So sánh giữa Chiến tranh đặc biệt và Chiến tranh cục bộ

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta diễn ra vô cùng gian khổ và ách liệt nhưng kết quả đã giành thắng lợi, ta lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh khác nhau của quân thù. Bài viết tham khảo dưới đây sẽ so sánh hai chiến lược Chiến tranh đặc biệt và Chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ.

1. Hoàn cảnh miền Bắc khi Mỹ thực hiện chiến lược chiến tranh đặc biệt ở miền Nam:

Miền Bắc thực hiện xây dựng bước đầu cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội với việc tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III vào tháng 9 năm 1960.

Đại hội đã đề ra nhiệm vụ của cách mạng cả nước và nhiệm vụ cách mạng từng miền; chỉ rõ vị trí, vai trò của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước, còn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam. Cuộc cách mạng ở cả hai miền có quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau nhằm hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình thống nhất đất nước.

Những quyết định của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng là “nguồn ánh sáng mới, lực lượng mới cho toàn Đảng và toàn dân ta xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà”.

Những thành tựu đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1961 – 1965) nói riêng và trong 10 năm (1954 – 1964) nói chung đã làm thay đổi diện mạo của xã hội miền Bắc. Tại Hội nghị Chính trị đặc biệt, vào tháng 3 – 1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Trong 10 năm qua, miền Bắc nước ta đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội và con người đều đổi mới.” Đây cũng là điều kiện thuận để miền Bắc hỗ trợ miền Nam trong cuộc chiến chống chiến tranh đặc biệt.

2. Chiến tranh đặc biệt là gì?

Sau chiến thắng của phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960), nhân dân ta ở miền Nam tiếp tục nổi dậy, đoàn kết đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn.

Tham Khảo Thêm:  Hóa Học trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt

Trong khi đó, ở trên thế giới, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước khác dâng lên mạnh mẽ, đe dọa trực tiếp đến hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Để đối phó lại tình hình đó, G. Kennơđi, đã đề ra chiến lược trên toàn cầu “Phản ứng linh hoạt” và tiến hành ở miền Nam Việt Nam với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

“Chiến tranh đặc biệt” là một hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới và được tiến hành bởi quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” Mĩ, dựa vào các trang thiết bị vũ khí, kĩ thuật, và phương tiện chiến tranh của Mĩ, với mục đích chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta. Âm mưu cơ bản của đế quốc Mĩ trong “Chiến tranh đặc biệt” là ” dùng người Việt đánh người Việt”.

“Kế hoạch Xtalay – Taylo” với nội dung là bình định miền Nam Việt Nam trong vòng 18 tháng. Để thực hiện kế hoạch đó, Mĩ tăng cường viện trợ quân sự cho chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn, tiến hành lập “ấp chiến lược”, sử dụng phổ biến các chiến thuật mới “trực thăng vận”, “thiết xa vận”. Viện trợ lúc này của Mĩ tăng lên gấp đôi. Bộ Chỉ huy quân sự Mĩ (MACV) được thành lập tại Sài Gòn vào ngày 8 – 2 – 1962 thay cho Đoàn cố vấn viện trợ quân sự Mĩ (MAAG) trước đó được thành lập năm 1950 để trực tiếp chỉ huy cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

3. Hoàn cảnh miền Bắc khi Mỹ thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ ở miền Nam:

Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mĩ tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam và mở rộng cuộc chiến tranh ra cả miền Bắc (chiến tranh phá hoại lần thứ nhất). Giai đoạn này, nhân dân hai miền trực tiếp đánh Mĩ: Miền Nam chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ; miền Bắc chống chiến tranh phá hoại, tiếp tục xây dựng trong chiến tranh và vừa làm nghĩa vụ hậu phương kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của dân tộc.

4. Chiến tranh cục bộ là gì?

“Chiến tranh cục bộ” bắt đầu từ khoảng giữa năm 1965 và là loại hình chiến tranh xâm lược chủ nghĩa thực dân kiểu mới, được tiến hành bởi lực lượng quân đội đế quốc Mĩ, quân đồng minh của chúng và quân đội tay sai Sài Gòn. Vào thời điểm cao nhất (vào năm 1969) có tới gần 1,5 triệu quân, trong đó số quân Mĩ chiếm hơn nửa triệu và quân đồng minh 7 vạn, còn lại là quân tay sai.

Đế quốc Mĩ âm mưu mau chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hoả lực để áp đảo lực lượng của ta bằng chiến lược quân sự mới với mục tiêu “tìm diệt, cố giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về phòng ngự, buộc ta phải phân tấn đánh nhỏ, hoặc rút về biên giới, làm cho chiến tranh tàn lụi dần”

Tham Khảo Thêm:  Lý thuyết sinh học 11-Loga.vn: Bài 24: Ứng động

Dựa vào ưu thế của mình quân Mĩ vừa mới vào miền Nam đã cho mở ngay cuộc hành quân “tìm diệt” vào căn cứ của Quân giải phóng tại Vạn Tường (Quảng Ngãi). Tiếp đó, Mĩ mở hai cuộc phản công lớn vào mùa khô đông xuân.

5. So sánh giữa Chiến tranh đặc biệt và Chiến tranh cục bộ:

5.1. Giống nhau:

– Cả hai chiến lược chiến tranh đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới.

– Cả hai đều là một phần của chiến lược chiến tranh toàn cầu “Phản ứng linh hoạt” chống lại phong trào cách mạng của nhân dân trên thế giới của đế quốc Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

– Mục đích chung là chống phá cách mạng miền Nam Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, chia cắt nước Việt Nam thành 2 miền từ đó dần đàn áp phong trào cách mạng ở miền Bắc Việt Nam

– Đều có sự chỉ huy, chi phối của kinh tế, chính trị và cố vấn quân sự Mỹ.

– Đều có sự giúp đỡ của quân đội tay sai phản cách mạng trong nước.

– Cả hai cuộc chiến tranh đều bị thất bại.

5.3. Khác nhau:

Sau đây là các điểm khác nhau cơ bản giữa chiến tranh đặc biệt và chiến tranh cục bộ:

Về âm mưu:

Chiến tranh đặc biệt: Dùng người Việt đánh người Việt.

Chiến tranh cục bộ: Mỹ giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy ta trở về thế phòng ngự, bị động.

Thủ đoạn và hành động:

Chiến tranh đặc biệt: Bọn chúng dùng chiến thuật “Ấp chiến lược” được xem như “xương sống”, lập 17.000 ấp chiến lược là “quốc sách”. Từ ngày 10-8-1961, Mỹ bắt đầu rải chất độc Dieoxin (chất đọc màu da cam) xuống miền Nam Việt Nam

Chiến tranh cục bộ: Thực hiện chiến lược hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định”

Chiến thuật quân sự

Chiến tranh đặc biệt: Chúng đã có hai kế hoạch quân sự-chính trị để thực hiện mục tiêu của chiến tranh đặc biệt là kế hoạch Stalay-Taylo (1961-1963) và L. Johnson – Robert S McNamara (Giôn xơn-Mắc Namara 1964-1965). Chiến thuật quân sự được chúng áp dụng là “trực thăng vận” và “thiết xa vận”

Chiến tranh cục bộ:

Lực lượng tham gia:

Chiến tranh đặc biệt: Lực lượng chủ lực là quân đội Sài Gòn, có sự hỗ trợ của cố vấn quân sự Mỹ.

Chiến tranh cục bộ: Chủ yếu là quân đội Mỹ và quân đồng minh. Ngoài ra còn có quân đội Sài Gòn.

Tham Khảo Thêm:  Hiệu suất sinh thái là gì? Tại sao lại quan trọng trong hệ sinh thái?

Địa bàn:

Chiến tranh đặc biệt: Hoạt động tại miền Nam.

Chiến tranh cục bộ: Bình định miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.

Tính chất ác liệt:

Chiến tranh đặc biệt: Ít ác liệt hơn chiến lược chiến tranh cục bộ.

Chiến tranh cục bộ: Cuộc “Chiến tranh cục bộ” mà Mỹ tiến hành là cuộc chiến tranh có quy mô lớn nhất, mạnh nhất, kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai với sự tham gia của quân đội Mỹ và nhiều nước chư hầu

Quá trình suy đổ của chiến lược chiến tranh:

Chiến tranh đặc biệt: Vượt qua khó khăn, cách mạng miền Nam tiếp tục có bước phát triển mới, mở đầu là chiến thắng vang dội ở Ấp Bắc (Mỹ Tho). Chiến thắng Ấp Bắc (2-1-1963) đã thể hiện sức mạnh và hiệu quả của đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị và binh vận, chống địch càn quét và nổi dậy giành quyền làm chủ.Từ đầu năm 1963, sau chiến thắng Ấp Bắc, phong trào đấu tranh phá “ấp chiến lược” phát triển mạnh mẽ, với phương châm “bám đất, bám làng”, “một tấc không đi, một ly không rời”. Phong trào đấu tranh quân sự và phong trào phá “ấp chiến lược” phát triển đã thúc đẩy phong trào đấu tranh chính trị ở các đô thị lên cao, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân lao động, trí thức, học sinh, sinh viên và các giáo phái tham gia, đặc biệt là phong trào đấu tranh của đồng bào Phật giáo năm 1963. Với tinh thần chủ động, sáng tạo, sau hơn 4 năm (từ đầu năm 1961 đến giữa năm 1965), lực lượng cách mạng ở miền Nam đã làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ ở miền Nam

Chiến tranh cục bộ: Trong chiến đấu, quân dân miền Bắc đã bắn rơi hơn 3.200 máy bay, bắn cháy 140 tàu chiến của địch. Nhiệm vụ là tiền tuyến được hoàn thành, góp phần cùng quân dân miền Nam đánh bại cuộc “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ. Năm 1965, quân dân ta ở miền Nam tập trung tìm hiểu đối phương, tìm cách đánh Mỹ. Quân và dân miền Nam đã đánh thắng quân chiến đấu Mỹ ở Núi Thành (5-1965), Vạn Tường (8-1965), Plâyme (11-1965)…, Sau chiến thắng Vạn Tường, một cao trào đánh Mỹ, diệt ngụy được bùng nổ mạnh mẽ khắp chiến trường miền Nam. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy vào Mậu Thân 1968 là một đòn tiến công chiến lược đập tan hang ổ kẻ thù. Đây là thất bại chiến lược có tính chất bước ngoặt, khởi đầu quá trình đi đến thất bại hoàn toàn của Mỹ và Việt Nam Cộng hòa. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ phá sản.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP