5. Cháo nghêu nấu với rau ngót – Cực ngon và bổ dưỡng
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 300g nghêu
- 1 chén cháo trắng
- 50g rau ngót
Cách nấu cháo nghêu ngon cho bé với rau ngót:
- Nghêu rửa sạch, ngâm cho hết cát rồi luộc sơ cho há miệng, tách lấy phần thịt rồi băm nhỏ. Lọc lấy 1 chén nước luộc nghêu trong.
- Rau ngót rửa sạch, thái nhỏ. Cho rau ngót với nước luộc nghêu vào nồi nấu trong 3 phút rồi cho thịt nghêu và cháo vào đảo đều. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn
- Múc cháo ra chén và cho bé dùng khi còn nóng.
Lưu ý: Với những cách chế biến trên, nếu bé đã có thể nhai tốt thì khi cháo sôi, bạn chỉ cần nêm nếm gia vị, múc ra chén cho bé dùng khi còn ấm. Với các bé chưa biết nhai, bạn nên xay bằm nghêu thật nhuyễn hoặc cho cháo vào xay rồi cho vào nồi, nấu thêm 1 chút rồi mới tắt bếp.
Trẻ mấy tháng ăn được nghêu?
Bạn chỉ nên nấu cháo nghêu cho bé sau khi bé được 1 tuổi. Trường hợp cho bé ăn dưới 1 tuổi thì bạn chỉ nên cho bé ăn một lượng nhỏ. Nếu bé không có phản ứng dị ứng thì bạn vẫn có thể tiếp tục cho bé ăn.
Nguyên nhân là do nghêu và các động có vỏ khác có hàm lượng natri khá cao, nếu ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, thịt nghêu thường dai và trơn, có thể khiến bé dễ bị nghẹn. Bên cạnh đó, khi chế biến, bạn cũng cần nấu nghêu chín kỹ vì nghêu sống có nguy cơ ngộ độc rất lớn.
Trẻ nhỏ ăn nghêu có tốt cho sức khỏe không?
Nếu cho trẻ ăn đúng cách, nghêu sẽ mang đến vô vàn những lợi ích về sức khỏe:
- Nghêu là nguồn cung cấp protein, vitamin B12 và các khoáng chất như sắt và selen
- Nghêu rất giàu i ốt, một khoáng chất thiết yếu không chỉ quan trọng với tuyến giáp mà còn đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ miễn dịch và não bộ của bé
- Trong 100g nghêu còn có chứa khoảng 140 mg axit béo omega-3, một dưỡng chất rất hữu ích đối với sức khỏe tim mạch
- Ngoài ra, nghêu còn giúp hỗ trợ các bệnh về tiêu hóa, giúp tăng cảm giác ngon miệng.
Tuy nhiên, bạn không nên nấu cháo nghêu cho bé quá thường xuyên bởi nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tăng natri huyết, có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Bên cạnh đó, hấp thụ natri quá nhiều còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp và béo phì.
Ngoài ra, trong nghêu còn chứa nhiều ký sinh trùng, nếu mẹ chế biến không kỹ khi nấu cháo nghêu cho bé có thể khiến các loại ký sinh trùng này dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, gây ngộ độc.
Lưu ý khi nấu cháo nghêu cho bé
Nghêu và các loài động vật có vỏ nói chung đều là những loại thực phẩm gây dị ứng phổ biến nhất với khoảng 60% số người gặp phải. Nếu gia đình bạn có người bị dị ứng với những thực phẩm này, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu cho bé ăn. Bên cạnh đó, khi cho bé ăn lần đầu, bạn chỉ nên cho bé ăn một lượng nhỏ và quan sát kỹ các triệu chứng. Nếu không có gì bất thường, bạn có thể tăng dần lượng nghêu trong các bữa ăn sau.
Ngoài nghêu tươi, bạn cũng có thể dùng nghêu đóng hộp để chế biến cho bé. Tuy nhiên, khi mua, bạn cần đọc kỹ thành phần và tránh mua những sản phẩm có thêm muối. Bởi bản thân thịt nghêu đã có hàm lượng natri cao, nếu còn được thêm muối trong quá trình bảo quản thì sẽ dễ gây nguy hiểm cho bé.
Nghêu cũng là thực phẩm dễ gây nghẹn. Do đó, khi chế biến cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bạn cần băm hoặc xay nhuyễn trước khi cho bé ăn. Do nghêu có tính hàn nên chỉ cho bé ăn vào mùa hè, hạn chế cho bé ăn vào mùa đông vì dễ bị lạnh bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, nếu bé bị cảm lạnh, bạn cũng không nên nấu cháo nghêu cho bé.
Khi sơ chế nghêu tươi, mẹ hãy chà rửa kỹ lớp vỏ bên ngoài để loại bỏ hết bụi bẩn, cát, ngâm nghêu thật kỹ để nhả bơt cặn bẩn. Trong quá trình nấu, nghêu sẽ mở miệng, nếu vỏ nghêu không mở, bạn hãy bỏ đi vì có thể nghêu đã bị nhiễm khuẩn.