Da tay nhăn nheo khi gặp nước là hiện tượng thường thấy. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân cũng như cách khắc phục đúng cách tình trạng này. Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn đọc các thông tin hữu ích để chăm sóc đôi bàn tay mềm mại hơn.
Nguyên nhân khiến da tay nhăn nheo khi gặp nước
Vùng da trên ngón tay và ngón chân của con người được gọi là da bóng. Vùng da này mịn và không có lông, khi tiếp xúc với nước trong thời gian dài, hiện tượng da nhăn nheo, sần sùi có thể xuất hiện. Hiện tượng này được lý giải theo các nguyên nhân chính dưới đây:
- Nguyên nhân do các tế bào da
Da tay của mỗi chúng ta được cấu tạo từ lớp biểu bì và hạ bì. Biểu bì gồm chất sừng còn hạ bì gồm các mô liên kết.
Lớp sừng của da rất dễ phồng lên khi hút nước. Trong khi đó, mô liên kết không phồng lên do hút lượng lớn nước. Do đó, diện tích lớp biểu bì thay đổi, còn lớp trung bì vẫn giữ nguyên. Khoảng cách được tạo ra giữa các lớp mô da. Sự tách biệt giữa các lớp xuất hiện, hình thành các nếp nhăn trên da.
Tham khảo: Da Bụng Nhăn Nheo Chảy Xệ: Nguyên Nhân Và Cách Cải Thiện
- Nguyên nhân do các dây thần kinh
Các dây thần kinh dưới da dày đặc với nhiều hệ thống khác nhau. Khi tiếp xúc lâu với nước, phản ứng của các dây thần kinh điều khiển tế bào co thắt nhằm hạn chế giữ nước quá nhiều. Da tay nhăn nheo khi ngâm nước lâu là do nguyên nhân này. Hiện tượng trên có tên khoa học là “rain treads”.
Da nhăn nheo khi gặp nước có nguy hiểm không?
Hiện tượng da tay nhăn nheo khi tiếp xúc hoặc ngâm lâu trong nước xảy ra thường xuyên. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể, do đó bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp da bị nhăn nheo có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm.
- Cơ thể mất nước: Lượng nước cung cấp cho cơ thể không đủ khiến da mất đi sự đàn hồi, dễ nhăn nheo và khô ráp. Khi này người bệnh có thể gặp triệu chứng khô miệng, đau đầu, chóng mặt…
- Phù mạch bạch huyết: Nguyên nhân do hệ thống bạch huyết bị tắc nghẽn, dịch bạch huyết không thoát ra được gây sưng đau ở cánh tay. Căn bệnh kéo theo tình trạng da ngón tay nhăn nheo.
- Đái tháo đường: Lượng đường trong máu tác động tới hoạt động tuyến mồ hôi gây khô da, nhăn nheo…
- Bệnh Eczema: Triệu chứng bệnh là da khô nhăn, tróc đỏ đi kèm ngứa ngáy, phát ban.
- Bệnh Raynaud: Bệnh tác động lên mạch máu nhỏ ở ngón tay, chân, khiến da tái xanh, ngứa, nhăn và tê lạnh
- Bệnh cường giáp: Khi nhiệt độ của cơ thể hạ thấp, các mạch máu đầu ngón tay co lại và khiến da vùng ngón tay dễ nhăn nheo hơn.
Có thể bạn quan tâm: Da Mắt Nhăn Nheo Có Nguyên Nhân Do Đâu? Cách Khắc Phục Hiệu Quả
Chăm sóc da tay nhăn nheo khi gặp nước
Chăm sóc và bảo vệ bàn tay đúng cách giúp bàn tay luôn mềm mại. Khác với da tay nhăn nheo bẩm sinh, tình trạng da bị nhăn khi gặp nước khi này cũng nhanh chóng được cải thiện.
- Dưỡng ẩm để cải thiện bàn tay nhăn nheo
Thông thường, hiện tượng da nhăn sẽ trở lại bình thường khi ngừng tiếp xúc với nước. Tuy nhiên để bàn tay căng mềm, tươi tắn hơn, cách tốt nhất là dưỡng ẩm. Bạn nên lựa chọn các loại kem dưỡng da tại nhà có thành phần như lô hội, vitamin E, vitamin B5…
- Dưỡng da tay bằng mặt nạ thiên nhiên
Ngoài dùng kem dưỡng ẩm, bạn có thể chăm sóc bàn tay bằng các loại mặt nạ từ thành phần thiên nhiên. Mật ong, dầu dừa, sữa chua hay dưa leo đều là nguyên liệu dễ tìm, giá thành rẻ và có công dụng cải thiện tình trạng da tay nhăn nheo tại nhà vô cùng hiệu quả.
- Tẩy da chết cho bàn tay
Đây là cách chăm sóc cho bàn tay nhăn, khô hiệu quả. Bạn có thể sử dụng xơ mướp hoặc hỗn hợp đường, muối tinh, chanh để thoa nhẹ lên vùng da tay, loại bỏ tế bào chết. Dưỡng ẩm sau khi tẩy da chết tay giúp làn da giữ được vẻ mềm mại lâu dài.
Cách phòng tránh da tay nhăn nheo khi gặp nước
Bên cạnh việc chăm sóc cải thiện da nhăn nheo, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh tình trạng này bằng các lưu ý sau:
- Sử dụng găng tay cao su khi rửa bát, giặt đồ hoặc khi phải tiếp xúc với nước trong thời gian dài.
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, chất xơ như rau củ, trái cây tươi.
- Ưu tiên sử dụng các loại nước rửa bát, bột giặt từ thiên nhiên, giảm lượng hóa chất mà da tay phải tiếp xúc mỗi ngày.
- Hạn chế cho da tay tiếp xúc với nước quá nóng, điều này khiến cho độ ẩm của làn da nhanh chóng mất đi.
- Chú ý đến việc dưỡng ẩm da mỗi ngày, chống nắng và che chắn cho bàn tay khi ra đường để da mềm mại hơn.
- Điều trị dứt điểm các bệnh lý tác động đến việc da tay dễ bị nhăn nheo khi ngâm nước.
Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc vì sao da tay nhăn nheo khi gặp nước và cách chăm sóc đúng cách. Trường hợp da tay bị nhăn nheo thời gian dài không khỏi, đi kèm ngứa rát, phồng rộp, bạn nên đi khám bác sĩ da liễu để có phương pháp điều trị phù hợp.