Nhận biết dấu hiệu sắp có kinh nguyệt đơn giản nhất, phân biệt với mang thai

Nhận biết dấu hiệu sắp có kinh nguyệt đơn giản nhất, phân biệt với mang thai

Thay đổi về nồng độ hormone nội tiết trước kỳ kinh nguyệt có thể tạo ra những thay đổi về mặt thể chất và cảm xúc. Đây cũng chính là những dấu hiệu giúp bạn sớm nhận ra thời điểm kinh nguyệt của mình. Vậy các dấu hiệu sắp có kinh nguyệt dễ thấy nhất là gì? Cách phân biệt chúng với dấu hiệu của mang thai?

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường của người phụ nữ, đánh dấu sự hoàn thiện về khả năng sinh sản của nữ giới – tức khả năng mang thai. Kinh nguyệt lần đầu tiên xuất hiện vào thời kỳ dậy thì (khoảng 12 tuổi – 17 tuổi) và kéo dài hết độ tuổi mãn kinh (45 tuổi – 50 tuổi).

Biểu hiện của kinh nguyệt là xuất hiện máu kinh vùng âm đạo, có thể đi kèm các dấu hiệu như đau bụng dưới, nổi mụn, tức ngực, tính tình thay đổi….Các biểu hiện này có thể khác nhau với từng người, xảy ra trước hoặc tại thời điểm có kinh nguyệt do những thay đổi về nội tiết tố đột ngột trong cơ thể. Hãy cùng Dược sĩ Omi Pharma tìm hiểu chi tiết các dấu hiệu sắp có kinh nguyệt, những dấu hiệu sắp tới tháng nhé!

1. Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt lần đầu

Những dấu hiệu sắp có kinh nguyệt lần đầu tiên diễn ra khi các bé gái bắt đầu bước vào độ tuổi dậy thì. Theo tờ Healthline, độ tuổi này thường rơi vào khoảng từ 8 – 14. Bước vào giai đoạn dậy thì, 2 loại hormone (estrogen và progesterone) tăng lên đáng kể trong cơ thể bé gái, tạo ra những thay đổi rõ rệt về thể chất và tâm lý. Cụ thể như: núm vú phát triển, mọc lông vùng nách, vùng kín… và xuất hiện kinh nguyệt lần đầu tiên.

Cũng theo Healthline, dấu hiệu trẻ sắp có kinh nguyệt lần đầu có thể nhận biết qua sự phát triển vòng ngực của trẻ 2 năm trước hoặc sự xuất hiện chất nhầy vùng kín bắt đầu từ 6 tháng đến 1 năm trước khi trẻ xuất hiện kinh nguyệt lần đầu tiên.

Ngoài ra, các dấu hiệu sắp có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì dễ nhận biết còn có thể gồm:

  • Nổi mụn trứng cá;
  • Đau lưng;
  • Đau tức ở vú;
  • Tiết dịch trắng hoặc trong ở vùng âm đạo;
  • Chướng bụng;
  • Uể oải, mệt mỏi hơn so với bình thường;
  • Dễ vui, dễ xúc động hay nóng nảy;
  • Bị tiêu chảy;
  • Bị táo bón;

Nguyên nhân của các triệu chứng này chủ yếu đến từ sự thay đổi nội tiết tố đột ngột trong cơ thể, đánh dấu khả năng mang thai ở các bé gái.

Các triệu chứng sắp có kinh nguyệt lần đầu này được gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), diễn ra một vài ngày trước kỳ kinh nguyệt. Cần lưu ý rằng, các triệu chứng này xuất hiện tùy người, tức là có thể diễn ra với người này, nhưng lại không với người khác. Đồng thời, chúng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác, do đó, cách tốt nhất là chuẩn bị các vật dụng và tâm lý vững chắc cho bé gái;

  • Là cha mẹ, hãy thường xuyên trò chuyện, trao đổi cởi mở với con về các vấn đề của tuổi dậy thì;
  • Chuẩn bị sẵn băng vệ sinh trong ví, ba lô, túi tập thể dụng;
  • Chuẩn bị sẵn quần lót, quần sạch dự phòng để thay trong “ngày đèn đỏ” đầu tiên
  • Khăn ướt vệ sinh
  • Một vài loại thuốc giảm đau dưới sự tư vấn của bác sĩ;
Tham Khảo Thêm:  Giải đáp: Ngựa Thái có tác dụng trong bao lâu?

► Có thể bạn quan tâm: [GIẢI ĐÁP] Trễ kinh ở tuổi dậy thì có sao không? Bị trễ kinh 2 tháng ở tuổi dậy thì

2. Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt dễ nhận biết (trước 1 ngày, 1 tuần)

Hiện tượng kinh nguyệt có tính chất chu kỳ lặp lại và có thể nhận biết qua các dấu hiệu. Vậy sắp tới tháng có dấu hiệu gì? Làm sao dễ nhận biết nhất các dấu hiệu khi sắp có kinh nguyệt?

Dưới đây là danh sách các dấu hiệu nhận biết sắp có kinh nguyệt:

  • Mặt bị nổi mụn trứng cá
  • Ngực bị căng tức
  • Nhức đầu, mệt mỏi, cơ thể uể oải
  • Đau lưng
  • Cơ nhức mỏi
  • Đau xương khớp
  • Có thể bị phù do tình trạng giữ nước trước kỳ kinh
  • Có thể gặp các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy…
  • Cảm xúc bất thường, dễ xúc động hoặc bực tức
  • Tăng tiết chất nhầy ở tử cung…

Các triệu chứng này chủ yếu đến từ sự thay đổi đột ngột nội tiết tố bên trong cơ thể, dẫn tới ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều cơ quan khác. Chẳng hạn, trứng cá – dấu hiệu của sắp có kinh nguyệt là do tăng tiết hormone khiến da tiết dầu nhiều hơn, gây tắc nghẽn lỗ chân lông và là điều kiện lý tưởng cho mụn phát triển. Về mức độ nặng – nhẹ, thì càng đến gần “ngày đèn đỏ” các dấu hiệu sẽ càng rõ rệt hơn. Cụ thể, dấu hiệu sắp có kinh nguyệt trước 1 ngày sẽ nổi bật hơn hẳn dấu hiệu sắp có kinh nguyệt trước 1 tuần. Ví dụ: bạn có thể cảm thấy đau vùng lưng dưới rõ hơn so với một tuần trước đó vv…

Để thuyên giảm các dấu hiệu của sắp tới tháng, chị em hãy chú ý tới dinh dưỡng và cân bằng lối sống, hạn chế các thực phẩm chứa caffeine, bia rượu, tập thể dục thường xuyên, bổ sung đầy đủ vitamin và dưỡng chất… Trong trường hợp các dấu hiệu sắp đến tháng kinh nguyệt ở mức độ nặng, đảo lộn sinh hoạt và làm việc, bạn có thể cần bác sĩ kê cho một vài loại thuốc để giảm bớt tình trạng này.

Tham Khảo Thêm:  Chu kỳ kinh nguyệt là gì? Những điều cơ bản nhất chị em cần biết

3. Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt sau sinh

Sau sinh, chị em có nhiều quan tâm tới thời gian khi nào có có kinh nguyệt trở lại, các dấu hiệu sắp có kinh nguyệt sau sinh là gì? Điều này hết sức cần thiết để chị em chủ động trước cho bản thân cũng như lên các kế hoạch cho việc sinh sản sau này.

Với phụ nữ sau sinh, để xác định khi nào có kinh nguyệt sẽ phụ thuộc vào việc có đang cho con bú hay không cũng như tần suất bú của trẻ nhiều hay ít. Do đó, các dấu hiệu sắp có kinh nguyệt sau sinh có thể căn cứ như sau:

  • Nếu không cho con bú hoặc cho con bú không hoàn toàn, chu kỳ kinh sẽ sớm trở lại sau khoảng vài tháng sau sinh. Cụ thể, nếu không cho con bú, kinh nguyệt sẽ xuất hiện sau 1,5 – 2 tháng (tương đương với 6 – 8 tuần sau sinh)
  • Nếu cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, kinh nguyệt sẽ không xuất hiện trong suốt thời gian này. Lý do là bởi, khi đó cơ thể người mẹ sẽ tiết ra một loại hormone có tên là prolactin có tác dụng kích thích sản xuất sữa mẹ, nhưng đồng thời chính loại hormone này cũng ức chế hoạt động của các hoocmon sinh sản, làm trứng không rụng và không xuất hiện kinh nguyệt;

Phụ nữ sau sinh cũng cần lưu ý, kinh nguyệt trong lần trở lại đầu tiên sau sinh có thể có những khác biệt nhất định so với trước khi sinh. Chẳng hạn:

  • Bị đau bụng kinh nhẹ hoặc dữ dội hơn bình thường
  • Lượng kinh nguyệt ra nhiều hơn do lượng niêm mạc tử cung bong ra nhiều hơn. Tuy nhiên, ở 1 vài trường hợp hiếm hoi, lượng máu chảy sau sinh nhiều hơn có thể do các biến chứng về tuyến giáp hoặc adenomyosis.
  • Có các cục máu đông nhỏ xuất hiện
  • Độ dài mỗi chu kỳ kinh nguyệt có thể khác nhau

Ngược lại, trong một vài trường hợp, ví dụ như lạc nội mạc tử cung, mắc hội chứng Sheehan hoặc hội chứng Asherman cũng có thể khiến cho kinh nguyệt của phụ nữ sau sinh giảm đi.

