Trong vài trường hợp hy hữu, bạn sẽ cần uống thuốc để xoa dịu cơn đau khó chịu đang “hoành hành” ở cổ họng. Tuy vậy, không phải ai cũng biết người bị đau họng uống thuốc gì. Bài viết do chuyên gia Hapacol nghiên cứu sẽ tìm ra loại thuốc giảm đau họng phù hợp cho bạn.
Đau họng uống thuốc gì? Các loại thuốc giảm đau họng phổ biến hiện nay.
Thực tế, đau họng là một phần thuộc phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với vấn đề nhiễm trùng. Phản ứng miễn dịch tự nhiên sẽ dẫn đến tình trạng viêm và sưng lớp niêm mạc trong cổ họng. Do đó, tình trạng này có thể đem lại cảm giác rất khó chịu, đồng thời trực tiếp cản trở việc ăn uống của bạn.
Khi tìm hiểu về các loại thuốc giảm đau họng, bạn có thể nhận được câu trả lời như sau:
Các loại thuốc giảm đau họng không kê đơn
Thuốc giảm đau họng không kê đơn thường dùng để chữa đau họng bao gồm:
- Paracetamol
- Ibuprofen
- Aspirin
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không để trẻ dưới 18 tuổi sử dụng aspirin để chữa đau họng. Một trong những tác dụng phụ của loại thuốc giảm đau nhanh này là dẫn đến hội chứng Reye, một tình trạng sức khỏe hiếm gặp nhưng có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ.
Mặt khác, nếu vẫn băn khoăn khi bị đau họng uống thuốc gì, bạn có lựa chọn một trong những phương án dưới đây. Chúng có khả năng tác động trực tiếp đến cơn đau họng khó chịu của bạn, ví dụ như:
- Thuốc xịt trị viêm họng chứa chất khử trùng và gây tê như phenol cùng thành phần làm mát cổ họng như tinh dầu bạc hà hoặc khuynh diệp.
- Kẹo ngậm đau họng.
- Siro ho.
Một số loại thảo dược thông dụng thường được dùng như thuốc giảm đau họng
Từ lâu, một số loại thảo mộc, chẳng hạn như cây du đỏ, rễ marshmallow và rễ cam thảo, đã được sử dụng nhiều trong việc chữa đau họng.
Tuy không có nhiều bằng chứng khoa học về việc này, nhưng một nghiên cứu gần đây đã cho thấy trà thảo mộc với thành phần là 3 loại thảo dược trên thật sự có khả năng giảm viêm họng.
Những loại thuốc giảm tiết axit dạ dày
Khi cơn đau họng của bạn phát sinh do chứng trào ngược dạ dày – thực quản, đồng thời bạn vẫn chưa biết bị đau họng uống thuốc gì, hãy thử dùng các nhóm thuốc dưới đây nhé:
- Thuốc kháng axit với mục đích trung hòa phần nào axit trong dịch dạ dày.
- Thuốc chẹn H2 như cimetidine, famotidine và ranitidine nhằm ức chế một phần quá trình sản xuất axit trong dịch bao tử.
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI) như lansoprazole và omeprazole.
Corticosteroid liều thấp
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng corticosteroid để chữa đau họng, nhưng với liều lượng rất thấp. Điều này giúp bạn ngăn chặn bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào có nguy cơ phát sinh.
Xem thêm: Sốt Cao Đau Họng – Những Điều Cần Biết
Khi nào bạn cần dùng kháng sinh để chữa đau họng?
Công dụng của thuốc kháng sinh là đối phó với sự tấn công của vi khuẩn. Do đó, nếu cơn đau họng xảy ra ở bạn bắt nguồn từ nhiễm khuẩn, chẳng hạn như viêm họng liên cầu khuẩn, sử dụng kháng sinh để điều trị sẽ đem lại hiệu quả đáng kể.
Trong một số trường hợp, viêm họng liên cầu khuẩn nếu không được kiểm soát và điều trị dứt điểm bằng kháng sinh có nguy cơ kéo theo một loạt biến chứng nghiêm trọng, ví dụ như:
- Viêm phổi
- Viêm phế quản
- Sốt thấp khớp
Sau khi dùng thuốc kháng sinh, cơn đau họng của bạn có xu hướng thuyên giảm trong một ngày. Đồng thời, nguy cơ phát sinh sốt thấp khớp cũng sẽ giảm hơn 2/3.
Thông thường, một toa thuốc kháng sinh sẽ kéo dài khoảng 10 ngày. Điều quan trọng là bạn cần uống đủ liều lượng theo chỉ định của bác sĩ, kể cả khi bạn bắt đầu cảm thấy khỏe hơn. Ngừng kháng sinh quá sớm có nguy cơ khiến một số vi khuẩn còn sót lại tiếp tục tồn tại, phát triển mạnh hơn và gây bệnh.
Người bị đau họng uống gì?
Uống nhiều nước cũng là một biện pháp hữu hiệu trong điều trị cơn đau họng. Vì vậy, ngoài việc tìm hiểu khi bị đau họng uống thuốc gì, bạn cũng nên quan tâm đến vấn đề người bị đau họng uống gì.
