Món ngon dân dã: Cơm chan nước mắm mỡ đông và bánh nậm xứ Huế

Món ngon dân dã: Cơm chan nước mắm mỡ đông và bánh nậm xứ Huế
Video cơm chan nước mắm

Xa xứ để đi trọ học, lập nghiệp hay mưu sinh quê người thường chúng ta vẫn nhớ đến những món ăn dân dã đậm đà tình quê nhà. Thật kỳ lạ, không hẳn cao lương mỹ vị nhưng đã đi vào từng tế bào vị giác.

Tin và bài liên quan:

Nhà báo Nguyễn Công Khế: Nhân loại đớn đau

Nhà báo Lê Hổng Minh: Mùa Covid nhớ chợ

Nhà báo Lê Hồng Minh: Ăn tết ‘Online’

Nhà báo Lê Hồng Minh vừa gửi đến DDVN hai món ăn đầy nỗi nhớ cố thổ đó là cơm chiều mưa với nước mắm mỡ đông và bánh nậm gói tình xứ Huế.

CHIỀU MƯA – NHỚ CHÉN CƠM CHAN NƯỚC MẮM MỠ ĐÔNG

Thế hệ 7X, hẳn nhiều người đến giờ vẫn không thể quên được những món ăn được xem là… huyền thoại như cơm ăn chan nước mì ăn liền, cơm ăn với chuối, cơm ăn với… đường. Nhưng xếp vị trí số 1 bao giờ cũng phải là cơm chan nước mắm thêm xíu nước mỡ heo! Ai còn nhớ không?

Chiều nay Sài gòn mưa ủ ê mãi, chắc bên cửa sổ nào đó của nơi đô hội này, cũng có nhiều “nhân chứng sống” của một thời đã từng ước ao chén cơm nóng trong chiều mưa lạnh, có chút nước mỡ heo cho vào bát cơm nóng hổi, chan thêm xíu nước mắm là đã… chấp hết, không có gì sánh bằng. Dường như, ai ngày trước cũng có tuổi thơ để quay về với nỗi hoài niệm miên man, để những gì xa cũ cứ trào dâng trong cảm xúc của những ngày thơ ấu.

Tham Khảo Thêm:  Cách nấu vịt nấu chao làm điên đảo người ăn

Ngày ấy rất ít nhà có dầu ăn mà xài, nên việc trong chạn bếp có hũ mỡ trắng trong đông đặc, được xem là tài sản có thể giải quyết được tất cả các món ăn, nhất là khi đói, khi lười lười mà nhà vẫn còn cơm nguội. Có bà má nào của ngày xưa mà không biết vượt qua gian khó, thiệt chi là tiết kiệm, mua mỡ heo về chiên, vừa được phần tóp mỡ giòn rụm dành để xào rau, kho cá (có khi tụi mình còn bốc ăn vụng không còn gì) vừa được cả hũ mỡ để dành nấu ăn. Mà thiệt là lạ, mỡ heo và nước mắm truyền thống ngày xưa như một cặp “song kiếm hợp bích” vậy đó, nó như là một giải pháp để xử lý tất cả các món ăn. Hồi ấy, nghèo nên cũng chẳng có thực phẩm đâu mà làm cho nhiều món, như bây giờ.

Cơm trắng trộn với mỡ, thêm chút nước mắm truyền thống nữa thì coi gần như bay bổng tới… thiên đường. Ở Bắc ở Trung vào những ngày mùa đông, hay đất phương Nam mỗi khi mưa dầm dề tí, mỡ tuy đông lại nhưng chỉ cần múc một muỗng cho vô chén cơm nóng hổi là tan chảy liền. Ôi miệng nhai hạt cơm dẻo ngọt, béo thơm mùi gạo và mỡ cùng với hương vị nước mắm nguyên chất đậm đà như vòng tay thương yêu của mẹ, quả thật không thể nào quên.

Tham Khảo Thêm:  Lẩu gà lá giang – cách tự nấu tại nhà và ăn với rau gì thì ngon?

Chỉ là những miếng ăn thiệt là bình dân khi đói lòng, mà cũng chẳng có nhiều dưỡng chất chi trong đó, nhưng cũng đủ làm gợi nhớ với bao người. Bạn có cảm giác như tôi vậy không?

Hỏi, tức là đã tự trả lời rồi đó!…

ĂN BÁNH NẬM LÀ GỞI TÌNH THƯƠNG CHO HUẾ

Người thân và bạn bè tôi – trừ đồng hương Huế ra, có nhiều người yêu Huế, mong đi Huế, thích bánh Huế trong đó có bánh nậm, nhưng lại chưa bao giờ dùng qua.

Bánh nậm là một loại bánh đặc trưng của Huế, được làm từ bột gạo vừa ngon vừa có tính chất lành nên người già, trẻ em, người ốm đều có thể ăn được. Việc lấy bột gạo làm bánh, nêm nếm gia vị thì nhiều người coi… clip hay có ai đó bày vẽ cũng có thể làm được bánh nậm, “ăn tiền” là chỗ làm nhụy (nhân) bánh mà thôi.

Tôm lột hết vỏ, đem băm nhỏ và đảo đều trên chảo dầu ăn được phi thơm bằng hành băm. Xay nhuyễn tôm chung với thịt ba chỉ cũng băm nhỏ, ướp nước mắm, tiêu và hành lá. Xào chín, nêm gia vị, rồi xào lại đến khi khô thì lại cho vào cối, giã cho tơi ra. Giã xong bỏ lại vào chảo, để lửa nhỏ, chà cho tôm tơi, bong đều. Đọc công đoạn này không thôi cũng đã thấy mệt, chơ đừng nói chi làm. Bánh hiện bán năm ngàn/cái thì thực phẩm và công xá cho đoạn này chắc cũng phải đến ba ngàn không chừng!

Tham Khảo Thêm:  Gỏi cuốn bao nhiêu calo – Cách ăn gỏi cuốn giảm cân

Cái bánh nậm nhỏ xíu bằng nửa bàn tay vậy đó nhưng làm thì cực quá trời, muốn bánh chín thì phải hấp 15 phút, mà trước khi hấp phải nấu cho nước trong xửng sôi trong 25 phút đã. Bánh chín rồi gắp ra, trải đều và còn phải lấy khăn chặm nước cho khô mặt lá, để bánh không bị hơi nước làm ướt tèm lem, nhìn coi không đẹp.

Bánh khi mới gói xong thì bột có màu trắng, dẻo nhưng khi bánh chín, mở lá ra để ăn, thấy bánh có màu trắng đục.

Thử tưởng tượng lúc lột bánh ra, trải lên đĩa, để nguyên lá gói vì mùi của lá rất thơm. Múc muỗng nước mắm tưới đều lên bánh, xúc miếng bánh, nhớ đừng nhai vội để thưởng thức cảm giác bột gạo tan đều ra, thấm sâu, béo ngậy, và thơm hương vị!

Ôi, bánh nậm Huế thương của ta!…

Nhà báo Lê Hồng Minh

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP