Bài viết Lý thuyết Công của lực điện với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Lý thuyết Công của lực điện.

Lý thuyết Công của lực điện

Bài giảng: Bài 4: Công của lực điện – Cô Nguyễn Quyên (Giáo viên VietJack)

A. Tóm tắt lý thuyết

1. Công của lực điện:

• Đặc điểm của lực điện tác dụng lên một điện tích đặt trong điện trường đều

Đặt điện tích dương q trong điện trường đều, nó sẽ chịu tác dụng của lực điện: F→ = q.E→

– Độ lớn: F = q.E

– Phương: song song với các đường sức điện

– Chiều: từ bản dương sang âm.

⇒ Lực F→ là lực không đổi

• Công của lực điện trong điện trường đều

Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường đề từ M đến N là: A = q.E.d

trong đó: d = MH− là độ dài đại số, M là hình chiếu của điểm đầu đường đi, H là hình chiếu của điểm cuối đường đi. Chiều dương của MH− cùng với chiều của điện trường.

⇒ Công của lực điện không phụ thuộc vào hình dạng

đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí của điểm đầu M và điểm cuối N của đường đi.

⇒ Lực tĩnh điện là lực thế.

⇒ Trường tĩnh điện là trường thế.

2. Thế năng của một điện tích trong điện trường.

• Định nghĩa: Thế năng của điện tích đặt tại một điểm trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường khi đặt điện tích tại điểm đó.

• Điện trường đều: Chọn mốc thế năng là bản âm thì thế năng WM = A = q.E.d với d là khoảng cách từ M đến bản âm.

Điện trường do nhiều điện tích gây ra: Chọn mốc thế năng ở vô cùng:

• Sự phụ thuộc của thế năng WM vào điện tích q

Thế năng của một điện tích điểm q đặt tại điểm M trong điện trường: WM = AM∞ = VM.q

Tham Khảo Thêm:  Nước cứng là gì? Cách làm mềm nước cứng tạm thời và vĩnh cửu

với VM là hệ số tỉ lệ không phụ thuộc vào q mà chỉ phụ thuộc vào vị trí M trong điện trường.

• Công của lực điện và độ giảm thế năng của điện tích trong điện trường.

Khi một điện tích q di chuyển từ điểm M đến điểm N trong một điện trường thì công mà lực điện trường tác dụng lên điện tích đó sinh ra sẽ bằng độ giảm thế năng của điện tích q trong điện trường.

AMN = WM – WN

B. Kỹ năng giải bài tập

– Áp dụng công thức tính công: A = q.E.d

– Chú ý trong việc xác định d.

+ Nếu vật chuyển động cùng chiều vecto cường độ điện trường thì d > 0.

+ Nếu vật chuyển động ngược chiều vecto cường độ điện trường thì d < 0.

C. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Công thức xác định công của lực điện trường làm dịch chuyển điện tích q trong điện trường đều E là A = qEd, trong đó d là:

A. khoảng cách giữa điểm đầu và điểm cuối.

B. khoảng cách giữa hình chiếu điểm đầu và hình chiếu điểm cuối lên một đường sức.

C. độ dài đại số của đoạn từ hình chiếu điểm đầu đến hình chiếu điểm cuối lên một đường sức, tính theo chiều đường sức điện.

D. độ dài đại số của đoạn từ hình chiếu điểm đầu đến hình chiếu điểm cuối lên một đường sức.

Hướng dẫn:

Chọn C.

Công thức xác định công của lực điện trường làm dịch chuyển điện tích q trong điện trường đều E là A = qEd trong đó d là độ dài đại số của đoạn từ hình chiếu điểm đầu đến hình chiếu điểm cuối lên một đường sức, tính theo chiều đường sức điện.

Câu 2: Chọn phương án đúng. Một điện tích q chuyển động trong điện trường theo một đường cong kín. Gọi công của lực điện trong chuyển động đó là A thì

A. A > 0 nếu q > 0

B. A > 0 nếu q < 0

C. A ≠ 0 nếu điện trường không đổi

D. A = 0

Hướng dẫn:

Chọn D.

Công của lực điện trường không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào hình chiếu điểm đầu và điểm cuối lên một đường sức điện. Do đó với một đường cong kín thì điểm đầu và điểm cuối trùng nhau ⇒ A = 0.

Tham Khảo Thêm:  Sếp hỏi: "Con gái tôi là mẹ của con gái bạn, vậy tôi là gì của bạn?" - Ứng viên đưa ra đáp án quá xuất sắc, được nhận công việc luôn

Câu 3: Công của lực điện tác dụng lên một điện tích điểm q khi nó di chuyển từ M đến N trong điện trường

A. tỉ lệ thuận với chiều dài đường đi MN.

B. tỉ lệ thuận với độ lớn của điện tích q.

C. tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động

D. tỉ lệ nghịch với chiều dài đường đi.

Hướng dẫn:

Chọn B.

