Chứng chỉ CPA được mọi người ví như tấm vé thông hành, chìa khóa thành công của những người theo nghề kế toán, kiểm toán. Vậy, chứng chỉ CPA là gì? Học ở đâu? Có thời hạn bao lâu? Bạn đọc hãy tìm câu trả lời cho mình qua bài viết sau của Ms Uptalent nhé. MỤC LỤC 1- CPA là gì? Thời hạn bao lâu? 1.1- CPA là gì? 1.2- Thời hạn của chứng chỉ CPA là bao lâu? 2- Ý nghĩa của chứng chỉ CPA là gì 3- Điều kiện để thi chứng chỉ CPA là gì? 3.1- Trình độ học vấn 3.2- Kinh nghiệm thực tế 3.3- Yêu cầu khác 4- Hồ sơ dự thi chứng chỉ CPA gồm những gì? 5- Học chứng chỉ CPA ở đâu?
1- CPA là gì? Thời hạn bao lâu?
1.1- CPA là gì?
CPA là viết tắt của cụm từ “Certified Public Accountants”. Đây là một loại chứng chỉ hành nghề đặc biệt dành cho những người làm nghề kế toán, kiểm toán được công nhận bởi các Hiệp hội nghề nghiệp trong nước hoặc quốc tế.
Đối với những người theo nghề kế toán, kiểm toán hay tài chính thì chứng chỉ này rất quan trọng với họ. Ngoài CPA thì trên thế giới còn có các chứng chỉ tương đương khác như CA – Chartered Accountant. >>>> Xem thêm: Top 05 chứng chỉ quan trọng để trở thành kế toán trưởng
1.2- Thời hạn của chứng chỉ CPA là bao lâu?
Theo quy định tại thông tư số 202/2012/TT – BTC thì chứng chỉ CPA có thời hạn sử dụng tối đa là 5 năm, tức là 60 tháng.
Tuy nhiên, thời hạn này sẽ không vượt quá ngày 31/12 của năm thứ năm, tính từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực. Do đó, các kế toán hoặc kiểm toán viên đang sở hữu chứng chỉ này cần lưu ý để thi lấy lại chứng chỉ.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, chứng chỉ CPA có thể mất hiệu lực hoặc hết giá trị sử dụng như:
– Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán hết hạn.
– Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán bị thu hồi.
– Giấy phép lao động tại Việt Nam của kế toán người nước ngoài hết hiệu lực.
– Kế toán viên bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán.
– Kế toán viên không còn làm việc và chấm dứt hợp đồng làm việc toàn thời gian tại doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán ghi trên giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.
– Kế toán viên hành nghề không tiếp tục hành nghề dịch vụ kế toán.
– Kế toán viên hành nghề bị chết hoặc mất tích.
– Hợp đồng lao động làm toàn thời gian tại doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán hết hạn hoặc có các thay đổi dẫn đến không còn đảm bảo là hợp đồng lao động toàn thời gian.
– Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán nơi kế toán viên đăng ký hành nghề bị chia tách, hợp nhất, sát nhập, bị chấm dứt hoạt hoạt động, giải thể, phá sản.
– Người bị mất năng lực hành vi dân sự, người bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án một trong các tội xâm phạm quản lý kinh tế liên quan đến tài chính kế toán.
Trên đây là một số thông tin có thể giúp bạn hiểu được CPA là gì và thời hạn của chứng chỉ CPA. Tiếp theo chúng ta hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của chứng chỉ CPA với người hành nghề kế toán, kiểm toán nhé. >>>> Xem thêm: Trở thành kế toán trưởng: 5 yếu tố nhất định phải có
2- Ý nghĩa của chứng chỉ CPA là gì?
Những người sở hữu chứng chỉ này không những có thêm sự tin tưởng từ nhà tuyển dụng, được đánh giá cao mà còn có thêm tự do khi lựa chọn việc làm. Chẳng hạn như:
+ Họ có thể đăng ký thành lập các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực kế toán.
+ Trở thành chuyên gia tư vấn, quản lý các vấn đề về tài chính cho cá nhân, công ty, doanh nghiệp.
+ Có nhiều cơ hội thăng tiến lên các vị trí trưởng phòng, giám đốc,…
Không thể phủ nhận, những người có chứng chỉ CPA sẽ có cơ hội nghề nghiệp cao hơn, nổi bật hơn các ứng viên khác và con đường sự nghiệp cũng rộng mở hơn.
Ngoài ra, sở hữu chứng chỉ CPA còn giúp bạn có mức thu nhập lên đến 1000 – 2000 USD/tháng. Con số này thậm chí còn cao hơn nếu bạn có kinh nghiệm và năng lực làm việc tốt hơn.
Chứng chỉ CPA không chỉ có ý nghĩa với cá nhân mà còn có ý nghĩa lớn trong việc giúp nhà nước quản lý các hoạt động kế toán một cách dễ dàng hơn.
Đối với doanh nghiệp, chứng chỉ CPA sẽ là một tiêu chí hiệu quả giúp họ sàng lọc ứng viên trong các đợt tuyển dụng. >>>> Xem thêm: Chứng chỉ ACCA là gì?
3- Điều kiện để thi chứng chỉ CPA là gì?
3.1- Trình độ học vấn
Bạn cần thoả mãn một trong những tiêu chí sau nếu muốn tham gia thi chứng chỉ CPA:
– Có trình độ Đại học các chuyên ngành như Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Ngân hàng, tại thời điểm đăng ký.
– Hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác với tổng số đơn vị học trình các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình cả khóa học.
– Hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp, bảo đảm đáp ứng các quy định tại Điều 9 Thông tư 91/2017/TT-BTC ngày 31/8/2017.
3.2- Kinh nghiệm thực tế
Ngoài việc đáp ứng điều kiện về trình độ học vấn, bạn còn phải có cả kinh nghiệm làm việc thực tế trong ngành kế toán mới có thể thi CPA. Cụ thể:
– Có 36 tháng làm việc thực tế trong các lĩnh vực như Tài chính, Kế toán kể từ thời điểm hoàn thành chương trình học hoặc có quyết định tốt nghiệp (tạm thời hoặc chính thức) đến khi dự thi.
– 48 tháng làm trợ lý kiểm toán, làm việc thực tế tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực Kiểm toán từ thời điểm tốt nghiệp hoặc có quyết định tốt nghiệp (tạm thời hoặc chính thức) đến thời điểm dự thi.
3.3- Yêu cầu khác
Ứng viên muốn tham gia thi chứng chỉ kiểm toán CPA cần tuân thủ nghiêm túc các quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ các quy định pháp luật và không vi phạm các quy định liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, pháp luật tính đến thời điểm dự thi.
Ngoài ra, bạn còn phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ dự thi và nộp phí dự thi theo như quy định để đảm bảo tư cách dự thi.
4- Hồ sơ dự thi chứng chỉ CPA gồm những gì?
Sau khi đã nắm được những điều kiện để dự thi CPA là gì, chúng ta hãy tiếp tục tìm hiểu về hồ sơ dự thi chứng chỉ CPA nhé.
Quá trình dự thi chứng chỉ CPA thường trải qua nhiều giai đoạn với nhiều bài thi khác nhau. Để có thể có đầy đủ tư cách dự thi bạn cần chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu sau:
– Phiếu đăng ký dự thi theo mẫu có xác nhận của cơ quan, đơn vị đang làm việc hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân địa phương nơi cư trú. Bạn cần điền đầy đủ thông tin cá nhân, có dán ảnh 3×4 và đóng dấu xác nhận theo quy định. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chuẩn bị giấy xác nhận về thời gian làm việc thực tế tại các doanh nghiệp, cơ quan về kế toán, kiểm toán.
– Bản sao có công chứng một trong các giấy tờ chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu.
– Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, đơn vị công tác hoặc của Ủy ban nhân dân địa phương nơi cư trú.
– Bản sao văn bằng, chứng chỉ có xác nhận từ đơn vị, cơ quan cấp hoặc đơn vị công chứng. Bạn cũng cần nộp thêm bảng điểm các môn học, điểm trung bình cuối cấp để đối chiếu thông tin.
– 03 ảnh cỡ 3×4 mới chụp trong vòng 06 tháng.
– 02 phong bì ghi sẵn họ tên, địa chỉ người nhận và có dán tem.
Trong trường hợp người tham gia thi chứng chỉ kiểm toán CPA đã có chứng chứng chỉ hành nghề kế toán, kiểm toán, thì cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
– Phiếu đăng ký dự thi có điền đầy đủ thông tin cá nhân, có dấu xác nhận của đơn vị công tác.
– Bản sao công chứng một trong các giấy tờ chứng minh, căn cước công dân, hộ chiếu.
– Bản sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, đơn vị đang làm việc.
– Bản sao chứng chỉ hành nghề kế toán đã có kèm xác thực.
– Nộp ảnh chân dung màu, kích thước 3×4 và mới chụp trong vòng 6 tháng trở lại.
– 02 phong bì ghi sẵn họ tên, địa chỉ người nhận và có dán tem.
Có một số điểm bạn cần lưu ý khi nộp hồ sơ dự thi CPA, đó là:
– Chứng chỉ CPA do hội đồng thi phát hành theo mẫu và đã được thống nhất.
– Người đăng ký dự thi cần nộp đầy đủ hồ sơ cho hội đồng trong thời hạn đã thông báo.
– Hồ sơ dự thi sẽ chỉ được nhận khi người đăng ký cung cấp đầy đủ giấy tờ theo yêu cầu kèm theo phí dự thi. Phí dự thi này sẽ được hoàn trả nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc người đăng ký không tham gia thi trong 10 ngày. >>>> Xem thêm: Mô tả công việc Kế Toán Trưởng (Chief Accountant)
5- Học chứng chỉ CPA ở đâu?
Quan trọng hơn là bạn phải chọn đúng nơi đào tạo chứng chỉ CPA uy tín. Dưới đây là một số trung tâm đào tạo CPA uy tín bạn có thể tham khảo:
– Khóa đào tạo CPA của Học viện Tài chính.
– Học viện TACA.
– Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA).
Ngoài ra, bạn cũng có thể theo học các khóa học online uy tín. Các khóa học này mang đến hiệu quả không thua gì khi học trực tiếp. Hơn nữa, hình thức này rất phù hợp với những bạn quá bận rộn.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ chứng chỉ CPA là gì, học ở đâu và có thời hạn bao lâu. Đồng thời, bạn cũng có sự chuẩn bị kỹ càng nhất để lấy được chứng chỉ này và có nhiều cơ hội thăng tiến, mở rộng sự nghiệp trong tương lai. Chúc bạn thành công!
–
HRchannels – Headhunter – Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080 Email: [email protected] / [email protected] Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet