=============Chi tiết tin

Video công dụng của sả

Tên gọi khác: Sả chanh, cỏ sả, hương mao

Tên khoa học: Cymbopogon flexuosus Stapf (Sả chanh), Cymbopogon winterianus Jowitt (sả Java). Họ: Lúa Poaceae (Gramineae)

Cây sả là loại cây sống lâu năm, mọc thành bụi cao 0,8m đến 1m. Lá hẹp, dài giống như lá lúa, hai mặt lá giáp nhám, khi bóc vỏ ra có mùi thơm. Thân rễ trắng hoặc hơi tím. Theo Đông y, cây sả vị the, mùi thơm, tính ấm.

Thành phần: Chiết xuất từ cây sả ra được nhiều tinh dầu. Trong tinh dầu sả thành phần chủ yếu là citral. Lá cây sả chứa 0,4-0,8% tinh dầu ở dạng dễ bay hơi, thân cây sả chứa 75-85% hương thơm mùi chanh tự nhiên và các tinh chất đặc biệt khác. Củ sả chứa 1 – 2% tinh dầu có màu vàng nhạt, thơm mùi chanh, thành phần chủ yếu là citral (65 – 85%), geraniol (40%).

Công dụng của sả không chỉ làm gia vị món ăn thêm thơm ngon đậm vị mà còn có công dụng hữu ích trong chữa bệnh và tốt cho sức khỏe như:

  • Tốt cho hệ tiêu hóa: Sả giúp kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa đầy hơi. Bên cạnh đó sả còn giúp tiêu đờm và khử hôi miệng.
  • Ngăn ngừa ung thư: Trong cây sả có chứa chủ yếu hợp chất citral – hợp chất này có tác dụng giúp tiêu diệt, ngăn ngừa các tế bào ung thư và không làm ảnh hưởng, tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh khác. Bên cạnh đó, trong sả có chứa thành phần beta-carotene-1 là chất chống oxy hóa cũng có thể giúp cơ thể ngăn ngừa ung thư.
  • Giúp trị rối loạn kinh nguyệt: Bạn có thể uống hỗn hợp lỏng kết hợp giữa vài giọt tinh dầu sả với một ít bột tiêu đen sẽ có ích cho phụ nữ thường gặp đau bụng khi hành kinh hay rối loạn kinh nguyệt.
  • Giúp giải độc: Cây sả có khả năng giúp cơ thể loại bỏ axit uric và các chất độc hại không mong muốn bên trong cơ thể. Đặc biệt, khi uống nước sả có tác dụng giải độc rượu rất nhanh.
  • Giúp đuổi côn trùng: Có thể dùng tinh dầu sả để xua đuổi ruồi, muỗi,… vì trong lá sả chứa tinh dầu có thành phần chủ yếu là geraniola và citronelola là những chất thường gặp có trong quả chanh.
  • Tạo mùi hương dễ chịu.
Tham Khảo Thêm:  Hướng dẫn kiểm tra các chương trình khuyến mãi Vinaphone

Một số cách dùng sả:

  1. Giải cảm:

– Kinh giới, tía tô, trắc bách diệp, bạc hà, chanh, ngải cứu, lá tre, lá ổi (mỗi nồi dùng 5 loại lá)… đun sôi, dùng để xông giải cảm rất hiệu nghiệm. – Lấy 15 – 30g củ sả hoặc lá tươi nấu nước xông.

  1. Giải nhiệt, thông tiểu: lá sả tươi 30-40g nấu với 1 lít nước, đun sôi khoảng 5 phút, uống trong ngày.
  2. Trị nhức đầu: lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu với vài củ tỏi nấu nước xông.
  3. Trị ăn uống không tiêu, đầy bụng: củ sả giã nát, ép lấy nước cốt, phối hợp với mạch nha uống.

LƯU Ý:

Những người cảm thể phong nhiệt, ra mồ hôi nhiều, không nên xông, vì làm cơ thể mất nước nhiều hơn sẽ gây mệt.

Không nên uống tinh dầu sả hay ngửi trực tiếp.

Sả nên dùng tươi tốt hơn, hoặc dùng khô thì sả phải được phơi trong bóng râm, tránh nhiệt độ cao, do trong sả có tinh dầu./.

Nguyễn Hồng Huân – TYT Phú Thạnh.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP