Tại sao con gái lại có nhiều lông chân và cách khắc phục?

Tại sao con gái lại có nhiều lông chân và cách khắc phục?

Lông là bộ phận cơ thể ít được quan tâm nhất. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá nhiều ở nữ giới. Đây có thể là một dấu hiệu về sức khỏe cần được quan tâm. Bởi nó không chỉ liên quan đến thẩm mỹ mà còn về mặt sức khỏe sinh sản và nội tiết. Vậy tại sao con gái lại có nhiều lông chân? Đâu là cách khắc phục hiệu quả? Mời bạn đọc cùng bác sĩ Nguyễn Lâm Giang tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau nhé!

Lông chân có công dụng gì?

Cả nam và nữ đều có lông ở một số vùng cơ thể nhất định như vùng lông dưới cánh tay hay vùng mu sau tuổi dậy thì. Lông phát triển do hormone androgen. Đây là một loại nội tiết tố có nhiều ở nam giới từ sau tuổi dậy thì.

Một trong những loại androgen điển hình và phổ biến nhất là testosterone. Do vậy, đàn ông có phần lông thô, sậm và cứng hơn như ria mép và râu. Đối với nữ giới, lượng hormone này ít hơn hẳn. Vì thế, lông thường là lông tơ ở chân hoặc các vùng cơ thể như ngực, mặt,…

Lông ở từng vùng cơ thể có nhiệm vụ nhất định. Lông ở vùng mu có chức năng bảo vệ tránh nhiễm trùng. Lông ở vùng dưới cánh tay giúp giảm bớt tình trạng nứt nẻ. Lông tay, chân và toàn thân giúp cơ thể có khả năng đáp ứng hài hòa với nhiệt độ môi trường.

Lông ở các vùng trên cơ thể đều có những chức năng và nhiệm vụ riêng biệt
Lông ở các vùng trên cơ thể đều có những chức năng và nhiệm vụ riêng biệt

Khi ở ngoài trời lạnh, bạn sẽ thấy lông chân và toàn thân dựng đứng lên giữ ấm cơ thể. Ngược lại, khi trời nóng, lông sẽ co và rũ xuống để tránh mất nước qua mồ hôi.

Tại sao con gái lại có nhiều lông chân?

Mặc dù androgen thường được xem là nội tiết tố nam nhưng nó vẫn có thể xuất hiện ở nữ. Tuy nhiên, nếu lông chân xuất hiện quá nhiều và đột ngột. Đây có thể là dấu hiệu cho một số bệnh lý như:1

Hội chứng đa nang buồng trứng

Nguyên nhân thường gặp nhất hiện nay khiến nữ giới nhiều lông chân là do hội chứng buồng trứng đa nang. Tình trạng này bắt đầu từ tuổi dậy thì khi cơ thể có những xáo trộn nhất định về hormone sinh dục. Lúc này cơ thể sản xuất quá nhiều hormone androgen. Như đã đề cập đây là hoạt chất chính gây rậm lông ở cả nam và nữ.

Tham Khảo Thêm:  #20 Cách Tẩy Lông Chân Tại Nhà Bằng Tự Nhiên "99% 0 Mọc Lại"
Buồng trứng đa nang là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến nữ giới mọc nhiều lông chân
Buồng trứng đa nang là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến nữ giới mọc nhiều lông chân

Theo thời gian, hội chứng buồng trứng đa nang dần dần sẽ làm mọc nhiều lông chân, kinh nguyệt không đều, béo phì, vô sinh và xuất hiện u nang buồng trứng. Trong đó, 70% các trường hợp sẽ có nhiều lông chân và khắp cơ thể.2

Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh

Một bệnh lý di truyền cũng có thể làm con gái có nhiều lông chân là tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh. Hiện tượng tăng sinh này đặc trưng bởi việc sản xuất quá mức các loại steroid bao gồm cả cortisol và androgen tại tuyến thượng thận. Dẫu vậy, tình trạng này thường được chẩn đoán khi đến tuổi dậy thì.

Khối u

American Academy of Family Physicians đã chỉ ra rằng 0,3% các trường hợp rậm lông chân ở nữ giới do khối u tiết ra nhiều androgen.3 Trong những trường hợp này, lông chân đột ngột xuất hiện nhiều kèm theo những điểm đau hoặc khối u bất thường ở cơ quan dạ dày hoặc vùng xương chậu.

Dùng thuốc

Ngoài những bệnh lý kể trên thì nhiều loại thuốc cũng có liên quan đến việc tại sao con gái lại có nhiều lông chân. Cụ thể như: Thuốc an thần, glucocorticosteroid, một số loại thuốc chống bệnh động kinh, các loại thuốc ức chế miễn dịch, testosterone (Androgel, Testim), dehydroepiandrosterone (DHEA),…4

Bên cạnh đó, còn có các thuốc điều hòa nội tiết tố như minoxidil (rogaine), danazol (điều trị lạc nội mạc tử cung).2

Ngoài ra, khi bạn vô tình tiếp xúc với bôi thuốc chứa nội tiết tố androgen trên da. Bạn cũng có thể bị ảnh hưởng, từ đó bị rậm lông chân.

Tăng prolactin máu

Tăng prolactin máu là tình trạng khiến cơ thể sản xuất ra hormone prolactin ở mức độ cao. Một số người bị tăng prolactin máu có thể bị vô sinh hoặc không có kinh nguyệt. Đồng thời, tình trạng này cũng có thể gây ra chứng rậm lông.5

Rối loạn chức năng tuyến giáp

Tuyến giáp là tuyến nội tiết điều hòa hoạt động trao đổi chất và nhiệt độ cơ thể.2 Khi lượng hormone tuyến giáp bất thường, hoặc quá nhiều hoặc quá ít sẽ dẫn đến rối loạn gây cường giáp hoặc suy giáp.

Mặc dù ít gặp, nhưng sự rối loạn chức năng tại tuyến giáp cũng có thể gây rậm lông chân ở con gái.

Các nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân kể trên, vẫn có những trường hợp tại sao con gái lại có nhiều lông chân không thể giải thích được. Trong đó, có khoảng 10% rậm lông, và 50% lông nhiều hơn mức bình thường ở mức độ nhẹ.

Mặt khác, lông nhiều ở nữ có thể do di truyền. Những người con gái gốc Đông Ấn Độ và Địa Trung Hải khi mới sinh đã có xu hướng này.

Tham Khảo Thêm:  [TÌM HIỂU] Công dụng hiệu quả của dầu cá trong chăm sóc, làm đẹp da

Làm thế nào để khắc phục tình trạng này?

Các phương pháp tự nhiên

Bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách điều chỉnh một số thói quen sống thường nhật.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Những người con gái mắc phải tình trạng kháng insulin cần hạn chế sử dụng đường và tinh bột. Điều này sẽ phần nào giải quyết vấn đề rậm lông cùng những nguy cơ sức khỏe khác. Ví dụ như nguy cơ mắc đái tháo đường type 1.1

Duy trì cân nặng lý tưởng

Giữ cân nặng ở mức ổn định sẽ giúp bạn gái kiểm soát các bệnh lý. Trong đó, có các triệu chứng của hội chứng buồng trứng đa nang. Đồng thời, nếu bạn thực hiện giảm cân khi bị thừa cân, cơ thể sẽ ít tạo ra nội tiết tố nam hơn.1

Sử dụng phương pháp tẩy lông thích hợp

Nếu như tình trạng nhiều lông không xuất phát từ bệnh lý. Và bạn không muốn tình trạng lông mọc rậm ảnh hưởng tới vẻ ngoài của mình. Bạn có thể tẩy chúng đi bằng các phương pháp như kem tẩy lông, tẩy lông bằng laser,…

Một số phương pháp tẩy lông nổi bật như sau:

Cạo lông

Cạo lông là bước đầu tiên của mọi người nghĩ trong quá trình tẩy lông. Đây cũng là phương pháp tẩy lông tạm thời nhất. Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, cạo râu không làm dày hay đen lông. Nó cũng không làm cho lông mọc nhanh hơn hoặc chậm hơn. Tuy nhiên, nó khiến lông mọc ra với phần đuôi bị cùn thay vì phần đuôi thon nhọn tự nhiên, đây là điều khiến lông dễ nhận thấy.

Làm ướt da trước để cạo lông hiệu quả hơn. Kem cạo lông, dầu xả và sữa tắm giúp dao cạo lướt nhẹ nhàng trên da và giúp ngăn ngừa tình trạng bong tróc, cắt da và nứt nẻ.6

Kỹ thuật tẩy trắng

Tẩy trắng về mặt kỹ thuật không phải là một phương pháp tẩy lông nhưng lại là một phương pháp làm cho lông ít được thấy hơn. Cách này đặc biệt hữu ích cho những phần tóc mỏng nhưng sẫm màu và nổi bật như cánh tay, mặt và cổ. Thuốc tẩy được áp dụng cho khu vực quan tâm và loại bỏ sắc tố trên lông.6

Triệt lông vật lý

Nhổ vật lý từ nang lông là một phương pháp tẩy lông phổ biến và rẻ tiền. Triệt lông vật lý mất nhiều thời gian hơn để lông mọc lại vì lông phải mọc lên bề mặt da mới có thể nhìn thấy được. Ngoài ra, việc kéo lông ra khỏi nang nhiều lần có thể làm tổn thương nang, khiến nó ngừng sản xuất lông.

Lưu ý: Nếu bạn cảm thấy rất muốn nhổ tóc từ một vùng cụ thể trên cơ thể và cảm thấy vui vẻ, hài lòng hoặc nhẹ nhõm khi làm như vậy, bạn có thể mắc một tình trạng hiếm gặp ảnh hưởng đến lông của mình đó là rối loạn ám ảnh cưỡng chế.6

Tham Khảo Thêm:  10 cách làm tóc nhanh dài và dày hiệu quả ngay tại nhà

Nhổ lông bằng nhíp

Nhổ lông bằng nhíp là cách tẩy lông hiệu quả nhưng rất tốn thời gian. Nhổ lông có thể gây đau, nhưng nếu bạn chỉ có một vài sợi lông muốn loại bỏ, thì đó có thể là một lựa chọn tốt. Tuy nhiên, không sử dụng phương pháp tẩy lông này trên các vùng da rộng. Nó có thể khiến lông mọc ngược và để lại sẹo.6

Waxing nóng

Waxing là một cách hiệu quả để loại bỏ nhiều lông cùng một lúc. Đun nóng sáp rồi thoa đều trên da theo chiều lông mọc. Khi sáp nguội, lông sẽ nhúng vào sáp. Đắp một dải vải lên sáp và nhanh chóng kéo theo chiều ngược chiều lông mọc để lấy đi lông.

Hết sức thận trọng khi sử dụng sáp nóng vì có thể xảy ra bỏng. Các chất cặn bã thường vẫn còn trên da và dễ dàng bị bong ra. Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm đau, mẩn đỏ, nhiễm trùng, đổi màu, lông mọc ngược và các vết nứt trên da.6

Tẩy lông bẳng Laser

Triệt lông bằng laser là một quy trình y khoa sử dụng tia laser – chùm tia sáng cường độ cao, để tiêu diệt lông không mong muốn.

Trong quá trình triệt lông bằng laser, một tia laser đi qua da đến các nang lông. Các nang lông có chứa melanin nên hấp thụ tia laser tạo thành nhiệt. Nhiệt của laser truyền đến và làm tổn hại đến các nang lông trong da, cơ thể sẽ loại bỏ các nang lông bị phá hủy và những vùng da đó lông sẽ không thể mọc lên nữa do không còn nang lông.6

Ngày nay có rất phương pháp giúp phái nữ "dọn dẹp" vùng lông ở chân một cách nhanh chóng và hiệu quả
Ngày nay có rất phương pháp giúp phái nữ “dọn dẹp” vùng lông ở chân một cách nhanh chóng và hiệu quả

Xem thêm: Có nên cạo lông vùng kín? Cạo có ảnh hưởng gì không?

Điều trị bằng cách dùng thuốc

Cần gặp bác sĩ để điều trị y tế nếu nguyên nhân gây rậm lông chân được xác định là do hội chứng buồng trứng đa nang có thể. Trong đó, thuốc tránh thai thường được sử dụng để giảm lông và điều hòa kinh nguyệt. Bên cạnh đó, spironolactone cũng có thể được sử dụng. Đây là một loại thuốc được dùng để kiểm soát những hormone đặc hiệu.7

Tùy nguyên nhân, sẽ có những chỉ định điều trị cụ thể cho từng trường hợp. Ví dụ, nếu bạn có một khối u tạo ra nội tiết tố androgen, bác sĩ có thể cần phải phẫu thuật cắt bỏ khối u.1

Xem thêm: Lông mọc ngược và những sự thật mà bạn chưa biết

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp cho thắc mắc tại sao con gái lại có nhiều lông chân. Cũng như cung cấp cho bạn những cách khắc phục tình trạng này. Ngoài ra, nếu không gặp phải tình trạng lông chân mọc rậm. Bạn cũng đã có cho riêng mình những kiến thức hữu ích về sức khỏe nội tiết tố bên trong cơ thể.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP