìm hiểu và thấu suốt được tinh túy của chủ nghĩa Mác – Lênin, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam nhằm giải quyết những vấn đề mà thực tiễn cách mạng nước ta đặt ra. Như vậy, chính Luận cương của Lênin đã tạo ra bước ngoặt căn bản về chất trong sự phát triển nhận thức, tư tưởng và lập trường chính trị của Nguyễn Ái Quốc: Từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ người yêu nước trở thành người cộng sản và nhất quyết đi theo con đường cách mạng vô sản để dành độc lập tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam.

Tham Khảo Thêm:  Răng khểnh tiếng Anh là gì? Vui học từ mới mỗi ngày

Quang Minh

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP