Dân số già là gì? Nguyên nhân của già hóa, lão hóa dân số?

1. Dân số già là gì?

Dân số già hay già hóa dân số là sự gia tăng độ tuổi trung vị của dân số một vùng do tỷ suất sinh giảm hoặc tuổi thọ trung bình tăng.

Tình trạng lão hóa dân số xảy ra khắp thế giới. Tại một số nước đang có nền kinh tế phát triển, dân số già đang dần bị lão hóa và tăng cao. Tuy nhiên, cũng có thể thấy ở một số nước có nền kinh tế kém phát triển hơn. Có thể thấy, hiện tượng này diễn ra sớm nhất ở các nước có trình độ phát triển cao nhất, nhưng nay lại tăng nhanh hơn ở các vùng ít phát triển hơn, nghĩa là lượng người cao tuổi sẽ tập trung cao ở các vùng ít phát triển hơn trên thế giới

Xu hướng của phụ nữ hiện nay là ngại sinh con hoặc sinh theo kế hoạch hóa gia đình chỉ từ một đến hai đứa con nên tỉ lệ dân số già đang bị tăng cao.

2. Nguyên nhân dẫn đến già hóa dân số:

– Chênh lệch tỉ lệ sinh tử:

Kinh tế đang trên đà phát triển, điều kiện sống của người dân đã được tốt lên rất nhiều. Chính vì vậy tuổi thọ tăng cao, tỉ lệ sinh lại giảm đi do giới trẻ ngày nay có xu hướng trì hoãn việc sinh con để tập trung phát triển kinh tế.

– Quan niệm của con người về sinh sản thay đổi:

Thời xa xưa ông bà chúng ta thường có xu hướng sinh đông con đông cháu, có nhà sinh tới tận chục người thậm chí hơn. Nhưng hiện nay, giới trẻ đã không còn có suy nghĩ đó nữa, muốn tập trung phát triển sự nghiệp, tận hưởng cuộc sống, có người còn không có ý định sinh con. Cho nên là việc sinh con đối với phụ nữ bây giờ chỉ là thiết yếu.

– Áp lực kinh tế xã hội:

Hiện nay, gia đình nào cũng muốn con cái mình vào môi trường học tập tốt nhất có thể, nhưng mà chi phí nuôi dạy còn lại đắt đỏ nên yêu cầu đòi hỏi tài chính phải vững vàng. Do đó, nên họ chưa sẵn sàng sinh con, họ sẽ tập trung phát triển kinh tế, tích kiệm tiền đợi khi đã đủ lo và điều kiện thích hợp để sinh. Nhưng hầu như gia đình nào cũng chỉ sinh từ 1 đến 2 con.

Tham Khảo Thêm:  11 phần mềm dịch tiếng Anh chuyên nghiệp như dịch giả

– Nhận thức con người thay đổi:

Thời điểm hiện tại, tất cả mọi người dân rất chú trọng đến sức khỏe của mình, đặt sức khỏe lên đầu tiên. Họ sẽ tập trung vào chăm sóc sức khỏe cá nhân để kéo dài tuổi thọ của mình đầu tiên dẫn đến tuổi thọ trung bình tăng cao trong khi tỉ lệ sinh chưa đủ cân bằng. Điều này tình trạng dân số già sẽ sớm xảy ra.

– Mô hình chính sách dân số kiểm soát mức sinh:

Với chỉ tiêu theo kế hoạch hóa gia đình, mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có 1 đến 2 con nhưng chưa đưa ra được dự báo bất cập, giới hạn của nó, nhất là mục tiêu đảm bảo mức sinh thay thế và do đó không được điều chỉnh kịp thời, đúng đối tương. Bên cạnh đó, do làm tốt công tác giảm sinh nên số lượng và tỷ lệ trẻ em trong cơ cấu dân số của Việt Nam ngày càng giảm. Việc duy trì dưới ngưỡng mức sinh thay thế trong nhiều năm trước mắt sẽ tác động tích cực đến mục tiêu kiểm soát việc bùng nổ dân số, tuy nhiên hệ lụy của nó sẽ góp phần thúc đẩy già hóa dân số.

3. Hậu quả của già hóa dân số:

– Đối với an ninh quốc phòng:

Vấn đề tham gia nghĩa vụ quân sự yêu cầu sức khỏe tốt và chiều cao tốt nên hầu hết trong quân đội sẽ là người trẻ. Với tình trạng xảy ra lão hóa dân số sẽ làm cho việc tuyển quân đi lính trở nên hao hụt, khó khăn và giảm hẳn, nếu đất nước xảy ra chiến tranh thì rất nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nếu dân số già chiếm tỉ lệ cao thì một số quốc gia phải chấp nhận có người nước ngoài định cư để có dân số lao động. Sau đó, nhiều người tới ở và họ sẽ sinh con đẻ cái, dần dần quốc gia đó chiếm tỉ lệ người nước ngoài cao hơn người dân trong nước.

