Chi phí sinh hoạt là điều được sinh viên và dân văn phòng quan tâm hàng đầu khi quyết định học và làm việc xa nhà. Mức sống tại Sài Gòn thường cao hơn các tỉnh thành khác nên nhiều bạn không biết cần bao nhiêu tiền là đủ. Trong bài viết sau đây, ngân hàng số Timo sẽ giải đáp thắc mắc về chi phí sinh hoạt ở Sài Gòn. Xem ngay nhé!
>> Xem thêm: Cách quản lý chi tiêu hợp lý và hiệu quả trong 1 tháng
Các chi phí sinh hoạt ở Sài Gòn hiện nay
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có dân cư đông đúc nhất cả nước vì ở đây có nhiều cơ hội việc làm. Tuy nhiên, đi cùng với điều đó là áp lực không hề nhỏ bởi chi phí sinh hoạt ở Sài Gòn vô cùng đắt đỏ. Khi sinh sống và làm việc tại đây, về cơ bản, bạn cần phải trả các loại chi phí sau:
1/ Chi phí ăn uống
Sài Gòn là nơi hội tụ nền ẩm thực tinh hoa và phong phú. Tuy nhiên, chi phí khi ăn uống bên ngoài so với việc tự nấu ăn tại nhà chắc chắn sẽ chênh lệch khá cao. Giá cả của các món ăn cũng sẽ khác nhau tùy vào vị trí bạn sinh sống, chất lượng sản phẩm, quy mô cửa hàng,…. Thêm vào đó, nếu bạn muốn gọi đồ ăn ngoài thì có khả năng bạn sẽ phải chịu thêm phí giao đồ ăn.
Sẽ có rất nhiều sự lựa chọn tùy vào nhu cầu ăn uống của bạn từ các quán ăn lề đường: phở, bánh mì, xôi, cơm tấm,… cho đến nhà hàng. Vì thế, có thể nói, dù đồ ăn đa dạng nhưng chi phí ăn uống lại là một trong các chi phí đáng lưu tâm nhất khi bạn muốn sinh sống ở Sài Gòn.
2/ Nơi ở tại Sài Gòn
Nếu bạn đã có nhà ở tại Sài Gòn thì bạn sẽ không tốn tiền ở phương diện này. Ngược lại, nếu chưa có thì bạn phải thuê. Có nhiều dạng và nhiều mức giá thuê khác nhau, tùy thuộc vào vị trí và hình thức thuê (căn hộ hay phòng trọ, thuê ở chung hay ở một mình,…). Bạn nên chọn nơi ở có giá thuê phù hợp với khả năng tài chính để việc chi tiêu hàng tháng không trở nên quá khó khăn.
Đối với các quận nằm trong trung tâm như quận 3, quận 10, quận 1, quận 5 thì mức giá thuê sẽ cao hơn các quận khác. Vì vậy, nếu muốn thuê được nhà với giá rẻ và chất lượng, bạn có thể tham khảo ở tại các khu vực xa trung tâm hơn.
3/ Giáo dục tại Sài Gòn
Giáo dục luôn là vấn đề đặc biệt được coi trọng. Vì thế, đây là một trong những danh mục có chi phí đắt đỏ tại Sài Gòn. Đối với những bạn đang học đại học thì trung bình sẽ tốn từ 10 triệu đồng cho mỗi học kỳ. Đối với những bạn có con nhỏ phải chi trên 5 triệu mỗi tháng từ học phí tại trường cho đến lớp học thêm. Ngoài ra, những bạn đang đi làm và chưa có gia đình mà muốn nâng cao kiến thức thì cần tốn một khoản tiền để tham gia các khóa học kỹ năng.
4/ Y tế tại Sài Gòn
Rất khó để có thể đánh giá chi phí y tế tại Sài Gòn một cách chính xác. Nhìn chung, chất lượng chăm sóc y tế và cơ sở hạ tầng của các bệnh viện tại Sài Gòn đều rất tốt. Chi phí khám, chữa bệnh cũng vô cùng đa dạng, từ bệnh viện công lẫn tư tùy vào bạn lựa chọn. Thông thường, một lần thăm khám tại bệnh viện có chi phí trung bình từ 1 triệu đồng trở lên. Chi phí có thể tăng nếu bạn nằm viện hoặc mua thuốc,…
5/ Chi phí sinh hoạt khác tại Sài Gòn
Trừ chi phí ăn uống hằng ngày thì bạn có thể sẽ chi tiêu vào các khoản khác như: giải trí (xem phim, cà phê), công việc (mở rộng các mối quan hệ), mua sắm, di chuyển (đổ xăng, sửa xe, taxi),…. Chi phí này tùy vào mỗi người mà có thể tiêu tốn nhiều hoặc ít. Đối với những bạn sống một mình thì sẽ ít tốn hơn những bạn có gia đình và con cái. Để không bị thâm hụt, bạn cần tìm ra cách quản lý tài chính phù hợp với bản thân.
Các quy tắc quản lý tài chính thường được mọi người sử dụng là quy tắc 6 chiếc lọ, quy tắc 50/20/30, phương pháp Kakeibo. Đồng thời, cách ghi chép chi tiêu cá nhân phù hợp cũng là một trong các cách hiệu quả giúp bạn quản lý nguồn thu-chi của bản thân. Bạn có thể sử dụng ứng dụng quản lý chi tiêu hoặc tính năng Hũ chi tiêu của Timo để quản lý chi phí sinh hoạt ở Sài Gòn hiệu quả và tiện lợi.
Chi phí sinh hoạt của sinh viên ở Sài Gòn là bao nhiêu tiền?
Khi sống xa nhà thì vấn đề được nhiều bạn sinh viên lo lắng là việc chi tiêu hàng tháng. Tùy vào khả năng kinh tế của mỗi gia đình mà mỗi bạn được chu cấp khác nhau. Theo nhiều bạn sinh viên chia sẻ bảng kê chi phí, thường trung bình mỗi tháng họ sẽ cần khoảng 3.500.000 đồng. Cụ thể các chi phí như sau:
Như vậy, nếu sinh viên ở ghép và chi tiêu tiết kiệm thì chỉ tiêu tốn khoảng 3 triệu 500 đồng vào mỗi tháng. Tùy vào từng điều kiện gia đình mà mức sống có thể chênh lệch hơn. Tuy nhiên, nhìn chung, sinh viên cần tiết kiệm để cuộc sống có thể đủ đầy và thoải mái hơn.
>> Xem thêm: Một tháng sinh viên cần tiêu bao nhiêu tiền?
Chi phí sinh hoạt của dân văn phòng ở Sài Gòn là bao nhiêu tiền?
Đối với dân văn phòng, khi đã đi làm có tiền lương ổn định mỗi tháng, không phải dựa dẫm vào gia đình thì mức sống của họ cũng cao hơn sinh viên. Tùy vào thu nhập của mỗi người mà mức chi tiêu sẽ khác nhau. Tuy nhiên, chỉ cần bạn biết cách quản lý tài chính thì chuyện sẽ trở nên đơn giản hơn. Trung bình mỗi tháng, dân văn phòng sẽ kiếm được từ 7 triệu đến 15 triệu. Cụ thể, đối với lương 10 triệu thì hằng tháng bạn cần chi tiêu vào những mục như sau:
Dân văn phòng có tiền lương càng cao thì mức sống mà họ mong muốn cũng cao hơn. Vì vậy, để có thể tiết kiệm và đầu tư tài chính cá nhân thì bạn nên có kế hoạch chi tiêu phù hợp.
>> Xem thêm: Gửi tiết kiệm 1 triệu 1 tháng lãi bao nhiêu?
Chi phí sinh hoạt ở Sài Gòn tuy đắt đỏ nhưng nếu bạn biết cách quản lý tài chính thì việc sinh hoạt và tiết kiệm sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tất cả đều tùy vào nhu cầu và mức độ hưởng thụ của mỗi người mà các bài toán chi tiêu sẽ được tính toán để phù hợp hơn. Hãy sử dụng tính năng Hũ chi tiêu của Timo để giúp các chi tiêu của bạn đúng và phù hợp với đời sống ở Sài Gòn.