Trong trường hợp này, bên cạnh việc sử dụng thuốc giảm đau họng, một số thức uống dưới đây không chỉ mang đến cảm giác ngon miệng, mà còn làm thuyên giảm cơn đau rát khó chịu ở cổ họng, bao gồm:
Nước lọc
Đau họng sẽ kéo theo tình trạng khó nuốt. Do đó, bạn sẽ không muốn nuốt bất kỳ thứ gì trong giai đoạn này, kể cả nước.
Tuy nhiên, bạn cần biết rằng, khi đau họng xảy ra, bạn nên để lớp niêm mạc ở họng ngậm nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc chữa lành thương tổn tại đây.
Thực tế, dù cảm giác nuốt khá khó khăn nhưng uống nhiều nước sẽ đẩy lùi cảm giác này, đồng thời giúp cổ họng bạn cảm thấy tốt hơn.
Nước chanh
Nước chanh là một thức uống giải khát phổ biến, có tác dụng xoa dịu phần nào cơn đau họng xảy ra do cảm lạnh hoặc cảm cúm. Điều này có thể giải thích bởi chanh chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa. Ngoài ra, loại hoa quả này còn có thể làm tăng lượng nước bọt sản xuất, từ đó giữ ẩm cho lớp niêm mạc ở cuống họng.
Để tối đa hóa lợi ích của nước chanh, bạn có thể bổ sung thêm mật ong hoặc muối vào món nước này.
Trà gừng
Không phải ai cũng biết một trong những công dụng của gừng là hỗ trợ chữa đau họng và được xem như thuốc giảm đau họng tự nhiên, nhờ vào khả năng kháng khuẩn và chống viêm của loại gia vị này. Một số nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ gừng có thể giúp tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh ở đường hô hấp, từ đó làm thuyên giảm tình trạng đau họng.
Bạn có thể tìm mua trà gừng ở siêu thị hoặc tự pha trà bằng cách hãm gừng tươi với nước sôi.
Canh gà
Bên cạnh các loại thức uống, bạn cũng có thể bổ sung chất lỏng cho cơ thể bằng món ăn, chẳng hạn như súp hoặc canh gà. Thực tế, canh gà là một trong những lựa chọn dinh dưỡng tốt nhất dành cho người đang bị cảm lạnh hoặc cảm cúm.
Ngoài ra, bạn cũng có thể muốn cho thêm tỏi vào món canh. Điều này có thể giải thích bởi những hợp chất hoạt tính sinh học trong loại gia vị này có thể đem lại một số lợi ích sức khỏe khi sức đề kháng của bạn đang yếu.
Trà bạc hà
Trà bạc hà cũng là một loại thuốc giảm đau họng tự nhiên, chứa các hợp chất chống viêm và cực kỳ dịu nhẹ cho cổ họng. Bạc hà cũng có thể gây tê nhẹ cổ họng, từ đó làm giảm cơn đau khó chịu.
Tương tự trà gừng, bạn có thể tìm mua trà bạc hà ở siêu thị hoặc ngâm lá bạc hà tươi trong nước sôi từ 3 – 5 phút để pha trà.
Thêm vào đó, trà bạc hà không chứa caffeine. Đồng thời, loại thảo mộc này có vị ngọt tự nhiên nên bạn không cần cho thêm đường khi thưởng thức trà.
Trà hoa cúc
Từ rất lâu, trà hoa cúc đã được sử dụng với nhiều mục đích y học, chẳng hạn như:
- Hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh bằng cách chăm sóc giấc ngủ của bạn, giúp bạn ngủ ngon hơn
- Giúp chống nhiễm trùng
- Giảm đau
Trà hoa cúc có mùi thơm dễ chịu và hương vị dịu nhẹ. Ngoài ra, tương tự các loại trà thảo dược khác, trà hoa cúc không chứa caffeine.
Xem thêm: Cách chữa đau họng cho bà bầu dứt điểm và an toàn
Những tác dụng phụ khi uống thuốchữa viêm họng không đúng cách
Giảm sức đề kháng
Thuốc có thể làm mất đi môi trường ổn định của vi khuẩn có lợi, có hại cho cơ thể gây nên trạng thái giảm khả năng miễn dịch cho cơ thể
Lờn thuốc
Lờn thuốc hiện nay đang xảy ra ở nhiều người hiện nay. Ngay ở đất nước Việt Nam, kháng thuốc làm cho nhiều người phải sử dụng thuốc kháng sinh thế hệ 3, 4 mà không thấy khỏi bệnh trong khi kháng sinh 1 vẫn đang được sử dụng một cách chủ yếu.
Lờn thuốc do sử dụng thuốc kháng sinh một cách bừa bãi, vi khuẩn bắt đầu thích nghi và không có tác dụng diệt khuẩn nữa.
Bài viết này hi vọng giải đáp thắc mắc những câu hỏi không biết đau họng nên uống thuốc gì cũng như cách uống thuốc sao cho đúng cách nhất.
Xem thêm: Đau nhức ở cổ họng là bệnh gì, vì sao đau họng kéo dài
Nguồn tham khảo:
Medicines that you should take immediately after a sore throat
- Bình luận bằng Facebook
- Bình luận