1. Giảm cơn nghén
Khi nghén nặng, bà bầu ăn sơ ri được không là thắc mắc chung của nhiều người. Vị chua ngọt vừa phải của sơ ri có thể làm giảm các triệu chứng cơn nghén, cũng như các triệu chứng ợ chua, đầy hơi, khó tiêu,… Vì là loại quả chứa nhiều vitamin C mà sơ ri giữ vai trò hỗ trợ cơ thể hấp thu và phân giải sắt tốt hơn.
2. Bảo vệ và tăng cường thị lực
Vitamin A là vi chất thiết yếu mẹ bầu cần bổ sung trong suốt quá trình mang thai. Không chỉ có tác dụng bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh, hạn chế tình trạng khô mắt, vitamin A còn tăng cường hệ miễn dịch và chống viêm hiệu quả. Sơ ri là nguồn cung cấp vitamin A tuyệt vời mà mẹ không thể bỏ qua.
3. Tốt cho hệ tiêu hoá
Bị rối loạn tiêu hoá bà bầu ăn sơ ri được không? Chất xơ trong sơ ri đặc biệt tốt với khả năng làm sạch đường ruột, loại bỏ độc tố và cải thiện chức năng tiêu hoá. Nhờ đó, bà bầu có thể tránh được trình trạng táo bón, khó tiêu, đầy bụng,… trong suốt thai kỳ.
4. Ngăn ngừa tiền sản giật
Tiền sản giật vốn là “nỗi đáng sợ” với nhiều mẹ bầu bởi đây là nguyên nhân gây ra sinh non và băng huyết. Trong khi đó magie trong sơ ri giúp giảm triệu chứng tiền sản giật cũng như điều hòa lượng cholesterol trong máu.
5. Hỗ trợ làm đẹp da
Có một số bằng chứng cho thấy quả sơ ri có lợi cho da do đặc tính làm chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên. Thêm nữa loại quả này có khả năng giảm thâm mụn, phục hồi da do các tổn thương từ ánh nắng mặt trời. Mẹ bầu ăn sơ ri không những tốt cho em bé mà còn làm đẹp da, tăng khả năng sản sinh collagen.
[incline_article id= 210842]
Giải đáp các câu hỏi thường gặp về bầu ăn sơ ri được không?
Bà bầu ăn sơ ri được không, lợi ích mang lại là gì cho mẹ bầu và em bé là thông tin đã được giải đáp. Bên cạnh đó, có một số thắc mắc đi kèm với chủ đề này, MarryBaby đồng thời giải đáp đến mẹ như sau.
1. Ăn sơ ri xanh hay đỏ tốt hơn?
Nhiều người thấy sơ ri xanh nên nghĩ là chưa chín và băn khoăn không biết mang thai ăn sơ ri được không khi nó còn xanh như vậy. Về nguyên lý, sơ ri xanh có khả năng bảo vệ DNA, hàm lượng vitamin C cao hơn sơ ri đỏ.
Dẫu vậy nhiều người vẫn ưa chuộng sơ ri đỏ hơn vì có bị ngọt vừa phải, dễ chế biến. Thế nhưng sơ ri đỏ lại có thời gian sử dụng ngắn, dễ bị dập nát. Vật thì, gợi ý của MarryBaby là, tùy vào sở thích cũng như nhu cầu mà mẹ bầu có thể lựa chọn sơ ri xanh hoặc sơ ri đỏ nhé.
2. Ăn sơ ri có làm nổi mụn?
Khi mang thai, làm đẹp cũng là nhu cầu thiết yếu với nhiều mẹ bầu. Bị mụn bầu ăn sơ ri được không? Câu trả lời là có, bởi vì sơ ri là loại quả chứa hàm lượng vitamin A và vitamin C cao.
Các vitamin này ngăn ngừa được sự hình thành của sắc tố melanin. Sơ ri còn giúp làm liền sẹo, kích thích lớp biểu bì, mang lại một làn da trắng sáng, mịn màng. Như vậy, mẹ bầu ăn sơ ri không những không nổi mụn mà còn làm đẹp da đáng kể.
3. Bà bầu ăn sơ ri cần chú ý điều gì?
Để hấp thụ hiệu quả và an toàn toàn bộ dưỡng chất từ sơ rì, mẹ cần lưu ý:
- Nên ăn bao nhiêu sơ ri 1 ngày? Không ăn quá nhiều sơ ri (chỉ nên ăn 50g/ ngày).
- Mẹ bầu có tiền sử viêm loét dạ dày thì có ăn sơ ri được không? Lời khuyên là được, nhưng mẹ không nên ăn loại quả này lúc đói để tránh cào ruột và làm nặng thêm tình trạng bệnh.
- Khi ăn cần nhai kỹ vì vỏ sơ ri dai cũng như không ăn hạt mà ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hoá.
- Mang thai ăn sơ ri được không nếu có tiền sử dị ứng? Nên cân nhắc và hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi ăn.
- Không nên uống sữa sau khi ăn sơ ri vì vitamin C trong sơ ri sẽ tương tác với canxi trong sữa, không tốt cho mẹ bầu.
>>> Xem thêm: Mẹ bầu chán ăn khi mang thai: Nguyên nhân đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai và cách khắc phục
Không chỉ trả lời cho thắc mắc liệu bà bầu ăn sơ ri được không, bài viết còn cung cấp thông tin dinh dưỡng và lưu ý khi ăn loại trái cây giàu dưỡng chất này. MarryBaby chúc mẹ bầu luôn khỏe!