Giấm ăn không chỉ có mặt ở Việt Nam mà rất nhiều quốc gia trên thế giới biết tới và dùng rất nhiều trong các món ăn. Vị chua tự nhiên của giấm giúp kích thích vị giác, có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và có thể ứng dụng rất nhiều mẹo vặt trong cuộc sống. Tuy nhiên, muốn nghiên cứu sâu hơn về giấm bạn muốn biết giấm ăn có công thức là gì? Cách làm giấm như thế nào thì hãy cùng theo dõi ngay bài viết bên dưới.
Giải đáp giấm ăn có công thức là gì?
Giấm được coi là một chất lỏng có vị chua tự nhiên. Thành phần là dung dịch axit axetic có nồng độ từ 2 đến 5%. Công thức hóa học của giấm ăn là CH3COOH và được xem là một loại axit yếu. Quá trình giấm được hình thành là nhờ sự lên men của rượu etylic C2H5OH.
Sự hình thành giấm chính là sự chuyển hoá ethanol và oxy thành axit axetic. Phương trình hóa học để điều chế giấm trong công nghiệp:
CH3CH2OH + O2 Undefined control sequence xrightarrow CH3COOH + H2O.
Hướng dẫn cách làm giấm ăn tại nhà
Sau khi được tìm hiểu giấm ăn có công thức là gì, nếu bạn muốn thực hiện làm giấm ăn tại nhà thì chúng tôi xin giới thiệu bạn công thức sau cực đơn giản:
Giấm dừa
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Dừa tươi: 1 lít.
- Chuối xiêm: 5 quả.
- Rượu trắng: 100 ml.
- Nước lọc: 1,5 lít.
- Hũ thủy tinh sạch.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuối bỏ vỏ, cắt nhỏ và cho vào hũ. Tiếp tục cho rượu trắng, nước dừa tươi, nước lọc đã được khuấy đều vào hũ. Đậy chặt nắp, sau đó đặt hũ ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng, không xê dịch hũ trong lúc ủ giấm. Đợi con giấm hình thành trong khoảng 2 tháng.
Bước 2: Sau 2 tháng đổ phần nước giấm ra bạn có thể sử dụng. Tuy nhiên cần lọc lại và có thể đun sôi để nước giấm được trong. Tiếp tục pha 1 lít nước dừa tươi, 100ml rượu trắng, 1,5 lít nước lọc và cho vào hũ giấm cái. Nuôi trong khoảng 1 tháng là bạn có thêm 1 mẻ giấm mới rồi đấy.
Giấm gạo
Nguyên liệu chuẩn bị
- Gạo: 1kg.
- Men bia: 500g.
- Nước lọc: 1,5 lít.
- Trứng gà tươi: 2 quả.
- Đường tinh luyện: 400g.
- Vải lọc: 1 miếng.
- Hũ thủy tinh đã được rửa sạch, khử trùng: 1 hũ.
Các bước thực hiện
Bước 1: Bạn vo phần gạo và nấu cơm. Sau đó ngâm cơm này với nước lọc đã chuẩn bị, cho vào tủ lanh và để qua một đêm.
Bước 2: Lấy phần cơm ra, cho vào vải lọc và vắt kỹ để lấy nước. Khuấy đều nước cơm với đường theo tỷ lệ 4 nước và 2,5 đường. Đun sôi nước đường trong khoảng 20 phút, sau đó để nguội hoàn toàn.
Bước 3: Trộn men bia vào hỗn hợp trên, cho vào hũ thủy tinh, ủ nơi thoáng mát, tránh ánh sáng khoảng 1 tuần để lên men giấm.
Bước 4: Lấy phần nước giấm ra khỏi hũ, lọc qua vải lọc một lần để nước giấm được trong. Tách lấy 2 lòng trắng trứng, cho nước giấm đã lọc vào và đun sôi, sau đó có thể sử dụng nước giấm gạo này rồi đấy.
>> Đọc thêm: Giấm có tác dụng gì? Ăn giấm có tốt không?
Nên chọn giấm ăn thương hiệu nào?
Thay vì phải bỏ ra nhiều thời gian, công sức lựa chọn nguyên liệu, ủ giấm, đợi giấm lên men thì một gợi ý cho bạn sản phẩm giấm tiện lợi chất lượng, đó chính là chai sản phẩm giấm A Tuấn Khang:
- Giấm tinh luyện ATK: 500 ml, 900 ml, 2 lít.
- Giấm hoa quả: 500 ml.
- Giấm tiều: 500 ml.
Với thành phần nguyên liệu được lựa chọn kỹ càng, quy trình chế biến hợp vệ sinh, công thức ủ giấm gia truyền giúp giữ được hương vị thơm ngon và mang đậm tinh thần truyền thống cho từng giọt giấm chất lượng. Giá cả của các sản phẩm giấm từ thương hiệu A Tuấn Khang vô cùng tiết kiệm, vì thế nên đây là lựa chọn hàng đầu của các chị em nội trợ.
> Xme thêm thông tin chi tiết về 3 loại giấm của A Tuấn Khang tại:
Từ những tư vấn về giấm ăn có công thức là gì, cách để có sản phẩm giấm ăn ngon, hấp dẫn và chất lượng, chúng tôi hy vọng rằng bạn đã giải đáp được phần nào thắc mắc của mình. Tham khảo thêm nhiều nội dung hay về giấm ở website A Tuấn Khang được cập nhật mỗi ngày nhé!