Tham Khảo Thêm:  1 Bao Xi Măng Trộn Bao Nhiêu Cát Là Chuẩn Nhất

– Hậu quả về an ninh xã hội:

Già hóa dân số làm cho thời gian sống sau nghỉ hưu tăng lên, gia tăng áp lực lên hệ thống an sinh xã hội, nhất là về y tế và hệ thống trợ cấp lương hưu. Già hóa dân số tạo ra những thách thức trong phát triển kinh tế, nhất là về cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động giảm đi, cơ cấu nghề nghiệp sẽ thay đổi, gánh nặng kinh tế cho người lao động trẻ cũng cao hơn…; mô hình bệnh tật ở người cao tuổi thay đổi nhanh chóng, từ bệnh lây nhiễm sang bệnh không lây nhiễm với tính chất của một xã hội hiện đại; dân số già đến sớm trong khi nền kinh tế của đất nước đang trong thời kỳ thoát nghèo, người cao tuổi phải chịu nhiều gánh nặng bệnh tật, với chi phí y tế lớn và gây ra áp lực lớn đối với hệ thống y tế.

– Hậu quả về kinh tế:

Những người già thường có xu hướng tiết kiệm hơn người trẻ, mức chi tiêu cho hàng tiêu dùng ít đi. Tùy thuộc vào từng độ tuổi, một nước có dân số già sẽ thấy tình trạng lãi suất thấp và tỉ lệ lạm phát thấp. Vì người lớn tuổi tiêu dùng ít hơn nên các nước có tỉ lệ dân số già tăng cao sẽ có mức lạm phát thấp. Đồng thời việc thiếu hụt những người lao động trẻ làm cho tỉ lệ tăng trưởng kinh tế và cải tiến kỹ thuật bị giảm đi.

4. Thực trạng về lão hóa dân số ở nước ta:

Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Tốc độ gia tăng của tỷ trọng dân số 60 tuổi trở lên của dân số Việt Nam ngày càng nhanh. Trong 10 năm từ 1999 đến 2009, tỷ trọng dân số từ 60 tuổi trở lên chỉ tăng được 0,58 điểm phần trăm (từ 8,10% lên 8,68%), trong 10 năm tiếp theo (2009 – 2019), tỷ trọng này đã tăng 3,18 điểm phần trăm (từ 8,68% lên 11,86%), tương ứng với tăng từ 7,45 triệu lên 11,41 triệu người.

Tham Khảo Thêm:  Trồng rừng, nghề cần sự kiên nhẫn

Theo dự báo, đến năm 2029, số lượng người cao tuổi ở nước ta 17,28 triệu người (chiếm 16,5% tổng dân số) vào năm 2029, vào năm 2038 con số này là 22,29 triệu người (chiếm 20,21% tổng dân số). Năm 2049, cả nước 28,61 triệu người cao tuổi (chiếm 24,88% tổng dân số). Và đến năm 2069, nước ta có thể có 31.69 triệu người cao tuổi (chiếm 27.11% dân số).

5. Các biện pháp để đối mặt với già hóa dân số:

– Khuyến khích người cao tuổi tham gia hoạt động kinh tế, đặc biệt là những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao từ đó, giảm thiểu thất nghiệp, góp phần giảm tỷ số phụ thuộc chung bao gồm cả phụ thuộc già; đổi mới trong xây dựng cơ chế, chính sách để thu hút hiệu quả lực lượng lao động trong độ tuổi nghỉ hưu; thay đổi quan niệm và thái độ xã hội về già hóa và người cao tuổi, nhìn nhận người cao tuổi không phải từ góc độ những người nhận trợ cấp xã hội mà là những thành viên có đóng góp tích cực trong xã hội; chuyển hướng tiếp cận trong nghiên cứu gắn với việc giúp tuổi già vui vẻ và hạnh phúc; chấm dứt sự phân biệt dựa vào tuổi tác nhằm bảo đảm hòa nhập xã hội đối với người cao tuổi.

– Tăng cường công tác truyền thông giáo dục thay đổi hành vi, nâng cao nhận thức, tạo môi trường xã hội đồng thuận tham gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; xây dựng và phát triển phong trào chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Nâng cao nhận thức và hiểu biết của các nhà quản lý, hoạch định chính sách cũng như của toàn bộ cộng đồng về những thách thức của già hóa dân số với đời sống của người cao tuổi nói riêng và toàn xã hội nói chung. Ngoài ra, người dân cần nâng cao ý thức và trách nhiệm trong việc thực hiện chăm sóc người cao tuổi, tạo ra một môi trường thân thiện.

– Nền kinh tế phải ngày càng nỗ lực tạo ra nhiều việc làm để đem lại thu nhập cho người cao tuổi trong khả năng của họ

2up Jun88 Đăng Nhập 2up 123win shbet88 xoilac tv xem bóng đá trực tuyến Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD Kênh Cakhia TV tructiepbongda hôm nay KQBD

Link bong da truc tuyen Xoilac TV hôm nay

Ty so truc tuyen bongdalu 2 Bongdainfo

xoilactv

Jun88

Link vào hi88