Muốn bánh nở xốp và làm đẹp cho bánh, bạn không nên bỏ qua một phụ gia tuyệt vời có tên gọi là BỘT NỞ BICACBONATE (NaHCO3) xuất xứ ITALIA. Solvay Sodium Bicarbonate (NaHCO3) hay Natri bicacbonat là tên gọi phổ biến trong hóa học, còn tên thường gọi bình dân là bột nở, bột nổi, thuốc sủi v.v. Nó có công thức hóa học NaHCO3.
Tổng quan Natri bicacbonat
Thường ở dạng bột mịn, trắng, dễ hút ẩm, tan nhanh trong nước, khi có sự hiện diện của ion H+ khí CO2 sẽ phát sinh và thoát ra. Sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp hóa chất, thực phẩm, dược phẩm.
Natri hiđrocacbonat hay natri bicacbonat (tên gọi phổ biến trong hóa học) là tên của muối công thức hóa học NaHCO3. Do được sử dụng rất rộng rãi trong thực phẩm nên nó còn có nhiều tên gọi khác: bread soda, cooking soda, bicarbonate of soda…
Trong ngôn ngữ giao tiếp thông thường, tên của nó được rút ngắn xuống còn natri bicarb, bicarb soda, hoặc chỉ đơn giản là bicarb. Trong ngành thực phẩm còn được biết đến với tên baking soda. Dù soda là tên thông thường của các muối natri cacbonat Na2CO3 cũng như natri bicacbonat NaHCO3[1], nhưng thực tế thường gọi natri bicacbonat là baking soda, còn natri cacbonat là soda.
Chất này thường ở dạng bột mịn, trắng, dễ hút ẩm nhưng tan ít trong nước, khi có sự hiện diện của ion H+ thì khí CO2 sẽ được tạo ra. Được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp hóa chất, thực phẩm, dược phẩm; là một phụ gia thực phẩm thuộc nhóm INS500 (gồm Natri cacbonat (i), Natri hidrocarbonat (ii), Natri sesquicacbonat(iii)) trong đó INS (International Numbering System) là hệ thống đánh chỉ số quốc tế do Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế Codex xác định cho mỗi chất phụ gia).
Chất này theo hệ thống “số E” của châu Âu được gọi là E500(ii).
Sản xuất
NaHCO3 chủ yếu được điều chế bằng công nghệ Solvay, cho phản ứng giữa cacbonat canxi, clorua natri, amoniac, và điôxít cacbon trong nước. Tại thời điểm năm 2001, quy mô sản xuất khoảng 100.000 tấn mỗi năm.
NaHCO3 có thể thu được từ phản ứng của điôxít cacbon với dung dịch hydroxit natri trong nước. Phản ứng ban đầu tạo ra cacbonat natri:
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
Sau đó cho thêm điôxít cacbon để tạo bicacbonat natri, và được cô đặc đủ cao để thu được muối khô:
Na2CO3 + CO2 + H2O → 2NaHCO3
Sản lượng thương mại của loại bánh soda cũng được sản xuất bằng phương pháp tương tự: tro soda, loại được khai thác từ quặng trona, đem hòa tan vào nước và xử lý với điôxít cacbon. Bicacbonat natri được tạo ra ở dạng rắn theo:
Na2CO3 + CO2 + H2O → 2NaHCO3
Tính chất vật lý:
- Natri Hidrocacbonat, tức baking soda, là một chất rắn màu trắng có dạng tinh thể và trông giống như bột, hơi mặn và có tính kiềm tương tự như loại soda dùng trong tẩy rửa do đó nếu muốn bạn cũng có thể dùng baking soda như một chất tẩy rửa.
- Ngoài tự nhiên, Baking soda được tìm thấy trong quặng nahcolite ở những nơi có hoặc từng có suối khoáng, loại khoáng chất này được tạo ra từ hàng ngàn năm trước khi mà các sông hồ bị bay hơi một cách nhanh chóng bởi nhiệt độ cao.
Ứng dụng:
- Natri bicacbonat với tên thường gặp trong đời sống là sô đa hay bột nở có tác dụng tạo xốp, giòn cho thức ăn và ngoài ra còn có tác dụng làm đẹp cho bánh.
- Dùng để tạo bọt và tăng pH trong các loại thuốc sủi bọt (ví dụ thuốc nhức đầu, v.v.)
- Baking soda được sử dụng rộng rãi trong chế biến thực phẩm và nhiều ứng dụng khác, nhưng cần chọn mua loại tinh khiết khi dùng với thực phẩm.
- Vì khi gặp nhiệt độ nóng hay tác dụng với chất có tính acid, baking soda sẽ giải phóng ra khí CO2 (carbon dioxide/khí cacbonic), do đó nó thường được dùng trong nấu ăn, tạo xốp cho nhiều loại bánh như cookies, muffin, biscuits, quẩy…
- Trong y tế, baking soda còn được dùng trung hòa acid chữa đau dạ dày; dùng làm nước xúc miệng hay sử dụng trực tiếp chà lên răng để loại bỏ mảng bám và làm trắng…
- Ngoài sử dụng trực tiếp cho con người, soda còn được dùng lau chùi dụng cụ nhà bếp, tẩy rửa các khu vực cần vệ sinh nhờ tính năng mài mòn, tác dụng với một số chất (đóng cặn), rắc vào các khu vực xung quanh nhà để chống một số loại côn trùng.