Châu Á là châu lục lớn nhất trên trái đất với 30% diện tích đất liền và chiếm 60% dân số thế giới. Vậy châu Á có bao nhiêu khu vực? Châu Á có bao nhiêu đất nước? sẽ được chúng tôi cung cấp thông tin trong bài viết sau đây.
Giới thiệu về châu Á
Châu Á là lục địa lớn nhất thế giới, nằm ở phần phía đông của lục địa Á-Âu. Các nước Châu Á được bao quanh bởi Bắc Băng Dương ở phía Bắc, Thái Bình Dương ở phía Đông và Ấn Độ Dương ở phía Nam.
Nó được tách biệt với châu Phi bởi kênh đào Suez. Biển Địa Trung Hải và Biển Đen tách châu Á với châu Âu, đường biên giới 2 châu lục này chạy dọc theo dãy núi Caucasus, biển Caspian, sông Ural và dãy núi Ural. Ranh giới này chạy xuyên qua lãnh thổ của Nga, Kazakhstan, Azerbaijan, Gruzia và Thổ Nhĩ Kỳ, vì vậy các nước này nằm ở cả hai châu lục.
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, cùng đất đai màu mỡ, khí hậu đa dạng làm cho Châu Á trở thành vùng đất xinh đẹp, trù phú với nhiều khoáng sản và động thực vật đa dạng bậc nhất trên Thế giới.
Châu Á bao phủ 8,7% tổng diện tích Trái Đất, lên đến hơn 44,4 triệu km². Chính vì thế, Châu Á được biết đến là châu lục lớn và đông dân nhất ở trên Thế Giới hiện nay.
Vì lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến Xích Đạo, chính vì thế khí hậu Châu Á được chia thành nhiều đới, bao gồm các đới:
– Đới khí hậu cực và cận cực
– Đới khí hậu ôn đới
– Đới khí hậu cận nhiệt
– Đới khí hậu nhiệt đới
– Đới khí hậu Xích đạo.
Các quốc gia ở châu Á
Châu Á có bao nhiêu đất nước? Hiện nay châu Á có 50 đất nước độc lập và chia thành 6 khu vực là Đông Á, Đông Nam Á, Tây Á, Trung Á, Bắc Á và Nam Á. Cụ thể:
– Đông Á: gồm có 5 quốc gia là: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên và Mông Cổ.
Trong đó, các nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là những đất nước có nền kinh tế phát triển vượt bậc.
Khu vực Đông Á có tổng diện tích khoảng 11,8 triệu km2 với hơn 1,6 tỷ người sinh sống. Nơi đây được đánh giá có nguồn tài nguyên khoáng sản vô cùng đa dạng và phong phú, đặc biệt phải nói tới các loại khoáng sản như: than đá, than chì, sắt, đồng, vàng, dầu thô, magnesit, molypden, stibium, tungsten.
Đông Á là quê hương của nhiều cây trồng quý hiếm nổi tiếng như: nhân sâm, lúa tám đen, đậu nành, cỏ gai, cây trà, lúa gié, củ mài, cây vải, lúa tắc, tung dầu, long nhãn, quýt hồng, cây sơn.
– Tây Á: Tây Á còn được gọi là Tây Nam Á, đây là vùng đất nằm phía Tây của Châu Á. Khu vực Tây Á bao gồm 19 quốc gia: Jordan, Cộng hòa Síp, Gruzia, Arab Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ, Liban, Azerbaijan, Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Iran, Syria, Armenia, Oman, Yemen, Qatar, Pakistan, Israel, Iraq, Kuwait, Bahrain.
Diện tích Tây Á rơi vào khoảng 6 triệu km², với tổng dân số hơn 300 triệu người. Vùng đất ven bờ biển Địa Trung Hải và Biển Đen cùng với vùng núi phía Tây của Tây Á có đặc điểm khí hậu Địa Trung Hải.
Vùng cao nguyên rộng lớn và các mạch núi phía Bắc có khí hậu khô hạn. Ở phía Nam là khu vực sa mạc rộng lớn, và các cao nguyên phía Đông và nội lục địa có khí hậu thảo nguyên và sa mạc nhiệt đới.
Nơi đây được biết đến với trữ lượng và sản lượng dầu thô vô cùng lớn, cho nên nơi đây được ví như rốn dầu của thế giới. Ngoài ra, Tây Á còn nổi tiếng với các loại gia súc như: ngựa Arabi, lạc đà Arabi, dê Angora, thỏ Angora,…
– Đông Nam Á: bao gồm các quốc gia:
Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia, Philippines, Singapore, Myanmar, Indonesia, Brunei, Malaysia, Đông Timor.
Tổng diện tích của Đông Nam Á khoảng 4,5 triệu km², với hơn 650 triệu người sinh sống. Đông Nam Á là vùng đất có núi lửa nhiều nhất trên thế giới. Trong đó, Indonesia là nước có nhiều núi lửa nhất, cho nên quốc gia này còn được gọi là “đất nước núi lửa”.
– Trung Á: nằm ở trung tâm của châu Á, bao gồm 5 quốc gia là: Kazakhstan, Turkmenistan, Tajikistan, Uzbekistan và Kyrgyzstan.
Vùng đất phía đông nam Trung Á là đồi núi, nơi đây thường xuyên bị động đất. Những khu vực còn lại chủ yếu là đồng bằng và sa mạc có khí hậu khô cằn.
Các loại khoáng sản thiên nhiên nơi đây gồm có: dầu thô, khí thiên nhiên, than đá, đồng, chì, kẽm, lưu huỳnh, thủy ngân, mirabilit. Đây là những khoáng sản đóng vai trò quan trọng trong kinh tế khu vực.
– Nam Á: nằm ở phía Nam của Châu Á, khu vực này gồm có 9 quốc gia bao gồm: Nepal, Ấn Độ, Afghanistan, Bhutan, Maldives, Sri Lanka, Pakistan và Bangladesh.
Trong số các quốc gia Nam Á, Bhutan được đánh giá là quốc gia hạnh phúc nhất châu Á, còn Maldives là một quốc đảo xinh đẹp, nổi tiếng khắp thế giới.
– Bắc Á: Bắc Á là vùng đất Siberia thuộc nước Nga. Với phía tây là đồng bằng Tây Siberia, ở giữa là cao nguyên Trung Siberia, còn phía đông là vùng núi Viễn Đông.
Nước Nga thuộc châu lục nào?
Nước Nga thuộc châu lục châu Á và châu Âu. Nước Nga có diện tích lớn nhất thế giới và phần lớn lãnh thổ nằm ở châu Á, tuy nhiên phần tây của Nga vượt qua Dãy Ural nằm ở châu Âu. Biên giới giữa châu Á và châu Âu ở Nga được xác định bởi dãy núi Ural và sông Emba. Do đó, Nga được coi là một quốc gia kép châu Âu – Á.
Đặc biệt, Nga có một phần lãnh thổ ở châu Á cực đông, được gọi là Chukotka. Chukotka nằm ở bán đảo Chukotka, là một phần của miền đông Nga. Nó là một trong những khu vực ít được khai thác và ít dân cư nhất trên thế giới, với khí hậu cực độ và điều kiện khắc nghiệt.
Ngoài ra, Nga còn có một số lãnh thổ và quần đảo nhỏ nằm ở châu Á, như Kamchatka và Quần đảo Kuril. Tuy nhiên, phần lớn dân số và các thành phố lớn của Nga nằm ở phần châu Âu của quốc gia này.
Do vị trí địa lý đặc biệt, Nga có văn hóa và lịch sử phong phú và đa dạng, pha trộn giữa các yếu tố phương Tây và đông Âu – Á. Ngoài ra, Nga cũng có một vị trí chiến lược quan trọng với nhiều tuyến đường hàng không, đường sắt và biển nối liền với châu Âu và châu Á, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và kinh tế phát triển của quốc gia này.
Trên đây là nội dung bài viết châu Á có bao nhiêu đất nước? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.