►Gợi ý – Tìm hiểu chi tiết:

  • [HƯỚNG DẪN] Cách khử mùi hôi cơ thể sau sinh và mồ hôi nặng mùi khi mang thai
  • [CẦN BIẾT] Canxi hữu cơ là gì? Canxi hữu cơ loại nào tốt cho bà bầu, em bé, phụ nữ sau sinh? So sánh canxi hữu cơ và vô cơ
  • Mách mẹ 6+ cách chăm sóc da mặt sau sinh “đẹp mòn con mắt”

4. Phân biệt dấu hiệu sắp có kinh nguyệt và có thai

Với nhiều phụ nữ giai đoạn mang thai cũng có thể gặp các triệu chứng tương tự với dấu hiệu của sắp có kinh nguyệt. Chúng khá tương đồng và gây ra nhiều nhầm lẫn cho phụ nữ. Chẳng hạn:

  • Đau lưng
  • Đau đầu
  • Tâm trạng bị thay đổi, dễ xúc động (trầm cảm, lo lắng, …)
  • Táo bón
  • Đi tiểu nhiều hơn so với bình thường
  • Căng tức vùng vú
Tham Khảo Thêm:  Bánh cuốn nóng bao nhiêu calo? Ăn bánh cuốn có béo không?

Tuy nhiên, nếu để ý kỹ, chúng có sự khác biệt nhất định. Dưới đây là những cách phân biệt dấu hiệu sắp đến ngày có kinh nguyệt và mang thai như sau:

5. PH Japan Premium – Chăm sóc vùng kín dịu nhẹ “ngày đèn đỏ”

Những ngày “tới tháng” cũng là thời điểm chị em cần đặc biệt quan tâm chăm sóc “cô bé” của mình. Thay đổi về nội tiết tố trong những ngày này có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, khiến âm đạo nhạy cảm hơn bình thường. Đi kèm với đó là yếu tố máu kinh, rất dễ gây ra nguy cơ viêm nhiễm âm đạo khi tiếp xúc với môi trường ngoài. Nếu chỉ dùng nước sạch thông thường để vệ sinh vùng kín, rất khó để giải quyết triệt để được vấn đề này. Chưa kể, nếu chỉ dùng nước sạch cũng không thể loại hết mùi hôi khó chịu trong những đèn đỏ.

Dung dịch vệ sinh phụ nữ pH Japan Premium Nhật Bản, sản phẩm lý tưởng cho chị em phụ nữ chăm sóc cô bé trong những ngày đèn đỏ. Tại Nhật Bản, sản phẩm nhiều năm liên tiếp nhận được sự hài lòng và tin tưởng sử dụng bởi phụ nữ Nhật. Là dung dịch vệ sinh phụ nữ đứng đầu doanh số bán hàng Rakuten trong thời gian dài.

Với độ pH = 5.1 (cân bằng pH sinh lý vùng kín) cùng các thành phần thảo dược tự nhiên, pH Japan Premium làm sạch vùng kín an toàn và dịu nhẹ. Đặc biệt, sản phẩm bổ sung 4 lựa chọn mùi hương tự nhiên (hương hoa anh đào, hương hoa cúc, hương hoa hồng, hương bạc hà) giúp dễ dàng loại bỏ mùi hôi trong những ngày kinh nguyệt, đem lại hương thơm tự nhiên giúp chị em tự tin hơn trong sinh hoạt hàng ngày.

Nhận biết trước được các dấu hiệu sắp có kinh nguyệt sớm giúp phụ nữ chủ động hơn trong việc chuẩn bị và ứng phó với kỳ kinh nguyệt của mình. Hi vọng bài viết đã cung cấp các dấu hiệu nhận biết sắp tới tháng dễ nhận biết nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới chăm sóc vùng kín cũng như các dấu hiệu của sắp có kinh nguyệt, bạn hãy liên tới Dược sĩ gia đình Omi 08 6868 0303 hoặc email: [email protected] để Dược sĩ giải đáp chi tiết nhé!

4 mùi hương mang mỗi phong cách khác nhau: Hương Hoa Anh Đào ngọt ngào, Hương Hoa Hồng quyến rũ, Hương Bạc Hà năng động, Hương Hoa Cúc dịu dàng.

  • Dung dịch vệ sinh PH Japan Premium hương bạc hà
  • Dung dịch vệ sinh phụ nữ PH Japan Premium hương hoa cúc – màu xanh biển
  • Dung dịch vệ sinh phụ nữ PH JAPAN Premium hương hoa hồng
  • Dung dịch vệ sinh PH Japan Premium hương hoa Nhật Bản (Hoa anh đào)

►Để lựa chọn mùi hương bạn tham khảo: [REVIEW] Dung dịch vệ sinh phụ nữ PH Japan Premium Nhật Bản màu hồng, tím, xanh có tốt không? Nên mua loại nào?

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP