Có nên cho con bú khi mang thai không? Ý kiến chuyên gia và lời khuyên

Có nên cho con bú khi mang thai không? Ý kiến chuyên gia và lời khuyên

Cho con bú khi mang thai có hại gì không? Làm thế nào để cho bé ăn một cách an toàn trong khi người mẹ tiếp tục mang thai? Người mẹ nên cải thiện chế độ ăn uống trong thai kỳ như thế nào?

Người mẹ đang cho con bú phát hiện mình có thai, phản ứng đầu tiên có lẽ là lo lắng. Bởi vì con bạn chưa cai sữa, bạn lo rằng mình có thể tiếp tục cho bé bú trong khi mang thai hay không hoặc nếu bạn cho con bú trong khi mang thai thì cả thai nhi và con nhỏ liệu có đủ dưỡng chất để phát triển hay không?

Điều này là dễ hiểu. Nhưng, thay vì lo lắng, mẹ hãy lắng nghe ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng và chuyên gia sản khoa để có được lựa chọn hợp lý, mẹ khỏe, con khỏe, thai kỳ trọn vẹn.

Cho con bú khi mang thai có an toàn không?

Việc cho con bú khi mang thai là hoàn toàn có thể miễn sao người mẹ cảm thấy khỏe mạnh. Và các hormone của thai kỳ không dễ dàng truyền vào sữa mẹ như nhiều người lầm tưởng.

  • Lời khuyên cho mẹ:

Cần lưu ý rằng khi cho con bú, cơ thể người mẹ giải phóng oxytocin (một loại hormone cũng gây ra các cơn co thắt) khiến mẹ cảm thấy một vài cơn co thắt mạnh hơn bình thường.

Nếu mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh thì việc cho con bú trong khi mang thai không phải là vấn đề gì lớn.

Tuy nhiên, nếu bác sĩ cảnh báo những nguy cơ như sinh non, con nhẹ cân v.v… thì bạn nên tạm thời cai sữa, cho bé uống sữa công thức để tập trung cho thai nhi phát triển tốt.

Những vấn đề gặp phải khi vừa mang thai vừa cho con bú

Ốm nghén trong khi cho con bú

Ốm nghén có thể là một vấn đề khó khăn cho các phụ nữ trong giai đoạn đầu mang thai, đặc biệt là khi người phụ nữ lựa chọn vừa mang thai vừa cho con bú thì cần phải ăn đủ dinh dưỡng để nuôi dưỡng cả thai kỳ và duy trì nguồn sữa.

Tham Khảo Thêm:  Đứng để giảm cân

Ốn nghén kéo dài có thể làm cạn kiệt các chất dinh dưỡng và nguồn sữa do mẹ không ăn uống được nhiều, lại thường xuyên bị nôn ói.

  • Lời khuyên cho mẹ:

Nếu tình trạng ốm nghén vẫn có thể kiểm soát được và chỉ diễn ra trong thời gian ngắn thì bạn có thể tăng lượng dinh dưỡng trong hai tam cá nguyệt còn lại để bù đắp cho những thiếu hụt trước đó để em bé và thai nhi có thể phát triển bình thường.

Nếu buồn nôn và ói mửa đặc biệt nghiêm trọng, hãy trao đổi với bác sĩ để có lựa chọn tốt hơn cho cả mẹ và các con đó là cai sữa cho con lớn, tập trung dinh dưỡng cho thai kỳ.

Mang thai liệu có đủ sữa cho con bú?

Nhiều mẹ lo lắng rằng nguồn cung cấp sữa mẹ có thể bắt đầu chậm lại một khi thai kỳ bắt đầu.

Điều đó có thể xảy ra nhưng thường từ giai đoạn giữa đến giai đoạn sau của thai kỳ. Sữa sẽ vẫn được sản xuất bình thường và không bị thay đổi về mùi vị cho đến giữa thai kỳ.

  • Lời khuyên cho mẹ:

Mẹ có thể xem xét đến việc cai sữa cho con nếu điều đó là cần thiết theo lời khuyên của bác sĩ sản khoa trong khi thăm khám định kỳ. Ngoài ra, một số bé có thể quyết định tự cai sữa tại một số thời điểm trong thời kỳ mang thai của mẹ do nguồn sữa giảm hoặc do thay đổi khẩu vị.

Dù bằng cách nào, bạn cũng nên theo dõi tình trạng tăng cân của em bé để chắc chắn rằng em bé của được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ.

6 điều quan trọng mẹ đang cho con bú khi mang thai cần làm

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Nói chung, cho con bú trong khi mang thai là an toàn. Tuy nhiên, có một số trường hợp nhất định khi bác sĩ có thể khuyên cai sữa cho con như:

  • Người mẹ có nguy cơ sảy thai hoặc nguy cơ khác ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Người mẹ đang mang song thai hoặc hơn.
  • Người mẹ bị đau tử cung, vùng chậu hoặc chảy máu trong thai kỳ.

Khám thai định kỳ và thường xuyên tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa giúp xác định liệu bạn có nên tiếp tục cho con bú trong khi mang thai. Nếu bác sĩ không khuyến khích cho mẹ vừa mang thai vừa cho con bú thì mẹ cũng nên vui vẻ bởi vẫn còn rất nhiều lựa chọn thay thế khác tốt cho con.

Tham Khảo Thêm:  [HƯỚNG DẪN] Cách làm nha đam đắp mặt không bị ngứa da

Ngồi hoặc nằm trong khi cho con bú

Người mẹ ngồi hoặc nằm ở một vị trí thoải mái cho cả mẹ và bé khi cho con bú hoặc khi hút sữa kết hợp nghỉ ngơi trong khi bé đã ăn no.

Người mẹ có thể thai đổi nhiều tư thế theo sự phát triển lớn dần của thai kỳ và em bé sao cho bản thân thoải mái nhất.

Theo dõi nguồn sữa của chính mình

Có rất nhiều bà mẹ (kể cả có vừa mang thai vừa cho con bú hay không) bắt đầu ít sữa dần vào khoảng 06 tháng sau sinh.

Lượng sữa ở mỗi người là khác nhau và mẹ đừng quá lo lắng khi đến khoảng tháng 4 hay tháng thứ 5 của thai kỳ, sữa bắt đầu ít đi. Thay vào đó, mẹ hãy bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ và kích sữa nếu muốn. Nếu sữa vẫn ít, mẹ hãy cai sữa cho con và tập trung dinh dưỡng cho thai kỳ khỏe mạnh.

Biết cách chăm sóc vú và núm vú

Đau núm vú là tình trạng nhiều sản phụ gặp phải khi cho con bú. Điều này càng nghiêm trọng hơn nếu người mẹ vừa cho con bú vừa mang thai.

Hãy chăm sóc vú và núm vú của bạn bằng cách massage nhẹ nhàng, luôn lau sạch bằng nước ấm trước và sau mỗi lần con bú. Mẹ có thể sử dụng các loại kem trị nứt cổ gà an toàn sử dụng được trong thai kỳ và cho con bú để khắc phục.

Ăn uống như thế nào khi vừa mang thai vừa cho con bú?

Phụ nữ vừa mang thai vừa cho con bú ăn cho ba người. Họ cần tiêu thụ nhiều hơn để cung cấp cho cả em bé đang phát triển và sản xuất sữa. Tổng năng lượng khoảng 600 đến 800 calo với 300 cho thai nhi và 300 đến 500 cho sản xuất sữa.

Hầu hết các chuyên gia sản khoa đều đồng ý rằng không cần tăng thêm calo nếu bạn đang trong ba tháng đầu của thai kỳ. Vì vậy, những bà mẹ đang bị ốm nghén hoặc buồn nôn, ăn uống ít trong 3 tháng đầu thai kỳ cũng không nên quá lo lắng. Quan trọng là đừng quên uống nước với 8-12 ly/ngày vì sữa chiếm đến 80% trong sữa mẹ.

Các tháng sau đó, bạn có thể tăng lượng thức ăn, bổ sung dinh dưỡng trong thai kỳ một cách cân bằng cùng các loại vitamin dành cho bà bầu.

Tham Khảo Thêm:  Azanex là thuốc gì? Công dụng, cách dùng và lưu ý khi dùng

Giữ sức khỏe khi vừa cho con bú vừa mang thai

Bình thường, phụ nữ mang thai có thể vận động phù hợp trong từng giai đoạn của thai kỳ như đi bộ, tập các bài tập vận động. Tuy nhiên, khi vừa mang thai, vừa cho con bú, phụ nữ cần phải chú ý vấn đề sức khỏe nhiều hơn. Việc bạn vừa chăm con, vừa sản xuất sữa cho bé bú lại mang trong mình một thai nhi đang lớn cần sự nỗ lực rất lớn từ người mẹ.

Mẹ cho con bú khi mang thai được đánh giá là an toàn. Nhưng nếu mẹ quyết định cai sữa sớm hơn, điều này không có gì là tội lỗi hay khiến mẹ đau khổ. Mẹ hãy thoải mái tâm lý bởi vì có rất nhiều lựa chọn tốt cho cả hai bé mà mẹ có thể chọn để con vừa phát triển tốt, mẹ vừa khỏe mạnh.

Trong suốt thai kỳ, mẹ nên khám thai thường xuyên để theo dõi sức khỏe và sự lớn lên của thai nhi cũng như xin lời khuyên từ các bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo mẹ khỏe, thai nhi phát triển tốt và em bé cũng được mẹ chăm sóc một cách tốt nhất.

Mẹ có thể lựa chọn dịch vụ Thai sản và sinh con trọn gói của Bệnh viện Hồng Ngọc để được thăm khám, siêu âm bởi đội ngũ bác sĩ sản khoa chuyên môn cao và thực hiện các xét cần thiết trong suốt thai kỳ cho đến khi sinh bé. Sinh con tại Hồng Ngọc, mẹ sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn rất nhiều, không còn phải chịu những cơn đau thập tử nhất sinh vì được bác sĩ và đội ngũ điều dưỡng hỗ trợ tận tình.

Đăng ký nhận tư vấn Thai sản trọn gói tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP