Khi tìm hiểu về Phật Giáo, chúng ta vẫn thường nghe đến hai từ “niết bàn”, nhưng không phải ai cũng có thể hiểu niết bàn là gì, cõi niết bàn là gì? Theo kinh của Phật: “Tinh túy đạo Phật đọng lại chỉ là cõi niết bàn”. Vậy cõi niết bàn ở đây là gì, liệu đây có phải là một cõi nơi con người có thể sinh sống, cư trú như trái đất hay không? Hay đó chỉ là một khái niệm trừu tượng trong Phật giáo? Đừng bỏ qua bài viết dưới đây để cùng Đồ Đồng Dung Quang Hà giải đáp thắc mắc cõi niết bàn là gì cũng như tìm hiểu về bản chất và ý nghĩa niết bàn trong Phật Giáo nhé!
Cõi Niết Bàn là gì?
Với mỗi góc nhìn khác nhau, cõi niết bàn cũng được định nghĩa theo những cách vô cùng khác nhau. Vậy cõi niết bàn là gì? Theo quan điểm tâm lý học thì niết bàn chính là xóa bỏ tự ngã. Nhưng nếu theo quan điểm của đạo đức thì niết bàn lại chính là diệt tham – sân – si.
Niết bàn theo nghĩa đen chính là không trói buộc. Một cách đơn giản các Phật tử đều hiểu rằng đó là cảnh giới giải thoát của các bậc chứng ngộ, đắc đạo. Như vậy, Niết bàn được hiểu theo nghĩa đối ngược với cảnh giới phàm tục, cảnh giới của những người chưa đạt được giải thoát.
Cõi niết bàn là gì trong tư tưởng Phật Giáo?
>> Xem ngay: Những câu niệm Phật linh ứng cầu cho gia đình bình an tai qua nạn khỏi
Khi chưa giải thoát, con người chìm đắm trong khổ não và phải chịu sanh già bệnh chết, nên Niết-bàn chính là cảnh không còn khổ não, không còn đớn đau, bệnh tật,…Đó là nơi đối ngược hoàn toàn với cõi thế tục này. Ở đó không có cái gì “vĩnh cửu hóa”, cũng không có cái gì “bị diệt vong”, mà ở ngoài đau khổ.
Thực chất, chưa từng ai trên thế gian này có thể bước vào cảnh giới niết bàn trừ các bậc thánh nhân đã chứng ngộ. Mọi người đều chỉ hiểu được một phần cõi niết bàn dựa vào sự truyền đạt của những bậc chứng ngộ và một phần dựa vào suy luận của chính mình.
Đối với các bậc chứng ngộ, các Ngài cũng thường rất hạn chế và không mấy khi bàn luận về cõi niết bàn. Tuy nhiên, việc các Ngài lựa chọn từ bỏ chốn sanh tử ác trược để an trụ nơi Niết Bàn cũng đủ nói lên rằng đó là một cảnh giới an lạc, không còn những khổ não như chốn trần thế nhân gian này. Nhưng cõi Niết Bàn an lạc, yên vui như thế nào thì chỉ khi chứng ngộ rồi người ta mới có thể tự cảm nhận lấy mà thôi.
Cõi niết bàn là gì, khái niệm niết bàn thuộc về tiềm thức, tâm linh, là trạng thái an lạc từ bên trong. Bởi vậy phải có sự tu tập, thiền định thì mới có thể thấy được tiềm thức trong ta.
Niết Bàn có ý nghĩa gì trong Phật Pháp?
Theo nhiều cách giải thích khác nhau trả lời cho câu hỏi cõi niết bàn là gì thì ý nghĩa của Niết Bàn chính là đoạn trừ dục vọng, dứt nghiệp báo luân hồi và sự thanh tịnh đạt đến tuyệt đối. Giải thích một cách trừu tượng hơn thì Niết bàn chính là sự ngưng đọng vĩnh cửu của không gian và thời gian trong cõi tâm linh sâu thẳm của con người.
Cõi niết bàn là gì, ý nghĩa của niết bàn
>> Xem ngay: Ngày vía Phật là gì? Tổng hợp các ngày vía Phật trong tháng mà gia chủ nên biết
Tóm lại thì ý nghĩa của Niết Bàn trong Phật giáo không phải là một cõi cực lạc có vị trí, có không gian và thời gian như thiên đường của Thiên Chúa giáo, mà Niết Bàn chính là một trạng thái tâm linh thanh thản, yên tĩnh, sáng suốt, không vọng động, diệt ái dục, xoá bỏ vô minh và chấm dứt hết mọi khổ đau, phiền não.
Niết bàn là nơi nghỉ ngơi cuối cùng của tất cả mọi người. Nếu chúng ta có thể hiểu được thực tế này và xóa bỏ đi những ảo tưởng của chúng ta thì chúng ta có thể tìm thấy trạng thái của sự hòa hợp và hoàn thành sự bình tĩnh.
Bản chất của Niết Bàn
Khi biết được cõi niết bàn là gì thì ta cũng biết niết bàn không phải là một thực thể mà chúng ta có thể nhìn thấy được hoặc sờ nắm được, niết bàn cũng không phải là một cõi an lạc nào đó mà Niết Bàn là một trạng thái của tâm chúng ta. Đó là trạng thái đạt tới cảnh giới vô thường, thanh tịnh tuyệt đối.
Đức Phật từng đề cập tới Niết Bàn là một thứ không sinh, không trưởng thành và không giới hạn. Niết bàn được hiểu là một khái niệm vô định về mọi mặt, không có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc và cũng không có ngôn từ nào có thể mô tả, diễn thuyết về niết bàn được.
Đức Phật cũng dạy rằng, niết bàn không phải ở nơi tận cùng thế giới mà niết bàn tồn tại ngay trong thâm tâm của mỗi chúng ta. Bởi tư duy sai lầm mà chúng ta không thể thấy được niết bàn trong thực tại. Mà muốn đạt được niết bàn thì phải thoát khỏi vô minh, phải giác ngộ được quy luật vô thường và vô ngã.
Cõi niết bàn là gì? Bản chất của niết bàn là gì?
Không phải dễ dàng mà có thể đạt đến trạng thái niết bàn. Muốn tiến vào cảnh giới niết bàn thì chúng sanh phải thực hành hoàn hảo giới định tuệ. Khi tìm được bản chất của mình thông qua giới định tuệ thì lúc đó bản chất của mình chính là bản chất của niết bàn. Niết bàn là “vô ngã”, vì vậy con người phải thoát khỏi chấp ngã thì mới có thể đạt được niết bàn. Con người nếu còn chấp ngã, chấp pháp thì khó mà thoát khỏi phiền não, khổ đau nơi trần tục.
Vì vậy, bản chất của Niết Bàn chính là “tri huyễn tức ly, ly huyễn tức giác”. Chỉ khi hiểu rõ bản chất của con người và thế giới là huyễn, thì mới không bị huyễn trói buộc. Ngay tại thế giới này, mỗi người chúng ta giác ngộ bản thể không, vô ngã của cái huyễn đó, chính là Niết Bàn.
Chúng ta tu theo Phật, học Phật suy cho cùng cũng là để đạt tới cảnh giới Niết Bàn. Khi chúng ta hoàn toàn có thể giác ngộ được mọi thứ chỉ là huyễn thì lúc đó chúng ta sẽ sống ngoài những khổ đau, vô minh mà chốn hồng trần này mang lại, tức là đã đạt đến trạng thái của Niết Bàn, hiểu rõ nhất về bản chất của Niết Bàn.
Làm thế nào để tiếp cận cảnh giới Niết Bàn?
Dù cho cõi niết bàn là gì và được định nghĩa thế nào thì đó cũng là đích đến của tất cả những người tu hành. Không kể là người tu xuất gia hay tại gia thì đều cần phải có chánh niệm về giáo lý Bất nhị về cả cuộc sống trần tục lẫn cuộc đời tu học, khi mà vạn sự đều vô thường và vô ngã. Chỉ có như vậy mới có thể đạt được đến trạng thái niết bàn. Đức Phật đã từng tóm lược con đường Trung Đạo của Người qua những câu sau:
“Chớ làm những điều ác
Nên làm việc lành
Giữ tâm ý trong sạch
Đó là lời chư Phật dạy”
Tức, để có thể đạt tới cảnh giới niết bàn, các Phật tử cần thực hành Bát Chánh Đạo bao gồm: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh mạng, chánh nghiệp, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Đây chính là con đường Tam vô lậu học (tức Giới Định Tuệ). Nói rộng ra chính là con đường 37 phẩm trợ đạo, người tu hành sẽ thực hành chánh niệm, thiền định trên cơ sở kinh Tứ Niệm Xứ.
Bàn Thờ Phật tại gia
>> Xem ngay: Trong nhà có thờ Phật hãy nhớ việc này kẻo hối không kịp
Vạn vật luôn tuân theo quy luật vô thường và vô ngã, tức là luôn biến chuyển và không có bản chất mặc định của riêng nó. Nếu còn chấp ngã, chấp pháp thì sẽ còn kẹt lại ở trong cõi sinh tử, luân hồi. Chúng ta chỉ khi không còn nghiệp báo luân hồi thì mới có thể được giải thoát. Chỉ khi chúng ta ý thức được vô thường, vô ngã thì mới có thể bước gần tới niết bàn. Tu tâm chính là cách để tiếp cận niết bàn, duy trì thiện tâm và giữ tâm thanh tịnh, quên đi tham – sân – si và xóa bỏ hết mọi phiền não, khổ đau.
Con đường học Phật vô cùng vi diệu và kiến thức cõi Phật thì mênh mông, vô tận vì vậy không phải bất cứ thứ gì mình cũng có thể dễ dàng hiểu được. Hy vọng qua những chia sẻ sau của Đồ Đồng Dung Quang Hà, gia chủ đã có thể có được câu trả lời để giải đáp câu hỏi cõi niết bàn là gì cũng như hiểu được bản chất của niết bàn là gì!
Có thể gia chủ cũng quan tâm:
>>15+ Mẫu tượng Phật bằng đồng đẹp, độc đáo với đa dạng mẫu mã, kích thước khác nhau
Nếu quý khách có nhu cầu về các sản phẩm đồ đồng, xin vui lòng liên hệ tại:
-
-
-
Số 9 B1 đường Nguyễn Cảnh Dị, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
-
Số 661 – 663 đường Giải Phóng, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
-
-
Hotline/Zalo: 0967.23.7777 Telephone: 02466.747.666
-
Website: https://dongmynghe.com.vn
-
Email: [email protected]
-
Chúc Quý Khách hàng lựa chọn được sản phẩm ưng ý và hài lòng về chất lượng!
-