Vốn cố định là gì? Phân biệt vốn cố định và vốn lưu động

Vốn cố định là gì? Phân biệt vốn cố định và vốn lưu động

Để thành lập một doanh nghiệp, việc đầu tiên cần quan tâm đó chính là nguồn vốn. Tuy nhiên, nguồn vốn lại chia được thành nhiều loại và vốn cố định, vốn lưu động là hai loại vốn dễ nhầm lẫn nhất. Nếu bạn chưa hiểu rõ, vậy bài viết này sẽ cho bạn biết vốn cố định là gì và phân biệt vốn cố định và vốn lưu động như thế nào.

Vốn cố định là gì? Phân biệt vốn cố định và vốn lưu động
Vốn cố định là gì? Phân biệt vốn cố định và vốn lưu động

Vốn cố định là gì?

Vốn cố định là khoản tiền đầu tư của các tài sản có giá trị lớn như đất, nhà máy, thiết bị,… cần thiết để khởi nghiệp và tiến hành kinh doanh. Các tài sản này được coi là cố định khi không bị tiêu thụ hoặc phá hủy trong quá trình sản xuất thực tế của một hàng hóa hoặc dịch vụ và có giá trị tái sử dụng. Đầu tư cố định thường được khấu hao vào các báo cáo kế toán của công ty trong một thời gian dài, lên tới 20 năm trở lên.

Vốn cố định được chia thành hai loại:

  • Tài sản cố định hữu hình: là loại tài sản có hình thái vật chất như máy móc, thiết bị, đất đai, nhà xưởng,…
  • Tài sản cố định vô hình: là loại tài sản không có hình thái vật chất nhưng lại được sử dụng nhiều lần như quyền sáng chế, quyền sử dụng đất,..
Tham Khảo Thêm:  3 cách quay màn hình Samsung đơn giản dễ thực hiện nhất hiện nay 2023

Do đó, vốn cố định là một phần của tổng số vốn của doanh nghiệp. Tài sản cố định có thể được mua bởi một doanh nghiệp (doanh nghiệp là chủ sở hữu). Hoặc cũng có thể được cho thuê (tùy vào tình hình kinh doanh và mục đích sử dụng của doanh nghiệp).

Vai trò của vốn cố định là gì?

Vai trò của vốn cố định
Vai trò của vốn cố định

Vốn cố định là một phần không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của bất kì một doanh nghiệp nào:

  • Là nhân tố đầu tiên để hình thành doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoạt động trơn tru.
  • Luôn đảm bảo cho việc sản xuất sản phẩm được liên tục, năng suất lao động tăng khi máy móc thay thế con người trong những công đoạn khó. Từ đó giảm giá thành, tăng tiêu thụ mà đảm bảo các tiêu chí sản xuất.
  • Cải tiến, mở rộng doanh nghiệp, hạn chế các rủi ro đến từ bên ngoài, giúp doanh nghiệp luôn ở thế chủ động.

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm, các doanh nghiệp cần chú ý luôn theo dõi và đánh giá hiệu quả sử dụng của vốn cố định trên các tiêu chí sau:

  • Hiệu suất sử dụng vốn cố định: cho biết trên một đồng vốn cố định có thể tạo ra doanh thu thuần là bao nhiêu trong một chu kỳ kinh doanh.

Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần/ vốn cố định bình quân

  • Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định: cho biết một đồng vốn cố định có thể tạo ra số lợi nhuận là bao nhiêu, chỉ số này càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng tốt.
Tham Khảo Thêm:  Cách kiểm tra độ chai pin laptop win 11: Bí kíp giữ pin khỏe mỗi ngày

Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định = Lợi nhuận trước thuế/ Vốn cố định bình quân trong kỳ.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể đánh giá việc sử dụng vốn cố định thông qua các tiêu chí của tài sản cố định như sau:

  • Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: cho biết một đồng nguyên giá bình quân của tài sản cố định thì mang lại bao nhiêu doanh thu thuần cho doanh nghiệp.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần/ tài sản cố định bình quân

  • Suất hao phí tài sản cố định: cho biết một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định.

Suất hao phí tài sản cố định = nguyên giá bình quân tài sản cố định/ doanh thu thuần

Phân biệt vốn cố định và vốn lưu động

Phân biệt vốn cố định và vốn lưu động
Phân biệt vốn cố định và vốn lưu động
Bảng so sánh vốn cố định và vốn lưu động

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần biết về vốn cố định và cách phân biệt vốn cố định, vốn lưu động. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn. Hãy theo dõi DNSE để cập nhật các kiến thức nhanh nhất nhé!

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP