Chườm đá có lẽ là một trong những liệu pháp hiệu quả và dễ dàng thực hiện nhất khi bị chấn thương. Tuy vậy, việc chườm đá đúng cách để có hiệu quả tối đa thì không phải ai cũng biết.
Chườm đá là một trong những bước quan trọng để điều trị chấn thương cấp tính như căng cơ, nhiễm trùng, đứt gân và chấn thương do lạm dụng. Đây là một phần của liệu pháp R.I.C.E (viết tắt cho nghỉ ngơi, chườm đá, băng hoặc nén và nâng đỡ).
Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết làm sao để chườm đá đúng cách. Dưới đây, LEEP.APP sẽ giúp bạn nhận ra một số lỗi thường gặp khi chườm đá và ứng dụng phương pháp một cách hiệu quả hơn nhé.
Tác dụng của việc chườm đá khi bị chấn thương
Tác dụng phổ biến nhất của việc chườm đá khi bị chấn thương chính là để giảm đau cơ và sưng cho các mô mềm bị thương. Viêm là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với chấn thương.
Khi bị bong gân, rách hoặc gãy xương, các mạch máu cục bộ sẽ bắt đầu sưng lên cho phép các tế bào miễn dịch lớn hơn (như đại thực bào và tế bào đuôi gai) tiếp cận gần hơn với vị trí chấn thương.
Chườm đá đúng cách dẫn đến các mạch máu co rút nhanh chóng và làm tê liệt tạm thời các dây thần kinh truyền tín hiệu đau lên não. Liệu pháp này được khuyên nên ứng dụng cho trường hợp bị bong gân mắt cá chân, viêm gân, đau lưng, bầm tím.
Những lỗi thường gặp khi chườm đá vết thương
Chắc hẳn 90% các bạn chưa chườm đá đúng cách và dưới đây là một số lỗi thường mắc phải:
Chườm đá quá lâu
Để đá trên vết thương quá lâu có thể gây hại nhiều hơn bạn tưởng. Vì nước đá làm co mạch máu, điều này có thể làm giảm lưu lượng máu đến vùng bị thương và làm chậm quá trình chữa lành.
Thời điểm lý tưởng để chườm đá là ngay sau khi chấn thương và chỉ trong 10 phút. Điều quan trọng là cho phép các mô ấm lên trở lại trước khi tiếp tục chườm đá. Bên cạnh đó, bạn không nên dùng đá sau 24 giờ đầu tiên trừ khi bác sĩ chỉ định để giảm sưng hoặc giảm đau.
Chườm đá trực tiếp lên da
Nếu không thực hiện chính xác, chườm đá có thể gây tê và làm hỏng các mô tế bào mỏng manh của da. Mặc dù tiếp tục với lạnh có thể làm giảm đau và sưng tấy nhưng túi đá cũng có thể ngăn lượng máu lưu thông nếu để trên da quá lâu.
Vì thế, để chườm đá đúng cách, bạn cần sử dụng một chiếc khăn để ngăn chườm đá lạnh trực tiếp lên da.
Không chườm đá trực tiếp lên da
Không nghỉ ngơi
Chỉ chườm đá không phải là cách để vết thương của bạn hồi phục. Do vậy mà ngay cả khi chườm đá đúng cách, bạn cũng phải để cho khớp bị chấn thương nghỉ ngơi.
Các chuyên gia khuyến cáo rằng bạn không nên để khớp bị thương chịu trọng lượng nào trong 24 – 48 giờ đầu tiên. Bởi nếu tiếp tục tập luyện với vết thương, bạn đã vô tình kéo dài thời gian hồi phục. Vì vậy, hãy đến bác sĩ để kiểm tra về thời điểm bạn có thể quay lại tập luyện.
Nghỉ ngơi quá nhiều
Trong khi R.I.C.E là phương pháp điều trị tiêu chuẩn của các chấn thương cấp tính trong nhiều năm, nghiên cứu cho thấy nghỉ ngơi quá nhiều và không vận động đủ có thể cản trở việc chữa lành vết thương. Một thời gian dài không vận động có thể dẫn đến giảm sức mạnh cơ bắp và cứng khớp.
P.O.I.C.E là phương pháp mới với những chuyển động nhẹ nhàng được khuyến cáo áp dụng:
- Protection: Trong những ngày đầu tiên, bạn nhất định nên để khớp, dây chằng hoặc cơ bị thương nghỉ ngơi. Sau đó, bạn có thể chuyển động nhẹ nhàng và vẫn đảm bảo an toàn cho vết thương.
- Optimum Loading: Điều này mô tả chuyển động nhẹ nhàng mà bạn có thể thực hiện. Ví dụ, sau khi chấn thương vai hoặc phẫu thuật vai, bạn có thể chuyển từ nghỉ ngơi sang trạng thái chuyển động trong phạm vi và xoay ống xoay vai. Điều này giúp đẩy nhanh quá trình lành vết thương.
- Ice: chính là mát xa lạnh hay chườm đá.
- Compression: Trong khi áp dụng đá, bạn có thể băng vết thương lại. Bạn cũng có thể sử dụng miếng dán lạnh để làm mát và nén vết thương cùng một lúc.
- Elevation: Việc nâng đỡ rất đơn giản cho những bộ phận bị thương. Ví dụ như mắt cá chân hoặc đầu gối bị thương có thể được nâng đặt trên một chồng gối khi bạn nằm.
Điều quan trọng là tăng chuyển động một cách chậm rãi. Mặc dù bạn có thể vượt qua một số khó chịu nhưng hãy dừng lại nếu bị đau quá. Chườm đá đúng cách vào vết thương có thể giúp giảm đau sau các bài tập.
Không nâng đỡ
Giảm sưng là một phần quan trọng của quá trình điều trị. Tình trạng này đòi hỏi phải nâng vết thương để tăng lượng máu lưu thông.
Điều quan trọng là nâng cao vết thương trong khi bạn chườm đá. Nếu chỉ đơn thuần chườm đá giảm sưng, vết sưng sẽ không biến mất nếu không được nâng cao.
Sử dụng vật nâng đỡ khu vực bị thương
Không băng nén vết thương
Cùng với việc nâng cao, sử dụng bọc nén cho vết thương sẽ giúp bạn giảm sưng và đau khớp bị thương. Nếu nén không đủ, mức độ đau và sưng sẽ không thuyên giảm.
Băng vết thương
Chườm đá đúng cách
Chườm đá hay mát xa lạnh có thể được thực hiện dễ dàng và an toàn tại nhà nếu bạn tuân thủ một số quy tắc cơ bản và tránh làm lạnh vết thương quá mức:
- Chuẩn bị một gói đá chườm và đặt một chiếc khăn lên vết thương. Không chườm đá trực tiếp lên da
- Nhẹ nhàng mát xa vùng bị thương bằng gói đá theo chuyển động tròn
- Không được đá ở một chỗ
- Tập trung mát xa các mô mềm hơn là xương. Điều này đặc biệt đúng với cột sống vì đá có thể làm cơn đau trước đó nặng thêm
- Hạn chế việc chườm đá quá 10 phút để tránh bị tê cứng
- Lặp lại việc mát xa lạnh 2-5 lần mỗi ngày. Mỗi lần cách nhau ít nhất 60 phút để nhiệt độ da bình thường trở lại.
LEEP.APP hy vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc biết chườm đá đúng cách và tránh những sai lầm bên trên. Để tập luyện an toàn hơn và được tư vấn về sức khỏe, cách tốt nhất là có hướng dẫn của huấn luyện viên.
Dù bạn tập ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào thì vẫn có thể có huấn luyện viên đồng hành, hướng dẫn luyện tập và tư vấn cho bạn. Điều này chỉ có nếu bạn chọn trải nghiệm từ LEEP.APP.
Nguồn tham khảo
6 Mistakes People Make When Icing an Injury https://www.verywellfit.com/how-to-ice-an-injury-3119251 Ngày truy cập: 28/3/2020
Treating Sports Injuries With Ice Massage https://www.verywellfit.com/ice-massage-for-a-sports-injury-3120823 Ngày truy cập: 28/3/2020
The P.O.L.I.C.E. Principle Emergency Treatment for Acute Injuries https://www.verywellhealth.com/the-police-principle-for-acute-sprains-and-strains-2696549 Ngày truy cập: 28/3/2020