Ta có A = qEd ⇒ A tỉ lệ thuận với độ lớn điện tích q.

Chú ý: d là khoảng cách giữa hai điểm M,N; nó chỉ là chiều dài đường đi MN khi điện tích di chuyển dọc theo đường sức.

Câu 4: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích -2μC ngược chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là

A. 2000 J. B. – 2000 J.

C. 2 mJ. D. – 2 mJ.

Hướng dẫn:

Chọn C.

Áp dụng công thức tính công ta có: A = qEd = -2.10-6.1000.(-1) = 2.10-3J

Câu 5: Công của lực điện tác dụng lên một điện tích điểm q khi di chuyển từ điểm M đến điểm N trong một điện trường, thì không phụ thuộc vào

A. vị trí của các điểm M, N.

B. hình dạng của đường đi.

C. độ lớn của điện tích q .

D. độ lớn của cường độ điện trường tại các điểm trên đường đi

Hướng dẫn:

Chọn B.

A = qEd ⇒ A không phụ thuộc hình dạng đường đi của điện tích điểm.

Câu 6: Một điện tích điểm q di chuyển trong điện trường đều E có quỹ đạo là một đường cong kín, có chiều dài quỹ đạo là s thì công của lực điện trường là

A. A = 2qEs B. A = 0

C. A = qEs D. A = qE/s

Hướng dẫn:

Chọn A.

Ta có A = qEd. Quỹ đạo chuyển động là đường cong kín ⇒ d = 0 ⇒ A = 0

Câu 7: Khi điện tích dịch chuyển dọc theo một đường sức trong một điện trường đều, nếu quãng đường dịch chuyển tăng 2 lần thì công của lực điện trường

Tham Khảo Thêm:  Vay 50 Triệu Trả Góp 24, 36, 48 Tháng Fe Credit Mỗi Tháng Trả Lãi Bao Nhiêu

A. tăng 4 lần. B. tăng 2 lần.

C. không đổi. D. giảm 2 lần

Hướng dẫn:

Chọn B.

Ta có A = qEd.

Mà điện tích dịch chuyển dọc theo một đường sức nên khi quãng đường dịch chuyển tăng 2 lần thì d tăng 2 lần ⇒ A tăng 2 lần.

Câu 8: Một electron di chuyển được một đoạn đường 1 cm, dọc theo đường sức, dưới tác dụng của lực điện trong một điện trường đều có cường độ điện trường 1000 V/m. Hỏi công của lực điện có giá trị nào sau đây ?

A. -1,6.1010-18 J B. 1,6.10-16 J

C. 1,6.1010-18 J D. -1,6.10-16 J

Hướng dẫn:

Chọn C.

Do electron có điện tích âm ⇒ F→ ngược chiều E→ ⇒ electron di chuyển ngược chiều điện trường.

Ta có: A = qEd = (-1,6.10-19).1000.(-0,01) = 1,6.10-18 (J)

Câu 9: Trong một điện trường đều bằng 60000V/m. Tính công của điện trường khi làm dịch chuyển điện tích q0 = 4.10-9C trên đoạn thẳng dài 5 cm. Biết rằng góc giữa phương dịch chuyển và đường sức điện trường là α = 60o.

A. 10-6 J B. 6.106 J

C. 6.10-6 J D. -6.10-6 J

Hướng dẫn:

Chọn C.

Công của lực điện trường là

A = qEd = qEs.cosα = 6.10-6 (J)

Câu 10: Hai tấm kim loại song song và cách đều nhau 2 cm và được nhiễm điện trái dấu nhau. Muốn làm cho điện tích q = 5.10-10 C di chuyển từ tấm này đến tấm kia cần tốn công A = 2.10-9 J. Xác định cường độ điện trường bên trong hai tấm kim loại đó ? Cho biết điện trường bên trong hai tấm kim loại đã cho là điện trường điều và có đường sức vuông góc với các tấm.

A. 100V/m B. 250 V/m

C. 300 V/m D. 200 V/m

Hướng dẫn:

Chọn D.

Ta có

Xem thêm các phần Lý thuyết Vật Lí lớp 11 Ôn thi THPT Quốc gia hay, chi tiết khác:

  • Lý thuyết Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện
  • Lý thuyết Điện thế. Hiệu điện thế
  • Lý thuyết Tụ điện

Săn SALE shopee tháng 9:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP