– Không ăn tái hoặc sống: Một số người thích ăn rau rút tái hoặc sống vì loại rau này giòn, ngon. Thế nhưng, đây là một cách ăn rất nguy hiểm. Môi trường ẩm ướt khiến rau rút có thể bị nhiễm các ấu trùng sán lá, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn gây bệnh. Thế nên, khi ăn rau nhút, mẹ bầu cần nấu chín kỹ để tiêu diệt những mầm bệnh này.
– Vệ sinh kỹ trước khi ăn: Để hạn chế vi khuẩn, ký sinh trùng bám trên rau, bạn cần rửa thật sạch trước khi chế biến. Nên ngâm rau trong nước muối loãng từ 15 – 20 phút để tiêu diệt ấu trùng. Ngoài ra, những dụng cụ dùng để đựng, rửa rau rút sau đó cũng cần phải được rửa lại thật sạch.
>>> Đọc thêm: Bà bầu ăn rau tần ô được không?
Món ngon từ rau rút cho bà bầu
Bạn thắc mắc bà bầu có ăn được rau rút không. Thai nghén khiến mẹ bầu khó ăn hơn thông thường. Thi thoảng, bà bầu có thể đổi bữa với món ăn từ rau rút. Sau đây là một số món ngon từ rau nhút, mẹ bầu tham khảo và thực hiện nhé.
♥ Canh cua khoai sọ rau rút
Nguyên liệu
– Cua đồng: 200 – 300g
– Rau rút: 1 bó
– Rau muống: 1/2 bó
– Khoai sọ: 300g
– Hành tím: 3 củ
– Gia vị: muối, dầu ăn, hạt nêm, nước mắm
Cách thực hiện
– Cua đồng xóc muối, rửa sạch, tách mai để khều lấy gạch cua. Phần thân cua cho vào cối giã nát hoặc bỏ vào máy xay nhuyễn. Lọc lấy nước thịt cua, bỏ bã.
– Rau nhút tuốt bỏ phần trắng ở ngoài, bỏ những nhánh già hoặc héo úa, chỉ chọn nhánh tươi non. Rau muống nhặt phần ngọn non, ngắt khúc vừa ăn.
– Rửa sạch rau rút và rau muống, cũng có thể ngâm với nước muối loãng từ 15 – 20 phút để loại bỏ hết chất bẩn và rửa lại với nước sạch.
– Khoai sọ gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn.
– Cho chảo lên bếp, đổ vào một ít dầu ăn. Chờ dầu nóng, cho hành tím vào phi thơm, cho gạch cua vào xào cùng một ít gia vị. Gạch cua xào được múc ra để bát riêng.
– Bắc nồi nước đã lọc thân cua lên bếp, đun nhỏ lửa, vừa đun vừa dùng đũa khuấy để thịt cua không dính đáy nồi. Khi thấy váng riêu cua nổi lên thì hạ bớt lửa, vớt riêu ra bát.
– Thêm khoai sọ vào nồi nước, ninh nhừ khoai. Khi khoai đã chín mềm, thêm rau rút, rau muống vào nồi nấu chín.
– Khi các loại rau đã chín, thêm gạch cua, riêu cua lại vào nồi. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn và tắt bếp.
– Múc canh cua, khoai sọ, rau rút ra bát tô và thưởng thức.
>>> Đọc thêm: Bà bầu ăn rau đay được không? 6 lợi ích cho mẹ bầu
♥ Rau nhút xào tỏi
Nguyên liệu
– Rau rút: 1 bó
– Tỏi: 1 củ nhỏ
– Gia vị: dầu ăn, nước mắm, hạt nêm
Cách thực hiện
– Rau rút nhặt phần tươi non, rửa sạch với nước muối loãng.
– Đun sôi nước, cho rau rút vào chần sơ rồi nhanh tay vớt ra, cho vào bát nước đá lạnh để khi xào rau được giòn hơn.
– Bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn, cho tỏi vào phi thơm. Đổ rau rút vào xào với lửa lớn. Trong khi xào bạn nêm gia vị cho vừa ăn.
– Rau rút xào tỏi chín, tắt bếp và múc ra đĩa.
♥ Rau rút xào tôm thịt
Nguyên liệu
– Rau rút: 1 bó
– Tôm: 100g
– Thịt nạc vai: 100g
– Tỏi: 1 củ nhỏ
– Gia vị: dầu ăn, nước mắm, hạt nêm
Cách thực hiện
– Tôm rửa sạch, bỏ đầu, bóc vỏ, lấy hết chỉ đen trên thân tôm. Ướp tôm với một ít hạt nêm hoặc muối.
– Thịt nạc cắt thành miếng vừa ăn, ướp với một ít hạt nêm.
– Rau rút bóc bỏ phần xốp bên ngoài, loại bỏ phần già, lấy ngọn non, ngắt thành từng khúc vừa ăn. Rửa sạch rau với nước muối loãng.
– Chần qua rau rút với nước sôi, cho rau vào nước đá để giữ độ giòn và xanh.
– Phi thơm tỏi, cho thịt và tôm vào xào săn. Đổ rau nhút đã chần vào xào cùng với lửa lớn. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
– Tắt bếp, múc rau rút xào tôm thịt ra đĩa và thưởng thức.
Ngoài những món ăn trên, mẹ bầu cũng có thể đổi món với canh khoai sọ, rau rút hầm xương; canh cá nấu rau rút, mướp, rau ngót; canh nấm rơm, đậu non, rau nhút…