Nếu như bạn là một người đam mê phim cổ trang, phim kiếm hiệp Trung Hoa, chắc hẳn bạn sẽ không xa lạ gì với thành ngữ : “Chân nhân bất lộ tướng“. Nhưng bạn đã hiểu thực sự của thành ngữ này chưa? Hãy cùng ChineseRd giải nghĩa thành ngữ Chân nhân bất lộ tướng nhé!
Giải nghĩa
Câu đầy đủ của thành ngữ là “Chân nhân bất lộ tướng, lộ tướng bất chân nhân”
Chân nhân bất lộ tướng có tên tiếng Trung là 真人不露相 /zhēn rén bú lòu xiàng/
Để hiểu rõ hơn về thành ngữ này chúng ta hãy cùng đi phân tích nó nhé :
- 真人 / zhēn ( chân nhân ) : Là từ ngữ chỉ những người tu hành đã đắc đạo. Từ này cũng chỉ những người sinh ra đã có tướng làm vua hay những người có tài, người giỏi giang.
- 不 / bú ( bất ) : Bất ở đây có nghĩa là không.
- 露 / lòu ( lộ ) : Lộ ở đây có nghĩa là để lộ, phô ra bên ngoài, để cho người ta thấy.
- 相 / xiàng ( tướng ) : Tướng ở đây là hình dạng bên ngoài hay còn gọi là bề ngoài.
Câu thành ngữ này có ý nghĩa chỉ những người giỏi giang, thông minh, đắc đạo sẽ không để lộ sự tài năng, sự giỏi giang của mình ra bên ngoài. Để người ta thấy mà thường sẽ che dấu, ẩn mình. Hoặc cũng có thể hiểu rộng hơn là những người có tài năng, có thân phận và địa vị thường sẽ ẩn mình. Che giấu thường không tùy tiện khoe tài năng của mình cho người khác. Còn ngược lại đối với những kẻ hay khoe khoang ta đây tài giỏi sẽ không hẳn là người tài thật sự.
Ngoài ra thành ngữ này còn có ý khuyên chúng ta đừng nên nhìn vào vẻ bên ngoài. Những gì người ta thể hiện mà đánh giá về con người họ. Những người thường khoe khoang sự tài giỏi của mình trước mặt người khác. Thường là những người rất khó có thể thành công. Những người cái tài năng thực sự sẽ rất khiêm tốn không tùy tiện sử dụng tài năng của mình cho người khác thấy.
Những giai thoại gắn liền với Chân nhân bất lộ tướng
Tương truyền vào thời Xuân Thu Chiến Quốc. Có một vị công tử nhà giàu tên là Ôn Như Xuân. Ngay từ khi còn bé, Như Xuân đã rất thích chơi đàn. Khi lớn lên ông cũng đã có thể sáng tác và tài đánh đàn cũng không hề tồi. Chính vì vậy anh ta thường xuyên khoe khoang tài năng của mình trước mặt người khác.
Một hôm, Ôn Như Xuân có cuộc dạo chơi một mình đến vùng đất Sơn Tây. Khi anh ta đến thăm một ngôi chùa thì thấy một vị đạo sĩ đang ngồi thiền. Bên cạnh đạo sĩ có một chiếc túi. Miệng túi bị mở để hở ra một góc của cây đàn cổ. Vốn có bản tính khoe khoang, lại cho mình là người tài giỏi. Ôn Như Xuân bèn tiến đến vị đạo sĩ và ngỏ ý muốn chơi đàn bằng cây đàn cổ kia cho đạo sĩ nghe.
Ôn Như Xuân bèn đánh tùy hứng một bài vị đạo sĩ chỉ cười nhẹ. Đến bài thứ hai Như Xuân vẫn thấy vị đạo sĩ không có phản ứng gì thì rất tức giận và thách thức vị đạo sĩ kia chơi đàn.
Vị đạo sĩ kia chẳng nói chẳng rằng với thái độ ôn nhu ông cầm cây đàn và bắt đầu chơi. Âm thanh vang lên như nước chảy réo rắt, như gió chiều hiu hiu. Ôn xuân ngồi nghe rất say đắm ngất ngây đến cả cây cổ thụ bên cạnh cũng có rất nhiều những chú chim từ đâu bay đến để thưởng thức nhạc.
Khúc nhạc hết một lúc lâu. Như Xuân mới bừng tỉnh lại. Biết rằng đã gặp được cao nhân. anh liền quỳ rạp xuống xin được bái sư.
Mong rằng qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của thành ngữ Chân nhân bất lộ tướng. Chúc bạn thành công!
Tìm hiểu: Tục ngữ “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”
Học tiếng Trung cùng ChineseRd
Để tìm hiểu kỹ hơn về du học Trung Quốc cũng như học tiếng Trung, rất vui được chào đón các bạn gia nhập đại gia đình ChineseRd.
ChineseRd Việt Nam cam kết cung cấp một nền tảng học tiếng Trung Quốc trực tuyến mới, chất lượng, dễ dàng sử dụng cho người Việt học tiếng Trung Quốc và toàn cầu.
Phương thức liên hệ với ChineseRd
Địa chỉ: Tầng 3 tòa nhà Sao Mai, 19 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội.
Số điện thoại: 02456789520 (Hà Nội – Việt Nam)
hoặc 0906340177 (Hà Nội – Việt Nam)
hoặc 86 755-82559237 (Thâm Quyến – Trung Quốc)
Email: [email protected] Email: [email protected]
Facebook: https://www.facebook.com/TiengTrungGiaoTiepTrucTuyen