[1] CHÁNH ĐỊNH LÀ NHẤT TÂM ĐƯỢC TƯ TRỢ CỦA 7 CHI PHẦN BÁT THÁNH ĐẠO
… Này các Tỷ-kheo, thế nào là Thánh chánh định với các cận duyên và các tư trợ?
Chính là ① chánh kiến, ② chánh tư duy, ③ chánh ngữ, ④ chánh nghiệp, ⑤ chánh mạng, ⑥ chánh tinh tấn, ⑦ chánh niệm.
Này các Tỷ-kheo, phàm có nhất tâm nào (ekaggata) được tư trợ với bảy chi phần này, này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là Thánh chánh định cùng với các cận duyên và các tư trợ.
[2] CHÁNH ĐỊNH LÀ NHẤT TÂM VỚI ĐIỀU KIỆN TỐI CẦN, ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT LÀ 7 CHI PHẦN CỦA BÁT THÁNH ĐẠO
… Rồi Thế Tôn nói như sau:
– Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông về chánh định với sở y (saupanisam), với tư lường (saparikkhàram). Hãy lắng nghe.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh định với sở y, với tư lường? Tức là ① chánh tri kiến, ② chánh tư duy, ③ chánh ngữ, ④ chánh nghiệp, ⑤ chánh mạng, ⑥ chánh tinh tấn, ⑦ chánh niệm.
Nhất tâm, này các Tỷ-kheo, có bảy chi phần này làm tư lường [điều kiện tiên quyết]. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Thánh chánh định với sở y [điều kiện tối cần], với tư lường [điều kiện tiên quyết].[Unification of mind with these seven factors as prerequisites is called noble right immersion ‘with its vital conditions’ and ‘with its prerequisites’.”]
[3] CHÁNH ĐỊNH DO CHÁNH NIỆM ĐƯỢC KHỞI LÊN
… Ở đây, này các Tỷ-kheo chánh kiến đi hàng đầu.
Và thế nào, này các Tỷ-kheo, là chánh kiến đi hàng đầu?
Như vậy, này các Tỷ-kheo, đạo lộ của vị hữu học gồm có tám chi phần, và đạo lộ của vị A-la-hán gồm có mười chi phần.
[4] CHÁNH ĐỊNH LÀ TỨ THIỀN TRONG BÁT THÁNH ĐẠO
… Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh định (Sammāsamādhi) ?
Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh định (Sammāsamādhi).
[5] CHÁNH ĐỊNH LÀ ĐỊNH LIÊN HỆ ĐẾN VIỄN LY, LIÊN HỆ ĐẾN LY THAM, LIÊN HỆ ĐẾN ĐOẠN DIỆT, HƯỚNG ĐẾN TỪ BỎ.
… Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo có kiến được đặt hướng chân chánh, con đường tu tập được đặt hướng chân chánh, đâm thủng vô minh, làm minh sanh khởi, chứng đạt Niết-bàn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập chánh tri kiến liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ;
… tu tập Chánh tư duy… Chánh ngữ … Chánh nghiệp … Chánh mạng … Chánh tinh tấn … Chánh niệm …
… tu tập CHÁNH ĐỊNH LIÊN HỆ ĐẾN VIỄN LY, LIÊN HỆ ĐẾN LY THAM, LIÊN HỆ ĐẾN ĐOẠN DIỆT, HƯỚNG ĐẾN TỪ BỎ.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy do kiến được đặt hướng chân chánh, do con đường tu tập được đặt hướng chân chánh, nên đâm thủng vô minh, minh được sanh khởi, chứng được Niết-bàn.
tu tập chánh tri kiến liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ
[6] CHÁNH ĐỊNH LÀ ĐỊNH NHIẾP PHỤC THAM SÂN SI
Chánh tri kiến, này Ānanda, được tu tập, được làm cho viên mãn, cuối cùng đưa đến nhiếp phục tham, nhiếp phục sân, nhiếp phục si.
Chánh tư duy, này Ānanda, cuối cùng đưa đến nhiếp phục tham, nhiếp phục sân, nhiếp phục si. Chánh ngữ … Chánh nghiệp … Chánh mạng … Chánh tinh tấn … Chánh niệm …
CHÁNH ĐỊNH, NÀY ĀNANDA, ĐƯỢC TU TẬP, ĐƯỢC LÀM CHO VIÊN MÃN, CUỐI CÙNG ĐƯA ĐẾN NHIẾP PHỤC THAM, NHIẾP PHỤC SÂN, NHIẾP PHỤC SI.
Này Ānanda, chính với pháp môn này, các Ông cần phải hiểu như thế này: “Cỗ xe thù thắng, cỗ xe pháp, vô thượng là sự chinh phục trong chiến trận, là đồng nghĩa với Thánh đạo Tám ngành này”.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Bậc Thiện Thệ nói như vậy xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:
[7] CHÁNH ĐỊNH LÀ ĐỊNH NHƯ THẬT RÕ BIẾT TỨ THÁNH ĐẾ
… Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập định (samādhi). Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có định, như thật rõ biết (pajànati). Và như thật rõ biết gì?
Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập định. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có định, như thật rõ biết. Do vậy, này các Tỷ-kheo,