Như vậy là bạn đã biết cách nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm. Nhiều mẹ rất quan tâm việc thêm cá thu vào thực đơn ăn dặm cho trẻ. Nguyên do là loại cá này không chỉ là thực phẩm ăn dặm mới lạ, ngon miệng cho các bé mà cũng mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như:
- Bảo vệ tim mạch: Tuy bạn có thể bổ sung protein cho bé từ nhiều thực phẩm khác nhưng một số nguồn protein có thể có quá nhiều calo cho trẻ nên sẽ ảnh hưởng không tốt đến tim. Nguồn protein từ cá thu lại rất giàu omega-3 và ít chất béo bão hòa. Lượng protein này sẽ giúp bảo vệ tim mạch và hạn chế mảng bám ở động mạch.
- Tăng cường tuần hoàn máu: Cá thu chứa omega-3 giúp máu lưu thông đều đặn cũng như tăng cường trao đổi chất. Điều này là rất quan trọng trong việc giúp bé phát triển khỏe mạnh. Do đó, mẹ nên học ngay cách nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm.
- Hỗ trợ tế bào hồng cầu: Lượng vitamin nhóm B dồi dào trong cá thu có thể kích thích quá trình tạo hồng cầu ở trẻ, từ đó giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
- Giúp xương và răng chắc khỏe: Cá thu chứa nhiều các khoáng chất giúp xương và răng chắc khỏe như canxi, kali, selen và magie.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Việc tiêu thụ cá thu có thể giúp bé tăng kháng thể và chống lại các vi khuẩn gây bệnh và nhanh lành các vết thương hơn.
- Tăng cường hoạt động tế bào: Trong cá thu có chứa omega-3 và folate giúp bảo vệ tế bào da khỏi các bệnh như chàm eczema và vảy nến. Bên cạnh đó, omega-3 cũng góp phần hình thành và phát triển tế bào thần kinh cho bé.
- Tăng cường chất xám: Việc bổ sung cá thường xuyên vào chế độ ăn của bé sẽ giúp phát triển chất xám ở trung tâm não cũng như điều tiết trí nhớ và cảm xúc. Omega-3 trong cá cũng có thể giúp bé bớt căng thẳng.
- Giảm nguy cơ tiểu đường type 1 ở bé: Tiểu đường type 1 là tình trạng hệ miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh trong tuyến tụy khiến tuyến tụy không sản xuất insulin. Omega-3 trong cá thu có thể thay đổi hệ thống miễn dịch và kháng viêm, giúp giảm nguy mắc bệnh này.
Cách chọn mua cá thu tươi ngon nấu cháo cho bé
Để đưa một nguyên liệu bổ dưỡng như cá thu vào bữa ăn dặm cho bé, ba mẹ cần biết cách chọn cá tươi ngon:
- Nên chọn mua những miếng cá có thịt trong.
- Nên chọn mua cá có lớp da bóng.
- Không mua cá thu bị nát, ôi, thiu, ươn…
Cách sơ chế cá thu không bị tanh
Cách nấu cháo cá thu không tanh ra sao? Cá thu là loại cá biển có mùi tanh đặc trưng nên bé có thể sẽ không ăn nếu bạn không sơ chế cá kỹ để loại bỏ mùi tanh. Cách nấu cháo cá cho bé không bị tanh rất đơn giản, bạn chỉ cần:
- Bước 1: Cạo sạch vảy, bỏ ruột, làm sạch cá.
- Bước 2: Ngâm và rửa cá với nước vo gạo, rượu, gừng, giấm hay nước muối trong 15 phút.
- Bước 3: Rửa cá lại bằng nước lạnh để khử hoàn toàn mùi tanh.
- Bước 4: Loại bỏ da và xương cá.
Lưu ý khi nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm
Khi áp dụng những cách nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm trên, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Chỉ cho bé ăn lượng vừa phải: Cá thu tuy bổ dưỡng nhưng lại có hàm lượng thủy ngân cao hơn các loại cá khác nên có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh của trẻ. Vậy nên, khi học cách nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm, bạn chỉ cho bé ăn cá thu với một lượng vừa phải. Bạn có thể tham khảo lượng cá bé nên ăn theo độ tuổi như sau:
- Trẻ từ 18 tháng đến 3 tuổi: 1/4 – 3/4 lát cá fillet nhỏ mỗi lần.
- Trẻ từ 4 – 6 tuổi: 1/2 – 1 lát cá fillet nhỏ mỗi lần.
- Trẻ từ 7 – 11 tuổi: 1 – 1,5 lát cá fillet nhỏ mỗi lần.
- Trẻ từ 12 tuổi trở lên: 140g cá mỗi lần.
- Theo dõi xem trẻ có phản ứng không: Trẻ có thể bị dị ứng với cá biển với các triệu chứng như ngứa ngáy, phát ban, nôn, đau bụng, đau đầu, khó thở và tụt huyết áp… Vậy nên, bạn cần theo dõi xem trẻ có phản ứng dị ứng không khi bé mới tập làm quen với cá thu nhé.
- Nên tập cho bé ăn các loại cá nước ngọt trước khi ăn cá biển.
Các cách nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm không hề khó và đem lại cho bé một bữa ăn vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng. Nếu bé cưng nhà bạn có chế độ ăn uống đầy đủ và đa dạng, bé sẽ có thể phát triển thật khỏe mạnh và toàn diện đấy.